Đề thi cuối kì 2 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 6 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 2 môn lịch sử 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Năm 713, Mai Thúc Loan cho xây thành:
- Tống Bình.
- Đại La.
- Long Biên.
- Vạn An.
Câu 2. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm:
- Chữ Hán.
- Chữ La-tin.
- Chữ Phạn.
- Chữ Chăm cổ.
Câu 3. Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng, mục tiêu giành độc lập:
- Đã được thực hiện trọn vẹn.
- Chưa thực hiện trọn vẹn.
- Chưa bao giờ được thực hiện.
- Không phải là mục tiêu chính.
Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:
- Du lịch biển.
- Thủ công nghiệp.
- Chế tác kim hoàn.
- Nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 5. Theo em, hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?
- Biển xâm thực đất liền.
- Sa mạc hóa.
- Sạt lở, xói mòn.
- Động đất, sóng thần.
Câu 6. Nước Vạn Xuân sụp đổ là do sự xâm lược của:
- Nhà Đường.
- Nhà Lương.
- Nhà Tùy.
- Nhà Triệu.
Câu 7. Hãy nối ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Cột A | Cột B |
1. Năm 907 | a. Quân Nam Hán đánh sang nước ta, lập lại quyền cai trị. |
2. Năm 931 | b. Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng Tiết độ sứ. |
3. Giữa năm 905 | c. Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán. |
4. Năm 930 | d. Khúc Hạo lên thay cha nắm quyền Tiết độ sứ và tiến hành cải cách. |
- PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.5 điểm). Em hãy cho biết:
- Ngô Quyền đã chuẩn bị cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào?
- Theo em, nét độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện ở những điểm nào, sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc?
Câu 2 (2.5 điểm). Hãy cho biết một số thành tựu văn hoá nổi bật của cư dân Phù Nam.
Câu 3 (1.0 điểm). Trình bày một vài hiểu biết của em về chùa Trấn Quốc - chùa Khai quốc thời Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân.
BÀI LÀM:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................