Đề thi cuối kì 1 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 6 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn lịch sử 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

     Câu 1. Câu nào sau đây không đúng khi nói về nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

  1. Khoảng 3 200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.
  2. Ở Lưỡng Hà, người đứng đầu được gọi là Pha-ra-ông.
  3. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế
  4. Năm 539 Lưỡng Hà bị Ba Tư xâm lược.

     Câu 2. Tên gọi Ấn Độ có nghĩa là:

  1. Xứ các con sông.
  2. Xứ các ngọn núi.
  3. Quê hương của những tôn giáo lớn.
  4. Tên một tộc người.

     Câu 3. Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần áp dụng chính sách trên lĩnh vực:

  1. Áp dụng chế độ đo lường.
  2. Tiền tệ.
  3. Chữ viết và pháp luật.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

     Câu 4. Nhiều vũng vịnh, kín gió là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp, La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế:

  1. Nông nghiệp trồng lúa.
  2. Thương nghiệp đường biển.
  3. Nông nghiệp trồng cây lâu năm.
  4. Thủ công nghiệp.

     Câu 5. Thành tựu văn hóa thuộc về người Ai Cập cổ đại:

  1. Biết dùng chữ hình nêm.
  2. Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu nhất là các kim tự tháp, tượng Nhân sư.
  3. Làm các phép tính theo hệ đếm 60.
  4. Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu nhất là vườn treo Ba-bi-lon.

     Câu 6. Một trong những triều đại thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn tới các dân tộc láng giềng:

  1. Nhà Tấn.
  2. Nam – Bắc Triều.
  3. Nhà Tùy.
  4. Nhà Hán.

     Câu 7. Hãy lựa chọn những cụm từ thích hợp để điền vào ô trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử.

      Từ một (1)...... nhỏ bé ở miền Trung bán đảo I-ta-li-a, Nhà nước La Mã đã dần mở rộng lãnh thổ, trở thành (2)....... rộng lớn vào thế kỉ I TCN. Năm 27 TCN, (3)...... được tôn lên thành Đấng tối cao, có quyền lực như hoàng đế, mở đầu thời kì (4).......

  1. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

      Câu 1 (2 điểm): Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt đã từng viết “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin. Sông Nin biến Ai Cập từ một đồng cát bụi trờ thành một vườn hoa”. Em hãy nêu những “tặng phẩm” mà sông Nin đem lại cho Ai Cập và giải thích tại sao sông Nin biến “Ai Cập từ một đồng cát bụi trờ thành một vườn hoa”.

      Câu 2 (1.5 điểm): Trình bày điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại.

      Câu 3 (2.5 điểm): Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại. Trong các thành tựu văn minh đó, em ấn tượng nhất với thành tựu nào, vì sao?

BÀI LÀM:

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................             

TRƯỜNG THCS ........

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

  MÔN: LỊCH SỬ 6

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

         Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

C

D

B

D

        

         Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.

  1. thành bang.
  2. đế quốc.
  3. Ốc-ta-vi-út.
  4. đế chế.
  5. B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem lại cho Ai Cập cổ đại:

+ Phù sa từ con sống màu mỡ tạo nên một kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa. Nền văn minh Ai Cập hình thành sớm, cả khi chưa có đồ sắt.

+ Cư dân hợp tác làm thuỷ lợi, chinh phục các dòng sông,... sớm liên kết thành các công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời sớm.

+ Thương mại phát triển, sông Nin trở thành tuyến đường giao thông chính.

+ Do nhu cầu chinh phục dòng sông, phát triển kinh tế,... nên người Ai Cập có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (phát minh ra cái cày, bánh xe, phát triển thiên văn học, chinh phục các dòng sông,...).

- Sông Nin biến Ai Cập từ một đồng cát bụi trở thành một vườn hoa:

+ Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước mênh mông.

+ Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa pha cát bị gió mạnh thổi mù trời... đất màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác, cư dân thu hoạch được một mùa bội thu.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 2

Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

- Vị trí địa lí: là bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía bắc được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a - một vòng cung khổng lồ.

- Địa hình:

+ Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bổi tụ.

+ Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô cằn.

+ Vùng cực Nam và dọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp.

- Khí hậu: Lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, ít mưa. ơ lưu vực sông Hằng có gió mùa nên lượng mưa nhiều.

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 3

- Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:

+ Chữ viết: Người Trung Quốc đã khắc chữ trên mai rùa, xương thú, gọi là giáp cốt văn.

+ Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí.

+ Sử học: Người Trung Quốc xưa rất có ý thức về việc chép sử. Những bộ sử tiêu biểu như Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố,...

+ Lịch pháp: Người Trung Quốc cũng đã phát minh ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch mà cho đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách tính thời gian của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.

+ Khoa học - kỹ thuật: Thế kỉ II TCN, họ đã phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới (gọi là địa động nghi). Đặc biệt, nguời Trung Quốc cổ đại đã đặt nền tảng cho bốn phát minh quan trọng về mặt kỹ thuật, đó là giấy, thuốc nổ, la bàn và kĩ thuật in sau này.

+ Y học: Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà (một trong tứ đại danh y  của Trung Quốc) được coi là sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa, Hoa Đà cũng nguời đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.

+ Kiến trúc: Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn,...

- HS nêu thành tựu em ấn tượng nhất, nêu được một số lí do: điểm nổi bật, đặc trưng của thành tựu; giá trị của thành tựu,…

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

            CẤP  ĐỘ

Tên chủ đề

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

    

      VẬN DỤNG CAO

CỘNG

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1:

Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

Tỉ lệ: 30%

Nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại; Thành tựu văn hóa của người Ai Cập

Chứng minh câu nói của sử gia Hy Lạp.

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Chủ đề 2:

Ấn Độ cổ đại

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Tên gọi Ấn Độ cổ đại

Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Chủ đề 3:

Trung Quốc từ thời cổ đại đế thế kỉ VII

Số câu: 3

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy

Nhà Tần củng cố sự thống nhất đất nước

Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Quốc

Thành tựu văn minh em ấn tượng nhất

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

Chủ đề 4: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp, La Mã

Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Tổng số câu: 10

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

4

2,0đ

20%

4.5

5,25đ

52,5%

0.5

0,75

7,5%

1

2,0đ

20%

10

10đ

100%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay