Đề thi cuối kì 2 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn công dân 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút

 

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Phòng, chống tệ nạn xã hội

4 câu

1 câu (1 điểm)

2 câu

1 câu (2 điểm)

 

1 câu (3 điểm)

2 câu

 

2

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

4 câu

2 câu

 

2 câu

 

Tổng câu

8

(2 điểm)

1

(1 điểm)

4

(1 điểm)

1

(2 điểm)

0

1

(3 điểm)

4

(1 điểm)

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

  1. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong khái niệm sau: “...... là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, mang tính phoổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội”.
A. Tệ nạn xã hội.

  1. Xâm hại trẻ em.
  2. Bạo hành trẻ em.
  3. Ngược đãi động vật.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

  1. Buôn bán ma túy.
  2. Chặt phá cây rừng.
  3. Đánh bài ăn tiền.
  4. Nghiện rượu, bia.

Câu 3. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  1. Tố giác tội phạm buôn bán ma túy.
  2. Lôi kéo người khác tham gia bán dâm.
  3. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh.
  4. Buôn bán những mặt hàng đúng quy định.

Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn xã hội mê tín dị đoan?

  1. Cờ bạc là bác thằng bần.
  2. Rượu cổ be, chè đáy ấm.
  3. Bói ra ma quét nhà ra rác.
  4. Ăn cắp quen tay/ Ngủ ngày quen mắt.

Câu 5. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

  1. Tệ nạn xã hội là những hành không mang tính phổ biến.
  2. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân.
  3. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật.
  4. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.

Câu 6. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây khi được một người bạn rủ vào quán chơi điện tử ăn tiền?

  1. Từ chối nhưng không ngăn bạn vì không liên quan gì đến mình.
  2. Khuyên bạn không nên chơi vì đó là một hình thức đánh bạc.
  3. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.
  4. Đồng ý vào cùng bạn nhưng chỉ xem chứ không chơi.

Câu 7. Văn bản pháp luật nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  1. Luật trẻ em (năm 2016).
  2. Bộ luật Dân sự (năm 2015).
  3. Bộ luật Hình sự (năm 2015).
  4. Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2014).

Câu 8. Mối quan hệ nào sau đây không thuộc phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  1. Ông bà và con cháu.
  2. Cha mẹ với con cái.
  3. Giáo viên với học sinh.
  4. Anh chị em với nhau.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?

  1. Chỉ chăm sóc cha mẹ khi được hưởng tài sản thừa kế.
  2. Kính trọng, yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ.
  3. Mọi việc đều làm theo lời của cha mẹ bất kể đúng hay sai.
  4. Chỉ cần tập trung vào việc học, không cần phụ giúp cha mẹ.

Câu 10. Mối quan hệ giữa anh em trong gia đình được đề cập đến trong câu tục ngữ nào sau đây?

  1. Sảy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
  2. Con hơn cha là nhà có phúc.
  3. Con có cha như nhà có nóc.
  4. Anh em như thể chân tay.

Câu 11. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?
A. Cha mẹ có quyền phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.

  1. Con cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.
  2. Nếp sống gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em.
  3. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người.

Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: M và em trai học cùng trường. Chủ nhật tuần sau, nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho M đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ.

Câu hỏi: Nếu là M, em nên ứng xử như thế nào?

  1. Tự lấy tiền tiết kiệm của mình rồi lén dẫn em đi thăm quan.
  2. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
  3. Hứa với bố sẽ săm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
  4. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.

Câu 13. Câu ca dao nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

  1. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
  2. Chí tâm niệm phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.
  3. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
  4. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  1. Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.
  2. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
  3. Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
  4. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu.

Câu 15. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

Tình huống. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng, đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi.

  1. Ông nội của P.
  2. Bạn P.
  3. Cả ông nội P và P.
  4. Không có nhân vật nào vi phạm.

Câu 16. G là con trai duy nhất trong gia đình nên được bố mẹ chiều chuộng. Bố mẹ thường nói với G rằng: Con chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có bố mẹ lo. Do được nuông chiều, nên dần dần G sinh ra tính ỷ lại, lười biếng và không nghe mời bố mẹ. Bố mẹ G rất buồn, nhưng vì thương con nên không trách mắng G.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

  1. Bạn G.
  2. Bố mẹ bạn G.
  3. Bố mẹ G và G.
  4. Không có nhân vật nào vi phạm.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc các tình huống sau và cho biết: nhân vật nào thực hiện đúng, nhân vật nào thực hiện không đúng

quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Giải thích vì sao?

Tình huống 1. B là học sinh lớp 7A. B rất thích học đàn, bạn đã được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích B học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá ở trên lớp. Nghe theo lời khuyên của bố,

B rất chăm chỉ học tập, bạn thường xuyên được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Tình huống 2. Gia đình anh M và chị H hiếm muốn, kết hôn được gần 10 năm họ mới đón con đầu lòng (bạn C), do

đó, C luôn được bố mẹ chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu. Dần dần, C hình thành thói quen ỷ lại, lười biếng, ham chơi, không nghe lời bố mẹ. Khi người thân nhắc nhở, C tỏ ra khó chịu, không nghe lời vì được bố mẹ bênh.

Câu 3 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Xem quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, cô T biết được ở một huyện miền núi phía Bắc có một ông thầy cúng có thể điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý. Theo như quảng cáo thì ông thầy này đã giúp cho rất nhiều người hết nghiện ma tuý bằng việc cúng bái. Cô T phân vân không biết có nên đưa cậu con trai đang nghiện ma tuý đến để điều trị hay không.

Yêu cầu:

  1. a. Theo em, thầy cúng có thể chữa nghiện ma túy không?
  2. b. Em có lời khuyên gì cho cô T?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay