Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử Cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1 Công dụng của tụ điện:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện
B. Cản trở dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần
D. Phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
Câu 2. Kí hiệu của nhiệt điện trở là:
A.
B.
C.
D.
Câu 3. Cuộn cảm có thể cho dòng điện:
A. Một chiều đi qua
B. Cao tần
C. Cả dòng cao tần và một chiều đi qua
D. Không cho dòng điện nào đi qua
Câu 4. Điều kiện để diode cho phép dòng điện đi qua theo chiều từ anode đến cathode là
A. diode được phân cực ngược (UAK < 0).
B. diode được phân cực ngược (UAK > 0).
C. diode được phân cực thuận (UAK > 0).
D. diode được phân cực ngược (UAK >0 ).
Câu 5. Trong trường hợp cuộn cảm bị đứt, hỏng thì đồng hồ vạn năng:
A. Kêu tiếng bíp
B. Hiển thị OL
C. Hiển thị giá trị 0
D. Nhấp nháy màn hình
Câu 6. Để kiểm tra tụ diện bằng đồng hồ vạn năng, cần chỉnh đồng hồ vạn năng về
A. Chế độ điện dung
B. Đo thông mạch
C. Đo diode
D. Đo điện áp
Câu 7. Trên thân một cuộn cảm có ghi 102C như hình bên, giá trị đó cho biết trị số điện cảm L của cuộn cảm bằng:
A.
B.
C.
D.
Câu 8. Muốn thay đổi độ sáng LED cần điều chỉnh
A. Biến trở RBT
B. Điện trở R
C. Transistor
D. Điện áp
Câu 9. Phương án nào sau đây không phải là thiết bị, vật liệu để lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực?
A. Transistor BC547.
B. Điện trở 20 Ω.
C. LED 5 mm.
D. Biến trở B500K.
Câu 10. Tín hiệu tuần hoàn thông thường có dạng
A. hình sin
B. Đường thằng song song với trục hoành
C. đường parabol
D. đường thẳng đi qua trục tọa độ
Câu 11. Trong điều chế biên độ, thành phần nào của sóng mang thay đổi theo biên độ của tín hiệu cần truyền?
A. Biên độ
B. Tần số
C. Góc pha
D. Điện áp
Câu 12. Hãy cho biết tín hiệu được biểu diễn như hình bên thuộc loại tín hiệu nào?
A. Tín hiệu tương tự.
B. Tín hiệu số.
C. Sóng mang.
D. Sóng sau khi điều chế.
Câu 13. Vai trò của mạch khuếch đại tín hiệu
A. Truyền dẫn tín hiệu đi xa
B. Tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu
C. Tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang
D. Thay đổi dạng tín hiệu
Câu 14. Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo phụ thuộc vào:
A. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
B. Độ lớn của điện áp vào.
C. Trị số của các điện trở R1 và R2
D. Độ lớn của điện áp ra.
Câu 15. Trong mạch khuếch đại không đảo, công thức của điện áp sau khuếch đại là:
A.
B.
C.
D.
Câu 16. Quan sát hình sau và cho biết đây là sơ đồ của mạch nào?
A. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo
B. Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo
C. Sơ đồ mạch cộng đảo
D. Sơ đồ mạch cộng không đảo
Câu 17. Đầu vào không đảo kí hiệu dấu “+” nghĩa là:
A. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra ngược dấu với tín hiệu vào.
B. Tín hiệu đưa đến đầu vào không đảo thì tín hiệu ra cùng dấu với tín hiệu vào.
C. Không có ý nghĩa gì, chỉ là kí hiệu ngẫu nhiên
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 18. Quy trình lắp ráp mạch so sánh gồm mấy bước?
A. 5 bước
B. 6 bước
C. 7 bước
D. 8 bước
..................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Tụ điện dùng để ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Tụ điện khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. Nhận xét đúng khi nói về thông số kĩ thuật của tụ điện là:
a) Điện áp định mức của tụ điện là điện áp cần thiết đặt lên hai cực cảu tụ điện
b) Điện áp định mức của tụ điện là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện
c) Dung kháng của tụ điện là đại lượng vật lí đặc trương cho sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
d) Dung kháng của tụ điện cho biết khả năng tích lũy năng lượng diện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó
Câu 2. Khi thiết kế bộ nguồn một chiều chỉnh lưu cầu với điện áp tải 5 V; dòng điện tải 1 A; độ sụt áp trên mỗi diode bằng 0,8 V và điện thế ngõ vào bằng 220 V, hệ số biến áp k = 1,3. Một nhóm học sinh đã thiết kế và đưa ra gợi ý mạch điện cho nhóm như hình vẽ bên dưới.
Một số học sinh đã có các nhận xét như sau:
a. Sử dụng diode cầu cho mạch nguồn thì dòng điện ở ngõ ra có độ gợn sóng nhỏ, dễ lọc, dễ sử dụng.
b. Để điện áp ngõ ra ổn định 5 V thì cần sử dụng thêm IC ổn áp 7805.
c. Chỉ cần sử dụng 2 diode chỉnh lưu và các cuộn cảm với IC 7805 vẫn có thể lắp ráp mạch nguồn một chiều 5 V ổn định.
d. Trong sơ đồ mạch nguồn trên được chia thành 5 phần cơ bản là: nguồn AC, biến áp, chỉnh lưu, ổn áp và ngõ ra tải.
việc thiết kế mạch điện tử điều khiển bật tắt
Câu 3. Mạch điều chế giúp tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang khi sóng điều chế truyền đến nơi thu. Tùy vào từng phương pháp điều chế khác nhau thì sẽ có các mạch giải điều chế khác nhau. Hình bên là một mạch giải điều chế biên độ sử dụng diode và có các đặc điểm như sau:
a) Mạch giải điều chế có chức năng ghép tín hiệu cần truyền với sóng mang để truyền tín hiệu đi xa
b) diode D trong mạch giải điều chế giúp chỉnh lưu nửa chu kì dương của tín hiệu UAM
c) tụ C và điện trở R trong mạch giải điều chế tạo thành bộ lọc để loại bỏ các thành phần tần số cao.
d) Tín hiệu đầu ra của mạch giải điều chế (Um) được khuếch đại so với tín hiệu đầu vào (UAM)
..................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
..................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 11 | 5 | 1 | 4 | 4 | |
Giao tiếp công nghệ | 1 | 3 | 6 | |||
Sử dụng công nghệ | 1 | |||||
Đánh giá công nghệ | 1 | 1 | ||||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | |||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 4 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 6. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ | ||||||||||
Bài 15. Một số linh kiện điện tử phổ biến | Nhận biết | - Nêu được công dụng của tụ điện - Nhận biết được kí hiệu của nhiệt điện trở | Xác định được tính đúng/ sai của các nhận định khi nói về một số linh kiện điện tử phổ biến | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Xác định được cuộn cảm có thể cho dòng điện một chiều đi qua | 2 | C3 C4 | |||||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức đã học, đọc được trị số của điện trở | 1 | C21 | |||||||
Bài 16. Thực hành: Nhận biết, đọc và kiểm tra linh kiện điện tử phổ biến | Nhận biết | - Nhận biết được màn hình hiển thị của đồng hồ vạn năng khi kiểm tra cuộn cảm - Nêu được để kiểm tra tụ diện bằng đồng hồ vạn năng, cần chỉnh đồng hồ vạn năng về chế độ điện dung | 2 | C5 C6 | ||||||
Thông hiểu | - Đọc được giá trị ghi trên cuộn cảm | 1 | C7 | |||||||
Vận dụng | Xác định được tính đúng/ sai của các nhận định khi nói về một số linh kiện điện tử phổ biến | 4 | C2a C2b C2c C2d | |||||||
Bài 17. Thực hành: Lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực | Nhận biết | - Nhận biết được biến trở dùng để thay đổi độ sáng LED | 1 | C8 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được thiết bị, vật liệu để lắp ráp mạch điều khiển LED sử dụng transistor lưỡng cực | 1 | C9 | |||||||
CHỦ ĐỀ 7. ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ | ||||||||||
Bài 18. Mạch xử lí tín hiệu tương tự | Nhận biết | - Nêu được dạng đồ thị của tín hiệu tuần hoàn thông thường - Nêu được trong điều chế biên độ thì sóng mang thay đổi biên độ theo biên độ của tín hiệu cần truyền - Nhận biết được đồ thị của tín hiệu tương tự | 3 | C10 C11 C12 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được vai trò của mạch khuếch đại tín hiệu | Xác định được tính đúng/ sai của các nhận định khi nói về mạch xử lí tín hiệu tương tự | 1 | 4 | C13 | C3a C3b C3c C3d | ||||
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức xác định được sơ đồ nguyên lí của mạch điều chế biên độ tín hiệu âm thanh | 1 | C22 | |||||||
Bài 19. Khuếch đại thuật toán | Nhận biết | - Nhận biết được hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo phụ thuộc vào trị số của các điện trở R1 và R2 - Xác định được công thức của điện áp sau khuếch đại | 2 | C14 C15 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được đồ thị của mạch cộng không đảo - Xác định được ý nghĩa của kí hiệu “+” trong đầu vòa không đảo | 2 | C16 C17 | |||||||
Vận dụng | Vận dụng được kiến thức về khuếch đại thuật toán để tìm giá trị điện áp ở đầu ra của mạch. | Xác định được tính đúng/ sai của các nhận định khi nói về khuếch đại thuật toán | 2 | 4 | C23 C24 | C4a C4b C4c C4d | ||||
Bài 20. Thực hành: Lắp ráp mạch so sánh | Nhận biết | - Nêu được quy trình lắp ráp mạch so sánh gồm mấy bước - Nêu được bước thứ tư trong quy trình lắp ráp mạch so sánh | 2 | C18 C19 | ||||||
Thông hiểu | - Nêu được thiết bị, vật liệu và dụng cụ nào sau đây không thuộc quy trình lắp ráp mạch so sánh | 1 | C20 |