Đề thi cuối kì 2 khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Tin học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………….. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Yêu cầu thiết yếu cho nhân viên trong ngành dịch vụ công nghệ thông tin bao gồm
A. kiến thức về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
B. kỹ năng lập trình web nâng cao.
C. kinh nghiệm trong phát triển game.
D. kiến thức về trí tuệ nhân tạo.
Câu 2. Đâu là mục tiêu của khoa học dữ liệu?
A. Khám phá tri thức.
B. So sánh điểm giống nhau của các dữ liệu.
C. Tìm ra điểm khác nhau giữa các dữ liệu.
D. Phân tích và tìm ra dữ liệu của khách hàng tiềm năng.
Câu 3. Phương pháp học không giám sát trong học máy sử dụng loại dữ liệu nào?
A. Dữ liệu có nhãn.
B. Dữ liệu không có nhãn.
C. Dữ liệu hỗn hợp.
D. Dữ liệu ẩn.
Câu 4. ___________ là quá trình biểu diễn dữ liệu thông qua đồ họa, biểu đồ và hình ảnh để hiểu rõ hơn về các mẫu, xu hướng và quan hệ trong dữ liệu.
A. Trực quan hóa dữ liệu.
B. Tối ưu hóa quyết định.
C. Phân tích dữ liệu.
D. Khám phá tri thức.
Câu 5. Kênh nào không phải là nơi để nâng cao kiến thức về quản trị mạng và bảo mật hệ thống?
A. Diễn đàn trực tuyến chuyên ngành.
B. Các trang web của tổ chức giáo dục.
C. Sách giáo khoa cũ không cập nhật.
D. Các khóa học và chứng chỉ chuyên ngành.
Câu 6. Flowgorithm có khả năng chuyển đổi sơ đồ khối sang ít nhất bao nhiêu ngôn ngữ lập trình?
A. 10.
B. 18.
C. 25.
D. 30.
Câu 7. Trong quá trình “học” của mô hình học máy, bước tiếp theo sau khi sử dụng phần dữ liệu kiểm tra để đánh giá hiệu suất của mô hình là
A. thu thập và chuẩn bị dữ liệu chứa các mẫu cần thiết cho bài toán cần giải quyết.
B. sử dụng các thuật toán để trích xuất các đặc trưng dữ liệu.
C. học các tri thức từ các mẫu dữ liệu.
D. triển khai mô hình học máy.
Câu 8. Kênh nào không phải là nguồn để nâng cao trình độ và cập nhật thông tin trong ngành công nghệ thông tin?
A. Diễn đàn trực tuyến.
B. Nhóm chuyên ngành trên mạng xã hội.
C. Trường đại học và viện nghiên cứu.
D. Phim tài liệu công nghệ.
Câu 9. Phần mềm Cisco Packer Tracer mô tả mạng máy tính hỗ trợ
A. công tác giáo dục và đào tạo.
B. công tác tiêm chủng.
C. công tác kiểm soát dịch bệnh.
D. công tác kiểm tra chất lượng công trình.
Câu 10. Dữ liệu phản hồi của người dùng giúp cải thiện độ chính xác của dịch tự động thông qua
A. phân tích cú pháp.
B. xếp hạng bản dịch.
C. tính toán lượng từ.
D. kiểm tra chính tả.
Câu 11. Hoạt động nào sau đây thuộc giai đoạn thu thập dữ liệu trong quy trình khoa học dữ liệu?
A. Tạo biểu đồ từ kết quả phân tích.
B. Ghi nhận ý kiến người dùng qua bảng khảo sát trực tuyến.
C. Dọn dẹp dữ liệu sai lệch.
D. Rút ra kết luận từ dữ liệu.
Câu 12. Dữ liệu không có nhãn là
A. mỗi mẫu dữ liệu không kèm theo nhãn hay giá trị đầu ra.
B. mỗi dữ liệu trong tập dữ liệu đầu vào được gán một nhãn hay nhận một giá trị đầu ra cụ thể.
C. mỗi mẫu dữ liệu không kèm theo nhãn nhưng có gán giá trị đầu ra.
D. mỗi dữ liệu trong tập dữ liệu đầu vào được gán một nhãn nhưng không có giá trị đầu ra cụ thể.
Câu 13. Vai trò của mô hình học máy trong giải quyết vấn đề là gì?
A. Thực hiện các phép toán trên dữ liệu.
B. Tạo hình ảnh minh họa cho dữ liệu.
C. Tự động tìm ra mối liên hệ giữa dữ liệu đầu vào và kết quả cần dự đoán.
D. Chia sẻ dữ liệu qua mạng để nhiều người cùng xử lý.
Câu 14. Flowgorithm hỗ trợ kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán bằng cách nào?
A. Thực hiện mô phỏng trực tiếp.
B. Chạy chương trình thực tế.
C. Cấu hình thiết bị ảo.
D. Sử dụng lệnh ping.
Câu 15. Yêu cầu thiết yếu nào sau đây không thuộc về nhà quản trị mạng và hệ thống?
A. Thiết kế, lắp đặt và quản trị hệ thống mạng.
B. Đảm bảo an toàn hệ thống và dữ liệu.
C. Sử dụng công cụ kỹ thuật để chẩn đoán sự cố.
D. Phát triển và triển khai phần mềm ứng dụng.
Câu 16. Công cụ nào sau đây không phải là một công cụ phân tích dữ liệu phổ biến?
A. SAS.
B. SPSS Modeler.
C. Adobe Photoshop.
D. Power BI.
Câu 17. Một học sinh tạo sơ đồ thuật toán bằng Flowgorithm nhưng không thấy hiển thị kết quả đầu ra. Nguyên nhân có thể là gì?
A. Không sử dụng khối vòng lặp.
B. Sơ đồ không có khối xuất dữ liệu.
C. Dữ liệu đầu vào bị sai.
D. Chưa chạy phần mềm Cisco Packet Tracer.
Câu 18. Khi sử dụng Cisco Packet Tracer, thiết bị nào sau đây có thể được mô phỏng?
A. Bộ xử lý trung tâm (CPU).
B. Thiết bị lưu trữ ngoài (USB).
C. Bộ định tuyến (router) và thiết bị chuyển mạch (switch).
D. Máy in và máy chiếu
Câu 19. ...........................................
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một học sinh nghiên cứu về việc lựa chọn và áp dụng thuật toán phù hợp có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả xử lý dữ liệu:
a. Máy tính là công cụ xử lý dữ liệu nhanh và chính xác.
b. Một thuật toán có thể áp dụng cho mọi loại dữ liệu.
c. Lựa chọn sai thuật toán với bài toán không gây ra ảnh hưởng gì trong khoa học dữ liệu.
d. Khi cần phân tích xu hướng điểm số qua các năm, học sinh có thể viết thuật toán để tạo biểu đồ từ bảng dữ liệu.
Câu 2. Mô phỏng có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học, giáo dục, khoa học và kĩ thuật.
a. Mô phỏng không thể giúp học sinh quan sát thí nghiệm mà không cần chuẩn bị thiết bị thật.
b. Trong y học, mô phỏng không thể dùng để luyện tập kỹ năng phẫu thuật.
c. Mô phỏng có thể hỗ trợ huấn luyện trong các môi trường nguy hiểm hoặc khó tiếp cận.
d. Khi đánh giá sự lây lan của một dịch bệnh, mô phỏng có thể được sử dụng để dự đoán diễn biến dịch bệnh theo nhiều kịch bản khác nhau.
Câu 3. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm nghề quản trị đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hệ thống mạng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu vận hành ổn định, bảo mật và hiệu quả.
a. Nhóm nghề quản trị trong CNTT gồm các nghề như: quản trị mạng, quản trị hệ thống và quản trị cơ sở dữ liệu.
b. Công việc của quản trị hệ thống chỉ liên quan đến phần mềm, không bao gồm phần cứng.
c. Quản trị cơ sở dữ liệu cần đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho dữ liệu.
d. Khi hệ thống quản lý khách hàng bị lỗi cơ sở dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu là người chịu trách nhiệm khắc phục.
Câu 4. ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | ||||||
NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | 1 | 1 | 4 | 2 | 2 | |
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | 9 | 7 | 6 | 3 | 3 | 2 |
Tổng (số lệnh hỏi trong đề thi) | 10 | 8 | 6 | 7 | 5 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số lệnh hỏi | Câu hỏi | ||||
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | ||
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 20 | 12 | ||||||
Bài F14. Học máy | Nhận biết | - Dữ liệu trong học không giám sát. - Các bước trong quá trình “học” của mô hình học máy. - Khái niệm dữ liệu không có nhãn. | 3 | C3 C7 C12 | ||||
Thông hiểu | - Ứng dụng và vai trò của học máy. | 2 | C10 C13 | |||||
Vận dụng | - Xác định thao tác cần thực hiện để giải quyết yêu cầu của bài. | 1 | C20 | |||||
Bài F15. Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Mục tiêu và thành tựu của khoa học dữ liệu. - Các bước trong quy trình thu thập dữ liệu trong khoa học dữ liệu. | 3 | C2 C4 C11 | ||||
Thông hiểu | - Vai trò và ứng dụng của khoa học dữ liệu. | 2 | C16 C24 | |||||
Vận dụng | - Xác định các bước trong quy trình khoa học dữ liệu. | 1 | C22 | |||||
Bài F16. Máy tính, thuật toán và Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Nhiệm vụ của máy tính. - Đặc điểm của thuật toán. | 2 | C1a C1b | ||||
Thông hiểu | - Vai trò của thuật toán. | 1 | C1c | |||||
Vận dụng | - Ứng dụng thuật toán vào phân tích dữ liệu. | 1 | C1d | |||||
Bài F18. Kĩ thuật mô phỏng | Nhận biết | - Vai trò của mô phỏng. | 1 | C2a | ||||
Thông hiểu | - Ứng dụng mô phỏng vào thực tế. | 2 | C2b C2c | |||||
Vận dụng | - Sử dụng mô phỏng vào thực tế. | 1 | C2d | |||||
Bài F19. Sử dụng phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Các phần mềm mô phỏng thông dụng và mục đích sử dụng của chúng. | 2 | C6 C9 | ||||
Thông hiểu | - Thao tác với phần mềm mô phỏng. | 2 | C14 C18 | |||||
Vận dụng | - Thao tác với phần mềm mô phỏng. | 2 | C17 C23 | |||||
CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC | 4 | 4 | ||||||
Bài G1. Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Yêu cầu cần thiết của người làm nghề. | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | - Các kênh giúp nâng cao trình độ và cập nhật thông tin. | 1 | C8 | |||||
Vận dụng | - Xác định được nhóm nghề phù hợp với miêu tả. | 2 | C19 C21 | |||||
Bài G2. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Biết được những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện. | 1 | 2 | C5 | C3a C3b | ||
Thông hiểu | - Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề. | 1 | 1 | C15 | C3c | |||
Vận dụng | - Vai trò của nhóm nghề quản trị. | 1 | C3d | |||||
Bài G3. Một số nghề ứng dụng tin học và một số ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Lĩnh vực ứng dụng tin học. - Yêu cầu về kiến thức của người làm nghề. | 2 | C4a C4b | ||||
Thông hiểu | - Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của người làm nghề. | 1 | C4c | |||||
Vận dụng | - Vai trò của tin học trong giáo dục. | 1 | C4d |