Đề thi giữa kì 2 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 6 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn lịch sử 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa:
- Trung Quốc với Địa Trung Hải.
- Nhật Bản với Ấn Độ.
- Trung Quốc với Tây Á.
- Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
Câu 2. Vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa là:
- Sri Vi-giay-a.
- Ka-li-ga.
- Ma-ta-ram.
- Chân Lạp.
Câu 3. Chữ viết của người Chăm cổ có nguồn gốc từ loại văn tự nào?
- Chữ tượng hình.
- Chữ Phạn.
- Chữ hình nêm.
- Chữ tượng ý.
Câu 4. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?
- Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
- Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 5. Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:
- Viên thứ sử người Hán.
- Viên Thái thú người Hán.
- Hào trưởng người Việt.
- Tiết độ sứ người Việt.
Câu 6. Một số vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hành chủ lực trên những tuyến đường buôn bán đường biển kết nối Á - Âu gọi là:
- Con đường Tơ lụa.
- Con đường Lúa gạo.
- Con đường Gia vị.
- Con đường Rượu nho.
Câu 7. Nối cột A và cột B để được nội dung phù hợp:
Cột A | Cột B |
1. Bộ máy cai trị | a. Chính quyền phương Bắc đưa người Hán sang ở cùng dân Việt. |
2. Kinh tế | b. Chính quyền phương Bắc tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt. |
3. Xã hội | c. Các quan cai trị phương Bắc áp đặt chính sách tô thuế nặng nề. |
4. Văn hóa | d. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền từ cấp huyện trở lên do người Hán nắm giữ. |
- PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
- Trình bày tổ chức bộ máy và nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang.
- Nêu ý nghĩa sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
Câu 2 (3.0 điểm). Trình bày những tác động của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
Câu 3 (1.0 điểm). Mốc thời gian đánh dấu lịch sử dựng nước của người Việt như “cách đây 4.000 năm” hoặc “nước ta có lịch sử 4.000 năm dựng nước” có hợp lí không? Vì sao?
BÀI LÀM:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................