Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính bộ sách "chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: TÌM HIỂU MỘT VÀI KIỂU DỮ LIỆU TUYẾN TÍNH

BÀI 1.1: HÀNG ĐỢI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Mô tả được khái niệm hàng đợi thông qua cơ chế hoạt động của hàng đợi.

 - Biểu diễn được hàng đợi bằng mảng một chiều.

 - Giải thích và viết được chương trình cho các phép toán cơ bản của hàng đợi: khởi tạo hàng đợi rỗng, thêm phần tử vào hàng đợi, lấy phần tử ra khỏi hàng đợi.

2. Năng lực

‐       Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông:

·      Mô tả được khái niệm hàng đợi thông qua cơ chế hoạt động của hàng đợi.

·      Biểu diễn được hàng đợi bằng mảng một chiều.

 - Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Giải thích và viết được chương trình cho các phép toán cơ bản của hàng đợi: khởi tạo hàng đợi rỗng, thêm phần tử vào hàng đợi, lấy phần tử ra khỏi hàng đợi.

3. Phẩm chất

 - Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm hiểu, vận dụng: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

 - Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.

 - Phòng thực hành, các máy tính có kết nối internet.

 - SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Chân trời sáng tạo.

2. Đối với học sinh:

 - HS cả lớp: Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính – Chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS bước đầu hình thành kiến thức về hàng đợi, lấy được ví dụ để mô tả nguyên tắc hoạt động của hàng đợi.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS nêu nhận xét về dữ liệu hàng đợi.

c. Sản phẩm học tập: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5:

Khi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính nhà nước, em sẽ gặp các hệ thống xếp hàng tự động (Hình 1). Theo em, các hệ thống này hoạt động theo nguyên tắc nào?

 

Hình 1. Hệ thống xếp hàng tự động

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.5 SGK.

Gợi ý trả lời:

Nguyên tắc của hệ thống xếp hàng tự động là ai đến trước sẽ được xếp hàng trước để xử lí công việc trước, những người tiếp theo cứ xếp hàng lần lượt như vậy.

 - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một khái niệm quan trọng trong lập trình - đó là 'hàng đợi'. Hãy cùng tìm hiểu cách mà kiểu dữ liệu này giúp chúng ta quản lý và xử lý các yêu cầu một cách hiệu quả, thông qua việc áp dụng nguyên tắc 'First In, First Out'. Điều này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của hệ thống hàng đợi và áp dụng nó vào các bài toán thực tế một cách hợp lí - Bài 1.1: Hàng đợi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về hàng đợi.

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và một số ví dụ về hàng đợi trong thực tế; Trình bày được cơ chế hoạt động của hàng đợi.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Hàng đợi, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Trình bày được khái niệm và một số ví dụ về hàng đợi, cơ chế hoạt động và ứng dụng của hàng đợi trong tin học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV cho HS thảo luận theo bàn, đọc và tìm hiểu thông tin trong mục 1.SGK-tr.5,6 để trả lời các câu hỏi:  + Hàng đợi là gì? Cơ chế hoạt động của hàng đợi là gì?  + Trình bày các thao tác cơ bản “Thêm vào” và “Lấy ra” trên hàng đợi.  - GV triển khai mục Câu hỏi củng cố SGK-tr.7 và cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện:

1. Cho Hình 4 biểu diễn một hàng đợi, hãy cho biết:

a) Phần tử đầu hàng đợi, phần tử cuối hàng đợi.

b) Sau khi lấy ra một phần tử, thì phần tử đầu hàng đợi là phần tử nào?

c) Sau khi thêm vào phần tử “k” vào thì phần tử cuối hàng đợi là phần tử nào?

 

Hình 4. Hàng đợi và hai đầu front, rear

2. Cho một hàng đợi rỗng, hãy vẽ hình minh họa từng bước thực hiện các thao tác sau: enqueue(1), enqueue(3), enqueue(5), dequeue(), dequeue(), enqueue(7).

 + Sau thời gian thảo luận, GV chỉ định lần lượt các HS thực hiện yêu cầu của câu hỏi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS tìm hiểu nội dung phần a, mục 1 SGK tr.5 sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.  - Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố SGK-tr.7

1. a) Phần tử đầu hàng đợi: m;

Phần tử cuối hàng đợi: x.

b) Sau khi lấy ra một phần tử thì phần tử đầu hàng đợi là: +.

c) Sau khi thêm vào phần tử “k” vào thì phần tử cuối hàng đợi là phần tử: k.

2.

 

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức.  - GV kết luận:  + Khái niệm: hàng đợi là một cấu trúc dữ liệu tuyến tính dùng để lưu danh sách các phần tử.  + Hai thao tác cơ bản trên hàng đợi: thao tác thêm vào (enqueue) ở cuối hàng đợi (rear) và thao tác lấy ra (dequeue) ở đầu hàng đợi (front). Hai thao tác này thể hiện cơ chế hoạt động “Vào trước - Ra trước” (FIFO – First In, First Out).

1. Hàng đợi

 - Khái niệm: Hàng đợi là một cấu trúc dữ liệu tuyến tính dùng để lưu danh sách các phần tử.  - Cơ chế hoạt động của hàng đợi được căn cứ theo thứ tự các phần tử được thêm vào hàng đợi, gọi là vào trước ra trước (FIFO – First In, First Out).

 

Hình 2. Cơ chế FIFO của hàng đợi

 - Các thao tác  cơ bản:  + Thao tác enqueue: Thêm vào phần tử mới ở cuối hàng đợi.  + Thao tác dequeue: Lấy ra  một phẩn tử ở đầu hàng đợi.  + Thao tác front: Trả về giá trị của phần tử đầu hàng đợi.  + Thao tác rear (hay back): Trả về giá trị của phần tử cuối hàng đợi.  + Thao tác kiểm tra hàng đợi rỗng.

Các thao tác được thể hiện trong Hình 3.

 

Hình 3. Thao tác enqueue, dequeue, trên hàng đợi và hai đầu front, rear.

Hoạt động 2. Biểu diễn và cài đặt hàng đợi bằng mảng một chiều.

a. Mục tiêu: HS biểu diễn được hàng đợi bằng mảng một chiều và trình bày được một số hàm và ý nghĩa của chúng trong hàng đợi.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để thực hiện biểu diễn hàng đợi bằng mảng một chiều và cài đặt được hàng đợi.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để thực hiện các thao tác lấy ra, thêm vào trong hàng đợi và cài đặt hàng đợi bằng mảng một chiều.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a) Biểu diễn hàng đợi bằng mảng một chiều.

 - GV trình chiếu Hình 5 và cho HS đọc và nghiên cứu mục 2, phần a SGK-tr.7 để trả lời câu hỏi sau:

 

 + Dựa vào Hình 5, cho biết chỉ số của phần tử đầu hàng đợi và chỉ số của phần tử cuối hàng đợi trong mảng là bao nhiêu?  - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện mục Câu hỏi củng cố SGK-tr.7

1. Các thông tin cần thiết để biểu diễn hàng đợi bằng mảng một chiều là gì?

2. Với hàng đợi ở hình 5, hay vẽ hình thực hiện liên tục các thao tác: Thêm vào 0, lấy ra, lấy ra.

b) Cài đặt hàng đợi bằng mảng một chiều trong Python

 - HS thảo luận theo nhóm 4HS tìm hiểu thông tin trong mục 2, phần b SGK-tr.8 để thực hiện các câu hỏi sau:  + Các phép toán cơ bản cho hàng đợi được cài đặt thông qua những hàm nào? Cho biết ý nghĩa của những hàm đó.  - GV cho HS thực hiện cá nhân phần câu hỏi củng cố SGK-tr.8:

1. Tại sao không cần sử dụng các chỉ số front, rear khi dùng kiểu list để biểu diễn hàng đợi trong Python?

2. Theo em, có cách nào kiểm tra hàng đợi queue là rỗng mà không dùng hàm len(queue)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ theo đúng hướng dẫn để hoàn thành yêu cầu.  - Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 - Nếu HS có vướng mắc trong quá trình thực hành, GV yêu cầu HS thảo luận, tìm giải pháp khắc phục.  - HS báo cáo, chia sẻ giải pháp tìm được.  - Hướng dẫn thực hiện câu hỏi củng cố SGK-tr.7

1.

 + Mảng: Một mảng một chiều để lưu trữ các phần tử của hàng đợi.  + Chỉ số đầu và chỉ số cuối của hàng đợi: Chỉ số đầu dùng để trỏ đến phần tử đầu tiên của hàng đợi, chỉ số cuối dùng để trỏ đến phần tử cuối cùng của hàng đợi.  + Số lượng phần tử hiện có trong hàng đợi: Điều này cho phép chúng ta biết hàng đợi hiện tại đang chứa bao nhiêu phần tử và khi nào nó đầy.

2.

 

 - Hướng dẫn thực hiện câu hỏi củng cố SGK-tr.8

1.

Trong Python, khi sử dụng kiểu danh sách (list) để biểu diễn hàng đợi, chúng ta không cần phải sử dụng các chỉ số front và rear vì danh sách có thể mở rộng linh hoạt và các phần tử có thể được thêm vào và lấy ra từ cả hai đầu của danh sách một cách dễ dàng. Thêm vào đó, Python cung cấp các phương thức sẵn có như append() để thêm phần tử vào cuối danh sách và pop(0) để lấy phần tử từ đầu danh sách. Điều này giúp làm giảm đáng kể sự phức tạp của việc quản lý chỉ số front và rear.

2.

 - Kiểm tra độ dài của hàng đợi bằng phương thức len() và so sánh với 0 mà không cần truy cập trực tiếp đến hàng đợi:

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức.  - GV kết luận:

Hàng đợi là một dãy các phần tử. Do đó, hàng đợi có thể được biểu diễn bằng mảng một chiều hoặc danh sách (kiểu list của Python). Khi hàng đợi là danh sách (kiểu list), hàm thêm vào enqueue() dùng hàm append() của kiểu list và hàm lấy ra dequeue() dùng hàm pop() của kiểu list.

2. Biểu diễn và cài đặt hàng đợi bằng mảng một chiều

a) Biểu diễn hàng đợi bằng mảng một chiều.

 - Phần tử đầu của hàng đợi được đặt vào phần tử có chỉ số front = 0.  - Phần tử cuối hàng đợi được đặt vào phần tử có chỉ số rear = 6.

b) Cài đặt hàng đợi bằng mảng một chiều trong Python

 - Các phép toán cơ bản cho hàng đợi được cài đặt thông qua các hàm sau:  + Khởi tạo hàng đợi rỗng:

 

 + Kiểm tra hàng đợi rỗng:

 

 + Phép toán enqueue: Sử dụng hàm append() để thêm phần tử vào cuối hàng đợi.

 

 + Phép toán dequeue: thao tác dequeue bắt đầu bằng việc kiểm tra hàng đợi có rỗng hay không. Nếu không, sử dụng hàm pop() với chỉ số 0 để xóa phần tử đầu hàng đợi đi.

 

 + Phép toán front: kiểm tra nếu hàng đợi không rỗng thì trả về giá trị của queue[0].

 

Phép toán rear: kiểm tra nếu hàng đợi không rỗng thì trả về giá trị của queue[len(queue)-1].

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS, HS hoàn thành phiếu bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS. - GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV cho HS làm phiếu bài tập. - GV cho HS làm phiếu bài tập.

Trường THPT:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………...

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 12 – ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 1.1: HÀNG ĐỢI

 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Thao tác nào được thực hiện trên hàng đợi khi một phần tử mới được thêm vào?

