Đề thi cuối kì 1 lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 5 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc là:
A. Một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng.
B. Biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
C. Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
D. Hoạt động diễn ra trong các ngày lễ lớn của dân tộc.
Câu 2 (0,5 điểm). Vị trí địa lí không quy định đặc điểm cơ bản nào của thiên nhiên Việt Nam?
A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Vùng nội địa khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
C. Khí hậu nóng, ẩm.
D. Sinh vật phong phú.
Câu 3 (0,5 điểm). Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô:
A. Lớn và trung bình. | B. Trung bình và nhỏ. |
C. Nhỏ. | D. Lớn. |
Câu 4 (0,5 điểm). Phần lớn dân cư sinh sống ở đâu?
A. Ở các khu vực đồng bằng.
B. Tập trung chủ yếu ở vừng đồi núi.
C. Ở các tỉnh ven biển.
D. Tập trung chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ.
Câu 5 (0,5 điểm). Quần đảo Phú Quốc thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta?
A. Khánh Hoà.
B. Ninh Thuận.
C. Kiên Giang.
D. Hậu Giang.
Câu 6 (0,5 điểm). Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện điều gì?
A. Công cuộc đấu tranh bảo vệ Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
B. Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
C. Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.
D. Khó khăn của người Lạc Việt.
Câu 7 (0,5 điểm). Trên địa bàn sinh sống của cư dân Phù Nam xưa, nhiều hiện vật khảo cổ học đã được tìm thấy là:
A. Đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức.
B. Đồ gia dụng, bình gốm, bát.
C. Cuốc, rựa, dao.
D. Ấm trà, đá quý, lưỡi cày.
Câu 8 (0,5 điểm). Đền tháp ở Chăm-pa có đặc điểm gì?
A. Tầng bậc thu nhỏ dần đến đỉnh.
B. Mỗi tầng trang trí khác nhau.
C. Cánh cửa chính mở về hướng Tây.
D. Không gian bên trong rộng, thoáng.
Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây đúng với cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
A. Trận Như Nguyệt đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
B. Chiến thắng ở Đông Bộ Đầu làm cho quân Nguyên Mông tháo chạy về Vân Nam.
C. Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang khiến cho tướng nhà Minh hết hi vọng và quyết định giảng hòa với Lê Lợi.
D. Chiến thắng Bạch Đằng đã giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta.
Câu 10 (0,5 điểm). Vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô vào thời gian nào?
A. Mùa thu năm 1010. | C. Mùa thu năm 1009. |
B. Mùa xuân năm 1010. | D. Mùa xuân năm 1009. |
Câu 11 (0,5 điểm). Quân dân nhà Trần đã ba lần đánh tan quân nào?
A. Quân xâm lược Mông – Nguyên.
B. Quân nhà Tần.
C. Quân nhà Tống.
D. Quân nhà Thanh.
Câu 12 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về một số hiện vật khảo cổ học của Phù Nam?
A. Thể hiện qua một số bằng chứng di chỉ khảo cổ học như Óc Eo, Trống đồng Đông Sơn.
B. Nhiều hiện vật khảo cổ học đã được tìm thấy như đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức,…
C. Dấu tích nền đất bằng gạch do cư dân Phù Nam xây dựng ở Óc Eo.
D. Tượng Phật đứng của cư dân Phù Nam được tìm thấy nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13 (0,5 điểm). Ý nghĩa của tên Thăng Long là:
A. Rồng bay lên.
B. Thăng tiến mới.
C. Rồng bay phượng múa.
D. Bước chuyển mình của đất nước.
Câu 14 (0,5 điểm). Phạm Ngũ Lão có xuất thân như thế nào?
A. Từ gia đình quan lại cấp thấp.
B. Từ gia đình địa chủ.
C. Từ gia đình tri thức nghèo.
D. Từ gia đình nông dân.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Triều Lý.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở nước ta.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | 1 | 1 | 2 | 0 | 0,5 | ||||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc. | 1 | 1 | 0 | 0,5 | |||||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 3,0 | |||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | 1 | 1 | 2 | 0 | 1,0 | ||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | 14 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 6,0 60% | 3,0 30% | 1,0 10% | 10,0 100% | 10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. | Nhận biết | Nhận biết được ý nghĩa của việc chào cờ và hát quốc ca. | 1 | C1 | ||
Kết nối | Chỉ ra được đâu không phải đặc điểm của vị trí địa lý với thiên nhiên nước ta. | 1 | C2 | |||
Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm của khoáng sản nước ta | 1 | C3 | ||
Kết nối | Đưa ra được những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở nước ta. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được vị trí địa lý của các đảo nước ta. | 1 | C5 | ||
Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm phân bố dân cư nước ta | 1 | C4 | ||
Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. | Kết nối | Chỉ ra được truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến thời Văn Lang, Âu Lạc. | 1 | C6 | ||
Bài 6. Vương quốc Phù Nam | Nhận biết | Nhận biết được địa điểm tìm thấy vật phẩm vương quốc Phù Nam | 1 | C7 | ||
Kết nối | Chỉ ra được nội dung không đúng về một số hiện vật khảo cổ Phù Nam | 1 | C12 | |||
Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. | Nhận biết | Nhận biết được đặc điểm của đền tháp Chăm Pa | 1 | C8 | ||
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc. | Kết nối | Chỉ ra được nội dung đúng trong thời kì bắc thuộc | 1 | C9 | ||
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long. | Nhận biết | Nhận biết được thời gian Triều Lý ra Chiếu dời đô. Trình bày được công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý | 1 | 1 | C10 | C1 (TL) |
Vận dụng | Đưa ra được ý nghĩa của tên gọi Thăng Long | 1 | C13 | |||
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. | Nhận biết | Nhận biết được cuộc chiến tranh bảo vệ nước của nhà Trần | 1 | C11 | ||
Vận dụng | Chỉ ra được xuất thân của một số nhân vật | 1 | C14 |