Đề thi cuối kì 1 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 6 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn lịch sử 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Ba con sông lớn có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- Sông Ấn, sông Hằng và sông Nin.
- Sông Nin, sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
- Hoàng Hà, Trường Giang và sông Ấn.
- sông Hằng, Hoàng Hà và Trường Giang.
Câu 2. Chế độ đẳng cấp Vác-na là:
- Chế độ xã hội mà mỗi tộc người, màu da, đẳng cấp có nghĩa vụ và bổn phận khác nhau.
- Chế độ xã hội bình đẳng giữa người da trắng với người da màu.
- Chế độ xã hội tăng lữ, quý tộc trở thành đẳng cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
- Chế độ xã hội bất bình đẳng, thể hiện sự phân biệt, áp bức của người da trắng đối với người da màu rất khắc nghiệt, đáng lên án.
Câu 3. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành với hai giai cấp cơ bản:
- Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
- Quý tộc, quan lại và nông dân.
- Địa chủ, nông dân giàu có và nông dân bị mất ruộng đấy.
- Quý tộc, quan lại và tá điền.
Câu 4. Điều kiện tự nhiên có tác động lớn nhất đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại :
- Có nhiều vịnh, hải cảng.
- Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
- Hệ động, thực vật.
- Khí hậu khô nóng.
Câu 5. Công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc :
- Thành Ba-bi-lon.
- Đền Pác-tê-nông.
- Đấu trường Cô-li-dê.
- Vạn lí trường thành.
Câu 6. Những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm. Trong mỗi thành bang có bộ máy quyền lực riêng, luật pháp riêng và tài chính riêng là đặc điểm của nhà nước:
- Nhà nước quân chủ chuyên chế.
- Nhà nước đế chế.
- Nhà nước thành bang.
- Nhà nước quân chủ lập hiến.
Câu 7. Hãy lựa chọn cụm từ chọn từ/cụm từ cho sẵn: người A-ri-a, bờ sông Ấn, người Đra-vi-đa, miền Bắc Ấn để điền vào ô trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử.
(1)......được biết đến là chủ nhân của nền văn minh ven (2)...... - nền văn minh cổ xưa nhất ở Ân Độ. Ngày nay, họ là những tộc người thiểu sổ cư trú ở miền Nam bán đảo Ấn Độ. Sự xâm nhập của (3)...... vào (4)...... mở ra thời kì chuyển biến sang xã hội có giai cấp và nhà nước.
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
- Trình bày một vài hiểu biết của em về Tần Thủy Hoàng.
- Nêu một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng.
Câu 2 (3 điểm): Hãy kể tên những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay. Trong những thành tựu đó, em ấn tượng nhất với thành tựu nào, vì sao?
BÀI LÀM:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: LỊCH SỬ 6
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | D | A | A | D | C |
Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
- Người Đra-vi-đa.
- bờ sông Ấn.
- người A-ri-a.
- miền Bắc Ấn.
- B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 Câu 1 | a. Một vài nét chính về Tần Thủy Hoàng: - Tần Thủy Hoàng sinh ngày 18 tháng 2 năm 259 TCN, mất ngày 11 tháng 7 năm 210 TCN. - Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
b. - Một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Quốc dưới thời nhà Tần: + Chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. + Áp dụng chế độ đi lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước. - Nhận xét về chính sách cai trị của Tần Thủy Hoàng: + Tích cực: thực hiện nhiều biện pháp để thiết lập bộ máy nhà nước, củng cố đất nước như: thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết, phap luật. + Hạn chế: dùng hình phạt hà khắc để cai trị nhân dân. | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0, 5 điểm | |
Câu 2 | Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến tận ngày nay: Đấu trường Cô-li-dê; tượng lực sĩ ném đĩa; số La Mã; chữ La-tin,… | 1.0 điểm |
- HS nêu được tên một thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay mà em ấn tượng nhất. - Nêu lí do: + Một số đặc điểm nổi bật của thành thành tựu. + Những đóng góp, giá trị, ứng dụng thành tựu để lại đến ngày nay. + Suy nghĩ, cảm nhận, mong muốn được đến tham quan thành tựu,…của em. | 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | 3 con sông tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại. | ||||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | |||||||||
Chủ đề 2: Ấn Độ cổ đại Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 10% | Chế độ đẳng cấp Vác-na | Chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 5% | ||||||||
Chủ đề 3: Trung Quốc từ thời cổ đại đế thế kỉ VII Số câu: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Thành tựu về kiến trúc của nền văn minh TQ cổ đại | Các giai cấp mới hình thành trong XHPK Trung Quốc | Một vài nét tiểu sử Tần Thủy Hoàng. Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội TQ dưới thời Tần. Nhận xét chính sách cai trị. | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | |||||||
Chủ đề 4: Hy Lạp và La Mã cổ đại Số câu: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã | Nhà nước thành bang | Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp, La Mã còn tồn tại đến ngày nay. Thành tựu văn hóa còn tồn tại đến ngày nay mà em ấn tượng nhất, lí giải. | ||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | |||||||
Tổng số câu: 9 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 4 2,0đ 20% | 4 5,0đ 50% | 0 0,0đ 0% | 1 3,0đ 30% | 9 10đ 100% |