Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hóa học 6 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Hóa học 6 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: .............
TRƯỜNG THCS ............ Chữ kí GT2: .............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học 6 - Chân trời sáng tạo
Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....… Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT: .……… | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
- tốc độ lớn hơn
- tốc độ nhỏ hơn
- cùng tốc độ
- tốc độ không thay đổi
Câu 2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
- Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.
- Đáp án B và C
Câu 3. Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là:
- khoảng hai tuần
- khoảng ba tuần
- khoảng 1 tuần
- khoảng 1 tháng
Câu 4. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?
- Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao
- Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
- Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao
- Đáp án khác
Câu 5. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”
Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.
- hành tinh - vệ tinh
- vệ tinh - vệ tinh
- thiên thể - thiên thể
- vệ tinh - thiên thể
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà
- Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà
- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời
- Ngân Hà là tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
Câu 7. Hành tinh duy nhất được biết đến có lượng nước lớn ở cả ba trạng thái rắn, lỏng và khí là
- Trái Đất
- Hỏa tinh
- Mộc tinh
- Kim tinh
Câu 8. Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?
- Thiên Vương tinh
- Hải Vương tinh
- Diêm Vương tinh
- Thổ tinh
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
- a) Hệ Mặt Trời là gì? Trình bày cấu trúc của hệ Mặt Trời. Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất, hành tinh nào xa Mặt Trời nhất?
- b) Cho bảng sau:
Hành tinh | Khoảng cách đến Mặt Trời (AU) |
Thủy tinh | 0,39 |
Kim tinh | 0,72 |
Trái Đất | 1,0 |
Hỏa tinh | 1,52 |
Em hãy vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh cho trong bảng theo tỉ lệ 4 cm ứng với 1 AU.
Câu 2. (2,5 điểm)
- a) Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- b) Em có nhận xét gì về điểm khác nhau giữa trăng khuyết đầu tháng và trăng khuyết cuối tháng.
Câu 3. (1,0 điểm)
Bạn Nam làm thí nghiệm đo đường kính của Mặt Trăng như sau: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng. Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Nam thu được khoảng cách là 220cm. Hãy xác định đường kính của Mặt Trăng, biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400 km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng Số câu : 5 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% | -Điền từ thích hợp vào chỗ chấm - Thời gian chuyển từ không trăng đến không trăng | Nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng | -Lí do hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn | Nhận xét về điểm khác nhau giữa trăng khuyết đầu tháng và trăng khuyết cuối tháng. | Tính đường kính của Mặt Trăng | |||
Số câu: 2 Sốđiểm:1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:0,5 Sốđiểm:2,0 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | |
Hệ Mặt Trời và Ngân Hà Số câu : 6 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% | -Nhận biết phát biểu đúng về Ngân Hà - Điền từ còn thiếu vào chỗ trống - Hành tinh trong hệ Mặt Trời có lượng nước lớn ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí - Hành tinh không nằm trong hệ Mặt Trời | Bản chất của Mặt Trời và các ngôi sao | -Trình bày hiểu biết về hệ Mặt Trời, hành tinh xa/gần Mặt Trời nhất | Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh cho trong bảng theo tỉ lệ | ||||
Số câu: 4 Sốđiểm:2,0 Tỉ lệ: 20 % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:0,5 Sốđiểm:2,0 Tỉ lệ:20% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:0,5 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | |
Tổng Số câu: 11 Tổng Sốđiểm:10 Tỉ lệ: 100% | 6,5 câu 3,5 điểm 35% | 2,5 câu 3,0 điểm 30% | 1 câu 2,5 điểm 25% | 1 câu 1,0 điểm 10 % |