Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử cánh diều Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hình ảnh sau là kí hiệu logic của cổng nào?
A. Cổng OR
B. Cổng NOT
C. Cổng AND
D. Cổng NAND
Câu 2. Hàm logic của cổng NOT là:
A.
B.
C.
D.
Câu 3. Công dụng của cổng AND là:
A. Thực hiện phép logic “hoặc” đối với hai đầu vào A và B và đưa kết quả tới đầu ra Q
B. Thực hiện phép logic “và” đối với hai đầu vào A và B, đưa kết quả tới đầu ra Q
C. Thực hiện phép logic “đảo” đối với hai đầu vào
D. Thực hiện phép logic “hoặc đảo” đối với hai đầu vào A và B, đưa kết quả tới đầu ra Q
Câu 4. Mạch dãy là:
A. Mạch được tạo thành từ các cổng logic cơ bản, trị số của tín hiệu ra ở thời điểm đang xét chỉ phụ thuộc vào tổ hợp các giá trị đầu vào
B. Mạch được tạo thành từ các cổng logic cơ bản, chứa các phần tử nhớ, trị số của tín hiệu ra phụ thuộc vào các tín hiệu đầu vào, ra ở thời điểm đang xét và quá khứ
C. Mạch điện thực hiện chức năng so sánh hai số A và B
D. Mạch điện thực hiện chức năng của một hàm logic
Câu 5. Mạch đếm Flip – Flop gồm mấy đầu ra ?
A. 1 lối ra
B. 2 lối ra
C. 3 lối ra
D. 4 lối ra
Câu 6. Cần đọc giá trị 4 bit đầu ra theo thứ tự:
A. Q0, Q1, Q2, Q3
B. Q1, Q2, Q3, Q0
C. Q3, Q2, Q1, Q0
D. Q0, Q3, Q2, Q1
Câu 7. "Bố trí các linh kiện lên bo mạch thử theo sơ dồ lắp ráp" thuộc bước nào sau đây trong quy trình lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic?
A. Bước 4.
B. Bước 5.
C. Bước 2.
D. Bước 3.
Câu 8. Bước cuối cùng trong quy trình thực hành lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic là:
A. Kiểm tra sơ đồ chân cực và xác định các chân của IC 7404, IC 7408, IC 7402
B. Bố trí các linh kiện lên bo mạch thử theo sơ đồ mạch lắp ráp
C. Phân biệt và đánh dấu các chân của LED
D. Kiểm tra mạch lắp ráp
Câu 9.Quan sát sơ đồ chân của IC trong hình dưới đây và cho biết đó là loại IC nào?
A. IC 7408 B. IC 7404 C. IC 7402 D. IC 7406
Câu 10. Vi điều khiển có đặc điểm nào sau đây?
A. Tín hiệu ra là tín hiệu số.
B. Có thể lập trình.
C. Chỉ nhận các tín hiệu đầu vào số.
D. Không cần bộ nhớ.
Câu 11 RAM là:
A. Bộ nhớ lưu các dữ liệu mà CPU cần dùng để tính toán, đưa ra quyết định, chúng sẽ bị xóa khi mất điện
B. Bộ nhớ lưu các dữ liệu mà CPU cần dùng để tính toán, đưa ra quyết định, không bị mất khi tắt điện hoặc khởi động lại
C. Bộ nhớ lưu trữ chương trình của vi điều khiển, được ghi khi nạp chương trình vào vi điều khiển, không bị mất khi tắt điện hoặc khởi động lại
D. Bộ nhớ lưu trữ chương trình của vi điều khiển, được ghi khi nạp chương trình vào vi điều khiển, chúng sẽ bị xóa khi mất điện
Câu 12. Vai trò của bộ xử lí trung tâm là:
A. Thực hiện mọi thao tác tính toán và điều khiển
B. Chuyền dữ liệu từ CPU ra ngoài
C. Lưu trữ mọi dữ liệu của vi điều khiển
D. Ghép nối vi điều khiển với các thiết bị ngoại vi
Câu 13. Loại vi điều khiển nào sau đây được phân loại theo độ rộng dữ liệu mà vi điều khiển có thể xử lí
A. Vi điều khiển họ PIC
B. Vi điều khiển 32 bit
C. Vi điều khiển họ AVR
D. Vi điều khiển họ 8051
Câu 14. Chức năng của công cụ lập trình vi điều khiển là gì?
A. Biên soạn mã nguồn, tìm kiếm và sửa lỗi, biên dịch.
B. Soạn thảo văn bản.
C. Kết nối tín hiệu từ các cảm biến đến vi điều khiển.
D. Thực hiện các câu lệnh.
Câu 15. Khối nào của bo mạch lập trình vi điều khiển giúp bo mạch kết nối với
thiết bị bên ngoài như máy tính?
A. Khối dao động.
B. Khối truyền thông.
C. Vi điều khiển.
D. Vi xử lí.
Câu 16. Nhiệm vụ của khối truyền thông
A. Cung cấp điện cho bo mạch làm việc
B. Kết nối với máy tính để nạp chương trình và giao tiếp với máy tính qua cổng USB
C. Sử dụng dao động thạch anh có tần số rất lớn, hàng chục MHz để tạo xung nhịp
D. Nhận và đưa tín hiệu tương tự tới các thiết bị bên ngoài như cảm biến, loa,...
…………………………………
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Tín hiệu số là một chuỗi tín hiệu rời rạc có biên độ không đổi trong một khoảng thời gian nhất định. Các đặc điểm của tín hiệu số:
A. Thường được biểu diễn dưới dang các mức điện áp theo thời gian
B. Được đặc trưng bởi bit và tốc độ bit
C. Bit thường được biểu diễn bằng một mức điện áp (0 là mức thấp và 10 là mức cao)
D. Tốc độ bit được tính bằng số bit trong một giờ
Câu 2. Flipflop D là một phần tử nhớ có thể được sử dụng trong mạch đếm. Flip–flop D có hai đầu vào, bao gồm đầu vào dữ liệu D và đầu vào xung nhịp CLK, hai đầu ra Q và như hình bên. Trong đó, đầu ra Q thay đổi trạng thái theo D chỉ khi CLK chuyển từ 0 sang 1, cụ thể như sau:

A. D = 0, xung CLK chuyển từ 0 sang 1: Q = 0.
B. D = 1, xung CLK chuyển từ 0 sang 1: Q = 0.
C. D = 0, xung CLK chuyển từ 1 sang 0: Q giữ nguyên trạng thái.
D. D = 1, xung CLK chuyển từ 1 sang 0: Q thay đổi trạng thái.
Câu 3. Vi điều khiển có mặt trong hầu hết máy móc thiết bị hiện đại quanh ta. Ứng dụng của vi điều khiển trong các sản phẩm dân dụng:
A. Chuột máy tính
B. Tủ quần áo
C. Máy đo nhịp tim
D. Rèm cửa sổ
………………………………….
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
……………………………………
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 11 | 5 | 1 | 4 | 4 | |
Giao tiếp công nghệ | 1 | 3 | 6 | |||
Sử dụng công nghệ | 1 | |||||
Đánh giá công nghệ | 1 | 1 | ||||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | |||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 4 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG VIII. ĐIỆN TỬ SỐ | ||||||||||
Bài 21. Tín hiệu trong điện tử số và các cổng logic cơ bản | Nhận biết | - Nhận biết được kí hiệu logic của cổng NAND - Nêu được hàm logic của cổng NOT | Đánh giá được nhận định đúng/ sai khi nói về các đặc điểm của tín hiệu số | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Xác định được công dụng của cổng AN | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | - Xác định được các cổng logic cơ bản trong mạch cụ thể | 1 | C21 | |||||||
Bài 22. Mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về mạch dãy - Nêu được mạch điếm Flip – Flop gồm 2 đầu ra | Đánh giá được nhận định đúng/ sai khi nói về Flipflop D | 2 | 4 | C4 C5 | C2a C2b C2c C2d | |||
Thông hiểu | - Xác định được thứ tự đọc giá trị của 4 bít đầu ra | 1 | C6 | |||||||
Vận dụng | Xác định được trạng thái tại các đầu ra C, D, Q của mạch tổ hợp | . | 1 | C22 | ||||||
Bài 23. Thực hành: Lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic | Nhận biết | - Nhận biết được " Bố trí các linh kiện lên bo mạch thử theo sơ dồ lắp ráp của LED " thuộc bước nào sau đây trong quy trình lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic - Nhận biết được bước cuối cùng trong quy trình thực hành lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic | 2 | C7 C8 | ||||||
Thông hiểu | - Dựa vào chân của IC phân biệt được loại IC sử dụng trong thực hành lắp ráp mạch so sánh sử dụng cổng logic | 1 | C9 | |||||||
CHƯƠNG IX. VI ĐIỀU KHIỂN | ||||||||||
Bài 24. Khái quát về vi điều khiển | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của vi điều khiển - Nêu được khái niệm về RAM - Nhận biết được vai trò của bộ xử lí trung tâm | 3 | C10 C11 C12 | ||||||
Thông hiểu | - Phân biệt được loại vi điều khiển nào sau đây được phân loại theo độ rộng dữ liệu mà vi điều khiển có thể xử lí | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | - Đánh giá được nhận định đúng/ sai khi nói về ứng dụng của vi điều khiển trong các sản phẩm dân dụng | 4 | C3a C3b C3c C3d | |||||||
Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển | Nhận biết | - Nhận biết được chức năng của công cụ lập trình vi điều khiển - Nhận biết được khối truyền thông giúp bo mạch kết nối với thiết bị bên ngoài như máy tính | 2 | C14 C15 | ||||||
Thông hiểu | - Nêu được nhiệm vụ của khối truyền thông - Dựa vào sơ đồ đã cho xác định được ứng dụng của bo mạch lập trình vi điều khiển trong trường hợp cụ thể - Xác định được công dụng của công cụ “Compiler/ interpreter” trong lập trình | 3 | C16 C17 C18 | |||||||
Vận dụng | - Xác định loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điều khiển nhà kính trồng trọt | - Sử dụng được ứng dụng Arduino IDE trên máy tính - Đánh giá được nhận định đúng/ sai khi nói về ứng dụng của bo mạch vi điều khiển Arduino | 2 | 4 | C23 C24 | C4a C4b C4c C4d | ||||
Bài 26. Thực hành: Thiết kế, lắp ráp mạch mạch bật tắt LED sử dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Nano | Nhận biết | - Nhận biết được thiết bị, vật liệu, dụng cụ nào sau đây không cần đùng trong thực hành thiết kế, lắp ráp mạch bật tắt LED sử dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Nano | 1 | C19 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được trong quy trình thực hành thiết kế, lắp ráp mạch bật tắt LED sử dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Nano cực K của LED được nối về GND | 1 | C20 |