Đề thi kì 1 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 7 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn công dân 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRACUỐI KÌ I – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục đạo đức

Nội dung 1: Giữ chữ tín

4 câu

 

2 câu

1 câu  (2 đ)

1 câu

1 câu          (2 đ)

1 câu

 

Nội dung 2: Bảo tồn di sản văn hóa

4 câu

 

1 câu

2 câu

1 câu

 

2

Giáo dục kĩ năng sống

Nội dung 1: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

4 câu

 

1 câu

1 câu

2 câu

4 câu

 

 

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề kiểm tra đánh giá

Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Chữ tín là

  1. sự kì vọng vào người khác.
  2. sự tự tin vào bản thân mình.
  3. sự tin tưởng giữa người với người.
  4. sự tin tưởng giữa những người bạn thân.

Câu 2. Giữ chữ tín là

  1. luôn yêu thương và tôn trọng mọi người.
  2. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.
  3. sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
  4. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 3. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ

  1. nhận được sự tin tưởng của người khác.
  2. khó hợp tác với nhau trong công việc.
  3. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
  4. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

Câu 4. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

  1. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
  2. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  3. Lời nói không đi đôi với việc làm.
  4. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?

  1. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  2. Chữ tín quý hơn vàng mười.
  3. Học bài nào, xào bài nấy.
  4. Lời nói gió bay.

Câu 6. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên

  1. đoàn kết.
  2. giữ chữ tín.
  3. tự giác học tập.
  4. tiết kiệm.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

  1. Giữ chữ tín là lối sống gây sự gò bó và khó chịu cho mọi người.
  2. Giữ chữ tín giúp ta có thêm ý chí, nghị lực để hoàn thiện bản thân.
  3. Chỉ những người trưởng thành mới cần giữ chữ tín, học sinh không cần.
  4. Người giữ chữ tín sẽ bị người khác lợi dụng và phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 8. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có ý thức giữ chữ tín trong kinh doanh?

  1. Chị C.
  2. Chị P.
  3. Chị C và P.
  4. Không có nhân vật nào.

Câu 9. Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hóa vật thể và

  1. di sản văn hóa vật chất.
  2. di sản văn hoá phi vật thể.
  3. danh lam thắng cảnh.
  4. di vật, bảo vật quốc gia.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”.

  1. Di sản văn hóa.
  2. Truyền thống quê hương.
  3. Bản sắc văn hóa.
  4. Truyền thống dân tộc.

Câu 11. Nhã nhạc cung đình Huế được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

  1. Di sản văn hóa vật thể.
  2. Di sản văn hóa phi vật thể.
  3. Di sản văn hóa vật chất.
  4. Di sản thiên nhiên.

Câu 12. Phố cổ Hội An (Quảng Nam) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây?

  1. Di sản thiên nhiên.
  2. Di sản văn hóa phi vật thể.
  3. Di sản hỗn hợp.
  4. Di sản văn hóa vật thể.

Câu 13. Câu ca dao dưới đây đề cập đến di sản văn hóa nào của nhân dân Việt Nam?

“Ai về qua huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương

Cổ Loa hình ốc khác thường

Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây”

  1. Đền Hùng (Phú Thọ).
  2. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  3. Thành Cổ Loa (Hà Nội).
  4. Đền Gióng (Hà Nội).

Câu 14. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

  1. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  2. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  3. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện với cơ quan chức năng.
  4. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

Câu 15. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

  1. Anh T tham gia câu lạc bộ hát dân ca quan họ của tỉnh.
  2. Chị M vận chuyển trái phép cổ vật, bảo vật… ra nước ngoài.
  3. Bạn X có hành vi vứt rác tại danh thắng Vịnh Hạ Long.
  4. Bà K tuyên truyền sai lệch về di tích lịch sử của địa phương.

Câu 16. Trong một lần đi tham quan di tích Cột cờ Hà Nội, thấy trên bức tường, bia di tích có những nét khắc, nét vẽ chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến tham quan. Bạn T tỏ thái độ phê phán những việc làm đó. Ngược lại, bạn Q cho rằng việc khắc tên lên bia đá là một cách lưu lại dấu ấn của du khách. Bạn P cũng đồng tình với ý kiến của Q, bên cạnh đó, P còn rủ Q cùng khắc tên lên tường thành cổ.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào chưa có ý thức bảo vệ di sản văn hóa?

  1. Bạn P.
  2. Bạn Q.
  3. Bạn P và Q.
  4. Bạn T.

Câu 17. Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. Căng thẳng.
  2. Yếu đuối.
  3. Suy nhược.
  4. Ốm yếu.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

  1. Sinh hoạt hằng ngày (ăn, ngủ,…) bị đảo lộn.
  2. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
  3. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng,…
  4. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, đầu óc tỉnh táo.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở lứa tuổi học sinh là do

  1. suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
  2. thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.
  3. tự tạo áp lực cho bản thân.
  4. áp lực học tập, thi cử.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

  1. Tác động xấu đến sức khỏe.
  2. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.
  3. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.
  4. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

Câu 21. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?

  1. Bạo lực học đường.
  2. Môi trường bị ô nhiễm.
  3. Áp lực học tập, thi cử.
  4. Bạo lực gia đình.

Câu 22. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật P trong tình huống sau:

Gia đình P vừa chuyển đến một căn hộ chung cư. Cạnh nhà P có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. P sang nhà bạn hàng xóm và nói: “Bạn đừng làm ồn nữa”. Bạn hàng xóm đáp: “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn đâu?”. Cứ thế, tiếng trống làm cho P khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, P tức giận hét to: “Sao khó chịu thế này!”.

  1. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm.
  2. P bị bạn bè xa lánh, kì thị.
  3. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn.
  4. Kết quả học tập của P không cao.

Câu 23. Em hãy cho biết nguyên nhân gây nên tâm lí căng thẳng cho nhân vật H trong tình huống sau:

Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến H cảm thấy thiếu tự tin. Có hôm H bảo với N: “Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.

  1. Gia đình H khó khăn nên H phải nghỉ học ở nhà.
  2. Kết quả học tập của H không cao.
  3. Sự thay đổi ngoại hình của H khi đến tuổi dậy thì.
  4. Vì nhà nghèo nên H bị bạn bè trong lớp cô lập.

Câu 24. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng tâm lí, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  1. vùi đầu vào học tập để quên đi nỗi buồn.
  2. vận động thể chất, yêu thương bản thân.
  3. trốn trong phòng, không tâm sự với ai.
  4. khóc và âm thầm chịu đựng nỗi buồn.

Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

- Trường hợp 1. H mượn truyện của N, hẹn Chủ nhật sẽ trả. Nhưng, đúng hôm đó thì H bị ốm. H nhờ em trai mang sang trả bạn.

- Trường hợp 2. Để thu được lợi nhuận cao, bà C thường trộn lẫn hàng giả vào hàng thật để bán.

Câu 2 (2,0 điểm): Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người và xã hội? Học sinh cần làm gì để bảo tồn di sản văn hóa?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay