Đề thi cuối kì 1 lịch sử 6 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 6 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn lịch sử 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Lịch sử 6
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ……………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có điểm chung về thành tựu văn hóa:
- Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
- Dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm.
- Giỏi về kĩ thuật ướp xác.
- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, đều là kì quan của thế giới cổ đại.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:
- Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
- Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở.
- Lưu vực sông Ấn do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
- Dọc theo hai bờ ven biển của vùng cực Nam là những đồng bằng nhỉ hẹp, là nơi sinh sống tương đối thuận lợi, dân cư đông đúc.
Câu 3. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế vào:
- Năm 221 TCN.
- Năm 222 TCN.
- Năm 223 TCN.
- Năm 224 TCN.
Câu 4. Đấng tối cao, có quyền lực nhất và mở đầu thời kì đế chế ở La Mã cổ đại là:
- Mê-nét.
- Hoàng đế.
- Pha-ra-ông.
- Ốc-ta-vi-út.
Câu 5. Đặc điểm của thành bang ở Hy Lạp:
- Lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.
- Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát.
- Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là bến cảng.
- A và C đều đúng.
Câu 6. Những con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc:
- Sông Nin và sông Hằng.
- Sông Ấn và sông Hằng.
- Hoàng Hà và Trường Giang.
- Sông Ti-grơ và sông Ơ- phrát.
Câu 7. Hãy lựa chọn cụm từ chọn từ/cụm từ cho sẵn: người A-ri-a, chế độ đẳng cấp Vác-na, người Đra-vi-đa, đẳng cấp thứ thư để điền vào ô trống (…) cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Giữa thiên niên kỉ II TCN, (1)......từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi (2)...... và biến họ thành (3)...... (Su-đra) trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này được gọi là (4).......
- PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nhà sử gia Hy Lạp cổ đại đã từng viết “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Em hãy nêu những “tặng phẩm” mà sông Nin đem lại cho Ai Cập.
Câu 2 (2 điểm):
- Em hãy cho biết nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã có điểm gì khác nhau?
- Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy?
Câu 3 (3 điểm): Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về công trình kiến trúc nổi tiếng Vạn Lí Trường thành của Trung Quốc. Theo em, các triều đại xây dựng Vạn Lí Trường Thành để làm gì ?
BÀI LÀM:
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KÌ I
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: LỊCH SỬ 6
- A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | C | A | D | D | C |
Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
- người A-ri-a.
- người Đra-vi-đa.
- đẳng cấp thứ tư.
- chế độ đẳng cấp Vác-na.
- B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem lại cho Ai Cập: - Phù sa từ con sống màu mỡ tạo nên một kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, sớm tạo ra của cải dư thừa. Nền văn minh Ai Cập hình thành sớm, cả khi chưa có đồ sắt. - Cư dân hợp tác làm thuỷ lợi, chinh phục các dòng sông,... sớm liên kết thành các công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời sớm. - Thương mại phát triển, sông Nin trở thành tuyến đường giao thông chính. - Do nhu cầu chinh phục dòng sông, phát triển kinh tế,... nên người Ai Cập có nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (phát minh ra cái cày, bánh xe, phát triển thiên văn học, chinh phục các dòng sông,...). | 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
Câu 2 | a. Điểm khác nhau của nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã: - Cơ quan quyền lực cao nhất: + Hy Lạp: Đại hồi đồng nhân dân. + La Mã: Hoàng đế - Đấng tối cao. - Mức độ dân chủ: + Hy Lạp: tiêu biểu cho chế độ dân chủ. + La Mã: có xu hướng độc quyền. | 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm |
b. Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy vì : - Để cai quản được lãnh thổ rộng lớn bao trùm nhiều phần của cả ba châu lục (Âu, Á, Phi) vào thời kì đế quốc La Mã thì cần một bộ máy nhà nước trong đó quyền lực tập trung vào trong tay một người, đó là hoàng đế. + Trong khi đó, các thành bang ở Hy Lạp lại chủ yếu phát triển kinh tế công thương nghiệp, buôn bán bằng đường biển ở các hải cảng sầm uất, nên không có xu hướng mở rộng lãnh thổ và hình thành nhà nước đế chế như ở La Mã. | 0.5 điểm 0.5 điểm | |
Câu 3 | - HS trong vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về công trình kiến trúc nổi tiếng Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc trên một số phương diện chính: + Tên gọi, địa điểm. + Lịch sử chính + Tình trạng. + Sự công nhận. - Các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý trường thành để: + Bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. + Kiểm soát biên giới, cho phép áp đặt thuế đối với hàng hóa vận chuyển theo con đường tơ lụa, quy định hoặc khuyến khích thương mại và kiểm soát xuất nhập cảnh. | 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | CỘNG | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Thành tựu văn hóa của người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại | “Tặng phẩm” sông Nin mang lại cho Ai Cập cổ đại | |||||||
Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | ||||||||
Chủ đề 2: Ấn Độ cổ đại Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại; Chế độ xã hội Ấn Độ cổ đại | ||||||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.5 Tỉ lệ: 15% | |||||||||
Chủ đề 3: Trung Quốc từ thời cổ đại đế thế kỉ VII Số câu: 3 Số điểm: 4.0 Tỉ lệ: 40% | Nhà Tần thống nhất Trung Quốc; Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh TQ | Giới thiệu về công trình kiến trúc Vạn Lí Trường Thành | |||||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | ||||||||
Chủ đề 4: Hy Lạp và La Mã cổ đại Số câu: 3 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: 30% | Đấng tối cao ở La Mã; Đặc điểm thành bang Hy Lạp | Điểm khác nhau giữa thành bang Hy Lạp và La Mã cổ đại | |||||||
Số câu: 2 Số điểm: 1.0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: 20% | ||||||||
Tổng số câu: 10 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 4 2,0đ 20% | 4 4,0đ 40% | 1 1,0đ 10% | 1 3,0đ 30% | 10 10đ 100% |