Đề thi cuối kì 2 công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt Kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Công nghệ 10 KNTT này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
CÔNG NGHỆ 10 – TRỒNG TRỌT
KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Mục tiêu chính của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt là gì?
A. Giảm giá thành sản phẩm.
B. Tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
C. Tạo ra các sản phẩm biến đổi gen.
D. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Câu 2. Nhà kính đơn giản có thời gian sử dụng trong bao lâu?
A. Từ 10 đến 15 năm. | B. Từ 5 đến 10 năm. |
C. Trên 15 năm. | D. Dưới 5 năm. |
Câu 3. Hệ thống thủy canh hồi lưu và thủy canh không hồi lưu có chung bộ phận nào dưới đây?
A. Máy bơm dung dịch dinh dưỡng.
B. Đá sủi bọt khí.
C. Máy bớm không khí.
D. Dung dịch dinh dưỡng.
Câu 4. Một trong những nguyên tắc khi sử dụng phân bón hóa học là
A. Đúng liều lượng. | B. Đúng lúc. |
C. Đúng cách thức. | D. Đúng hướng dẫn. |
Câu 5. Đâu là bước thứ 2 trong sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt?
A. Chuẩn bị nguyên liệu. | B. Trộn nguyên liệu. |
C. Ủ nguyên liệu. | D. Theo dõi, đảo trộn đống ủ. |
Câu 6. Một trong những ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao là?
A. Tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
B. Nâng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân.
C. Chi phí đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.
D. Thiếu nhân lực chất lượng cao để vận hành.
Câu 7. Nhà kính trồng cây thường có cạnh và mái làm bằng vật liệu nào sau đây?
A. Kính hoặc vật liệu tương tự. | B. Lưới đen hoặc lưới trắng. |
C. Mái lợp tôn, cạnh làm bằng kính. | D. Mái làm bằng kính, cạnh làm bằng lưới. |
Câu 8. Hệ thống thủy canh khí canh cơ bản gồm những phần nào?
A. Bể chứa dung dịch, hệ thống phun sương.
B. Bể chứa dung dịch, máng trồng cây.
C. Máng trồng cây, hệ thống phung sương.
D. Bể chứa dung dịch, máng trồng cây, hệ thống phun sương.
Câu 9. Công nghệ vi sinh có thể giúp giải quyết vấn đề nào sau đây trong trồng trọt?
A. Tăng năng suất cây trồng một cách nhanh chóng và vượt trội.
B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
C. Tạo ra các giống cây trồng có khả năng kháng hạn, chịu mặn.
D. Cải tạo đất bị thoái hóa, bạc màu.
Câu 10. Bước 2 của quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải trồng trọt là:
A. Xử lí nguyên liệu. | B. Chuẩn bị mặt bằng. |
C. Ủ nguyên liệu. | D. Theo dõi, đảo trộn đống ủ. |
Câu 11. Công nghệ vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong trồng trọt thông qua việc
A. Tạo ra các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học để tăng năng suất cây trồng.
B. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sâu bệnh gây hại.
C. Phát triển các loại phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường để thay thế các sản phẩm hóa học độc hại.
D. Tăng cường sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hóa học để loại bỏ cỏ dại.
Câu 12. Đâu là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt?
A. Sử dụng giống cây trồng mới.
B. Tưới tiêu không hợp lý.
C. Sử dụng phân bón không đúng cách.
D. Trồng trọt theo mùa vụ.
Câu 13. Đâu không phải nhược điểm của kĩ thuật thủy canh trong trồng trọt?
A. Có hiệu quả cao với các loại rau, quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả.
B. Vốn đầu tư ban đầu thấp đối với các mô hình lớn.
C. Đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
D. Vốn đầu tư ban đầu cao đối với các mô hình lớn.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nhà kính?
A. Môi trường kín hỗ trợ tốt cho việc canh tác rau sạch.
B. Tránh được hầu hết các loại côn trùng hại cây.
C. Hạn chế được các tác động tiêu cực của thời tiết.
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây.
Câu 15. Đâu không phải là thách thức mà ngành trồng trọt đang gặp phải?
A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng.
C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số.
D. Chi phí đầu tư trồng trọt cho công nghệ lớn.
Câu 16. Đâu không phải là ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao?
A. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
B. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.
C. Nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
D. Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh tốt hơn với thị trường.
Câu 17. Đâu không phải nhược điểm của nhà kính đơn giản?
A. Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè.
B. Khó sử dụng với các loại cây ăn quả.
C. Kiểm soát sâu, bệnh ít hiệu quả.
D. Quy trình thực hiện nghiêm ngặt.
Câu 18. Đâu không phải ưu điểm của kĩ thuật khí canh trong trồng trọt?
A. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
B. Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường.
C. Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật.
D. Tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp ít hơn phương pháp thủy canh.
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về trồng cây công nghệ cao, học sinh trong nhóm đưa ra một số ý kiến:
a) Địa điểm trồng trọt có thể nằm gần khu dân cư đông đúc để tiện cho việc quản lý và vận chuyển.
b) Địa điểm trồng trọt cần phải có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập úng.
c) Nguồn nước tưới cho cây trồng có thể lấy từ bất kỳ ao, hồ nào gần đó.
d) Khi lựa chọn địa điểm trồng trọt cần xem xét đến yếu tố khí hậu và thời tiết của khu vực đó.
Câu 2. Đọc tư liệu sau đây:
“Công nghệ tưới tiết kiệm nước lần đầu tiên được sử dụng trong các nhà kính ở nước Anh vào cuối năm 1940. Vài năm sau, nhiều hệ thống tưới tiết kiệm nước đã được áp dụng rộng rãi trên các cánh đồng ở Israel. Tiếp theo, cùng với công cuộc nghiên cứu phát triển kĩ thuật tưới nhỏ giọt ở Mĩ và Israel trong những năm 60 của thế kỉ trước là một quá trình phát triển ứng dụng và thay thế các kĩ thuật truyền thống bằng các kĩ thuật công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước.
Đối với Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước được bắt đầu từ năm 1993. Công nghệ tưới tiết kiệm nước là rất cần thiết, mở ra triển vọng to lớn trong việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và các loại cây có giá trị kinh tế cao trên các vùng khan hiếm ở Việt Nam”.
(Nguồn: Báo điện tử của Công ty cổ phần Công nghệ tưới Bình Minh)
a) Công nghệ tưới tiết kiệm nước chỉ phù hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
b) Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước giúp giảm thiểu tình trạng lãng phí nước trong nông nghiệp.
c) Công nghệ tưới tiết kiệm nước có thể được áp dụng cho cả cây trồng trong nhà kính và ngoài đồng ruộng.
d) Ở Việt Nam, công nghệ tưới tiết kiệm nước chủ yếu được áp dụng cho các loại cây trồng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Câu 3. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về quy trình trồng cây không dùng đất. Sau đây là một số ý kiến liên quan đến lưu ý khi thực hành:
a) Trong hệ thống thủy canh, việc kiểm tra và điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng là không cần thiết.
b) Giá thể trong hệ thống trồng cây không dùng đất chủ yếu có tác dụng cố định cây.
c) Việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp là yếu tố quyết định thành công của phương pháp trồng cây không dùng đất.
d) Trồng cây không dùng đất có thể được áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau.
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 10 – TRỒNG TRỌT
KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ 10 – LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN
KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 7 | 2 | 2 | 2 | ||
Giao tiếp công nghệ | 2 | 1 | 2 | |||
Sử dụng công nghệ | 2 | 2 | 5 | 2 | ||
Đánh giá công nghệ | 1 | 2 | 4 | 1 | ||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | 1 | ||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 2 | 7 | 7 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ 10 – TRỒNG TRỌT
KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
24 | 16 | 24 | 16 | |||||||
Bài 23. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao | Nhận biết | Nêu được khái niệm trồng trọt công nghệ cao. | Nêu được ưu và nhược điểm của trồng trọt công nghệ cao. | 2 | C1, C6 | |||||
Thông hiểu | Phân tích được thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. | 2 | 3 | C15, C16 | C1a, C1b, C1c | |||||
Vận dụng | Đề xuất cách khắc phục các yếu tố cản trở sự phát triển của công nghệ cao trong trồng trọt. | 1 | 1 | C21 | C1d | |||||
Bài 24. Một số công nghệ cao trong trồng trọt | Nhận biết | Mô tả mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương, phun mưa. | 2 | 1 | C2, C7 | C2a | ||||
Thông hiểu | Mô tả một số mô hình nhà kính phổ biến trong trồng trọt. | Mô tả ứng dụng của IoT trong trồng trọt công nghệ cao. | 2 | 1 | C14, C17 | C2b | ||||
Vận dụng | Tìm hiểu mô hình trồng cây công nghệ cao ở một số địa phương. | 1 | 2 | C22 | C2c, C2d | |||||
Bài 25. Công nghệ trồng cây không dùng đất | Nhận biết | Nêu được ưu, nhược điểm của kĩ thuật thủy canh, kĩ thuật khí canh. | 2 | C3, C8 | ||||||
Thông hiểu | Giải thích được cở sở khoa học của các hệ thống trông cây không dùng đất (hệ thống thủy canh, hệ thống khí canh). | 2 | C13, C18 | |||||||
Vận dụng | Có ý thức an toàn lao động và bảo vệ môi trường. | Thực hiện việc trồng cây bằng phương pháp thủy canh. | 1 | 4 | C23 | C3a, C3b, C3c, C3d | ||||
Bài 26. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt | Nhận biết | Trình bày khái niệm về ô nhiễm môi trường trong trồng trọt. | 1 | 1 | C4 | C4a | ||||
Thông hiểu | Lí giải nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt. | Nêu được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong trồng trọt. | 2 | 2 | C12, C19 | C4b, C4c | ||||
Vận dụng | Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường thực tiễn ở gia đình và địa phương. | 1 | 1 | C24 | C4d | |||||
Bài 27. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt | Nhận biết | Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt. | 2 | C5, C10 | ||||||
Thông hiểu | Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt. | Sử dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường | 2 | C11, C20 | ||||||
Vận dụng | Sử dụng công nghệ vi sinh vào bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. | 1 | C9 |