A. Gán giá trị cuối cùng.

B. Xóa phần tử đầu tiên.

C. Kiểm tra sự tồn tại của phần tử.

D. Thêm vào phần tử cuối cùng.

Câu 2. Đặc điểm nào phản ánh cơ chế hoạt động của hàng đợi?

A. Thứ tự ngẫu nhiên khi lấy ra.

B. Thêm và lấy ra theo thứ tự FIFO.

C. Ưu tiên các phần tử đã tồn tại.

D. Lựa chọn phần tử ngẫu nhiên khi thêm vào.

Câu 3. Làm thế nào để biểu diễn hàng đợi bằng mảng một chiều?

A. Sử dụng con trỏ để chỉ đến phần tử đầu và cuối của mảng.

B. Sử dụng một mảng với phần tử đầu tiên là đầu hàng đợi và phần tử cuối cùng là cuối hàng đợi.

C. Sử dụng một danh sách liên kết đôi để lưu trữ các phần tử trong hàng đợi.

D. Sử dụng một danh sách liên kết đơn để lưu trữ các phần tử trong hàng đợi.

Câu 4. Khi biểu diễn hàng đợi bằng mảng một chiều, thao tác thêm vào và lấy ra phần tử thường được thực hiện ở vị trí nào của mảng?

A. Thêm vào vị trí cuối mảng, lấy ra từ vị trí đầu mảng.

B. Thêm vào vị trí đầu mảng, lấy ra từ vị trí cuối mảng.

C. Thêm vào và lấy ra đều từ vị trí giữa mảng.

D. Thêm vào và lấy ra từ cả hai đầu mảng.

Câu 5. Trong Python, cách nào sau đây thích hợp để cài đặt hàng đợi bằng mảng một chiều?

A. Sử dụng module collections.deque.

B. Sử dụng module queue.Queue.

C. Sử dụng một danh sách (list) và thêm vào từ đầu, lấy ra từ cuối.

D. Sử dụng một danh sách (list) và thêm vào từ cuối, lấy ra từ đầu.

Câu 6. Ý nghĩa của phép toán enqueue là gì?

A. Kiểm tra hàng đợi rỗng.

B. Khởi tạo hàng đợi rỗng.

C. Sử dụng hàm append() để thêm phần tử vào cuối hàng đợi.

D. Kiểm tra nếu hàng đợi không rỗng thì trả về giá trị của queue[0].

Câu 7. Cho một chương trình hàng đợi như sau:

 

Trong chương trình hàng đợi được triển khai trong Python trên, hàm nào nào được sử dụng để lấy ra phần tử từ đầu hàng đợi?

A. front().

B. pop().

C. dequeue().

D. remove().

 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu hoạt động Luyện tập (SGK – tr.9) và sử dụng các kiến thức đã biết để thực hiện.

1. Trong Python, khi sử dụng kiểu list để biểu diễn hàng đợi. Hãy cho biết:

a) Chỉ số của phần tử đầu.

b) Chỉ số của phần tử cuối.

2. Theo em, thứ tự thực hiện phép toán enqueue với các giá trị thích hợp để kết quả là một hàng đợi trong Hình 5 là những bước nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

 - GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 - HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.

 - HS kiểm tra chéo, nhận xét và góp ý cho nhau phần Luyện tập.

Gợi ý đáp án:

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7
DBBADCC

Luyện tập (SGK – tr.11)

1.

a) Chỉ số của phần tử đầu trong hàng đợi được biểu diễn bằng số 0.

b) Chỉ số của phần tử cuối trong hàng đợi được biểu diễn bằng số (n - 1), trong đó n là số lượng phần tử hiện có trong hàng đợi.

2. Thứ tự thực hiện:

enqueue(40)  enqueue(20)   enqueue(30)  enqueue(10)  enqueue(60)  enqueue(50)  enqueue(70).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chữa bài, chốt đáp án trắc nghiệm - GV chữa bài, chốt đáp án trắc nghiệm.

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động Luyện tập. - GV nhận xét, kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động Luyện tập.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện câu hỏi Vận dụng SGK-tr.9 sử dụng các hàm cơ bản để tạo các hàng đợi và viết được chương trình hàng đợi đơn giản theo yêu cầu.

b. Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học để viết các chương trình hàng đợi theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: Các chương trình hàng đợi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động  - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động Vận dụng (SGK – tr9).

1. Các phần tử trong hàng đợi biểu diễn kiểu list trong Python có thể thuộc kiểu chuỗi hay không? Nếu có, sử dụng các hàm initQueue(), enqueue() để tạo hàng đợi có các phần tử như sau:

“Một”“Hai”“Ba”“Bốn”

Sau đó, sử dụng các hàm enqueue(), dequeue() để hàng đợi trên có kết quả là:

“Bốn”“Ba”“Hai”“Một”“Không”

2. Theo em, có thể dùng danh sách liên kết để biểu diễn hàng đợi hay không?

3. Tạo tệp queue.py chứa các hàm enqueue(), dequeue(), front(), rear(), isEmptyQueue() của hàng đợi. Sau đó:

 - Khởi chạy hàng đợi rỗng.

 - Thực hiện các hàm enqueue() với giá trị thích hợp để hàng đợi có kết quả như Hình 6a.

 

 - Thực hiện các hàm enqueue(), dequeue() với giá trị thích hợp để hàng đợi có kết quả như HÌnh 6b.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - Đầu tiết học sau, HS kiểm tra chéo, nhận xét và góp ý cho nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - Tiết học tiếp theo, GV nhận xét, kiểm tra kết quả thực hiện hoạt động Vận dụng.

Gợi ý trả lời:

1.

 + Các phần tử trong hàng đợi biểu diễn dưới dạng danh sách trong Python có thể thuộc bất kỳ kiểu dữ liệu nào, bao gồm cả kiểu chuỗi. Python cho phép bạn lưu trữ các phần tử có kiểu dữ liệu khác nhau trong cùng một danh sách.

 + Sử dụng các hàm initQueue(), enqueue() để tạo hàng đợi có các phần tử như sau:

“Một”“Hai”“Ba”“Bốn”

 

 + Sử dụng các hàm enqueue(), dequeue() để hàng đợi trên có kết quả là:

“Bốn”“Ba”“Hai”“Một”“Không”

 

 

2.

Có, ta có thể sử dụng danh sách liên kết để biểu diễn hàng đợi, nhưng cách này thường không được ưa chuộng hơn so với việc sử dụng cấu trúc dữ liệu được thiết kế đặc biệt cho hàng đợi như hàng đợi dựa trên mảng (array-based queue) hoặc hàng đợi dựa trên danh sách liên kết đôi (linked list-based queue).

3.

 - Khởi tạo hàng đợi rỗng:

 

 - Thực hiện các hàm enqueue() với giá trị thích hợp để hàng đợi có kết quả như Hình 6a.

 

 - Thực hiện các hàm enqueue(), dequeue() với giá trị thích hợp để hàng đợi có kết quả như Hình 6b.

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

 - Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.1.

 - Xem trước nội dung Bài 1.2: Ngăn xếp.

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

1. PHÍ MÔN TOÁN, NGỮ VĂN: 

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 600k - Đặt bây giờ: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k  - Đặt bây giờ: 800k

2. PHÍ CÁC MÔN CÒN LẠI: 

  • Giáo án word: 450k - Đặt bây giờ: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k  - Đặt bây giờ: 650k

=> Đặt bây giờ được tặng kèm các tài liệu: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra ma trận

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án chuyên đề gữ văn 12 cánh diều theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word chuyên đề ngữ văn 12 sách cánh diều, tải giáo án chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều, GA ngữ văn 12 cánh diều 2024

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay