Đề thi giữa kì 1 lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 5 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 5 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

     TRƯỜNG TIỂU HỌC…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Thánh địa Mỹ Sơn là nơi để: 

A. Thi tài giữa các bộ tộc. 

B. Tổ chức tế lễ. 

C. Sinh hoạt chung của người dân. 

D. Già làng tập trung kể sử thi. 

Câu 2 (0,5 điểm). Trên địa bàn sinh sống của cư dân Phù Nam xưa, nhiều hiện vật khảo cổ học đã được tìm thấy là:

A. Đồ gốm, tượng Phật, đồ trang sức.

B. Đồ gia dụng, bình gốm, bát.

C. Cuốc, rựa, dao.

D. Ấm trà, đá quý, lưỡi cày.

Câu 3 (0,5 điểm). Người dân Văn Lang, Âu Lạc đúc đồng để:

A. Làm công cụ lao động

B. Làm vật dụng gia đình.

C. Làm dụng cụ săn thú.

D. Làm vật phòng thân. 

Câu 4 (0,5 điểm). Phân bố dân cư nước ta có gì đặc biệt? 

A. Tương đối đồng đều giữa các vùng.

B. Không đồng đều giữa các vùng.

C. Đồng đều giữa các vùng.

D. Có sự thay đổi theo mùa trong năm.

Câu 5 (0,5 điểm). Các vua Triều nào đã tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của tổ quốc?

A. Nguyễn.

B. Đinh. 

C. Lý.

D. Trần.

Câu 6 (0,5 điểm). Khoáng sản được khai thác phục vụ cho ngành nào?

A. Dịch vụ.

B. Nông nghiệp.

C. Công nghiệp. 

D. Sản xuất.

Câu 7 (0,5 điểm). Vùng đất của nước ta gồm:

A. Toàn bộ phần đất liền, các đảo và hải đảo.

B. Toàn bộ phần đất liền, các đảo và quần đảo trên Biển Đông.

C. Toàn bộ phần đất liền, biển, đảo, quần đảo thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

D. Toàn bộ phần đất liền, các đảo và quần đảo thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Câu 8 (0,5 điểm). Những đồ khảo cổ về đất nước Phù Nam được tìm thấy ở đâu?

A. Bắc bộ. 

B. Trung bộ.

C. Nam bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào không đúng khi nói về vị trí địa lí của Việt Nam?

A. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.

B. Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông.

C. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin.

D. Vùng biển nước ta giáp với vùng biển của nhiều quốc gia. 

Câu 10 (0,5 điểm). Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm các loại tài nguyên nước ta?

A. Khai thác bừa bài, thiếu hợp lí. 

B. Số lượng cây trồng sau khi khai thác yếu, mọc chậm.

C. Đất bạc màu không có đủ nguồn dinh dưỡng để nuôi cây.

D. Nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt. 

Câu 11 (0,5 điểm).  Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông? 

A. Các thế hệ người Việt dành nhiều công uswsc để bảo vệ chủ quyền biển đảo. 

B. Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Thuyền viên của đội Hoàng Sa là người dân xã An Vĩnh.

D. Người dân mất cả tháng ngoài khơi để ra đến đảo. 

Câu 12 (0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?

A. Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.

B. Có rất nhiều dân tộc ít người.

C. Chiếm phần lớn số dân cả nước.

D. Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.

Câu 13 (0,5 điểm). Ý nào không đúng về nước Văn Lang?

A. Chưa có quân đội, luật pháp.

B. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.

D. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.

Câu 14 (0,5 điểm). Đâu không phải là tên một Tháp Chăm?

A. Dương Long.

B.  Cánh Tiên.

C.  Chim Lạc. 

D. Pô Rô-mê.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm của địa hình Việt Nam.

 Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy liệt kê một số việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc ở địa phương em sinh sống.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ   CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca. 

1

1

2

0

1,0

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam. 

1

1

1

2

1

3,0

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam. 

1

1

2

0

1,0

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam. 

1

1

1

2

1

2,0

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. 

1

1

2

0

1,0

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

2

2

0

1,0

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa. 

1

1

1

1

1,0

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%


 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

Nhận biết

- Nhận biết được phạm vi của vùng đất nước ta.

1

C7

Kết nối

- Xác định được nội dung sai khi nói về vị trí địa lí của nước ta.

1

C9

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được vấn đề khai thác khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp ở nước ta.

- Đặc điểm của địa hình nước ta

1

1

C6

C1

(TL)

Vận dụng

- Xác định được nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên ở nước ta.

1

C10

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được thời Nguyễn đã xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo ở nước ta.

1

C5

Kết nối

- Xác định được nội dung không đúng khi nói về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta trên biển Đông.

1

C11

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được đặc điểm của phân bố dân cư ở nước ta.

1

C4

 Kết nối

- Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta

1

C2

(TL)

Vận dụng

-  Xác định đúng về vấn đề dân cư vùng đồng bằng ở nước ta.

1

12

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Nhận biết 

- Nhận biết được những vật dụng được đúc bằng đồng của nhân dân Văn Lang – Âu Lạc.

1

C3

Kết nối

- Nhận định đúng về nhà nước Văn Lang.

1

C13

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

Nhận biết

- Nhận biết được những hiện vật của Vương quốc Phù Nam.

- Nhận biết được những khảo cổ của Vương quốc Phù Nam được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2

C2,8

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

Nhận biết

- Nhận biết được Đền tháp Chăm-pa được sử dụng thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng

1

C1

Kết nối

- Nhận biết về tháp Chăm

1

C14

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử và địa lí 5 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay