Đề thi cuối kì 2 khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Tin học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………….. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Công việc chính của nhân viên sửa chữa và bảo trì máy tính bao gồm
A. cài đặt và bảo trì phần cứng máy tính.
B. thiết kế phần mềm mới.
C. phát triển thuật toán.
D. bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa mạng.
Câu 2. Khoa học dữ liệu kết hợp các lĩnh vực nào để tạo ra thông tin từ dữ liệu?
A. Toán học và khoa học máy tính.
B. Thống kê và trí tuệ nhân tạo.
C. Toán học, thống kê, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo và học máy.
D. Thống kê và khoa học xã hội.
Câu 3. Học máy là một lĩnh vực thuộc
A. khoa học máy tính.
B. trí tuệ nhân tạo (AI).
C. toán học.
D. vật lý.
Câu 4. Đâu là mục tiêu của khoa học dữ liệu?
A. Tối ưu hóa quyết định.
B. So sánh điểm giống nhau của các dữ liệu.
C. Tìm ra điểm khác nhau giữa các dữ liệu.
D. Tìm ra dữ liệu của khách hàng tiềm năng.
Câu 5. Nhà quản trị mạng và hệ thống không cần thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Thiết lập và cấu hình mạng.
B. Xử lý sự cố bảo mật.
C. Bảo trì mạng và máy tính.
D. Phát triển ứng dụng di động.
Câu 6. Cisco Packet Tracer là
A. phần mềm thiết kế đồ họa.
B. phần mềm mô phỏng mạng máy tính.
C. phần mềm quản lý dự án.
D. phần mềm xử lý văn bản.
Câu 7. Bước đầu tiên của quá trình “học” của mô hình học máy là
A. thu thập và chuẩn bị dữ liệu chứa các mẫu cần thiết cho bài toán cần giải quyết.
B. sử dụng các thuật toán để trích xuất các đặc trưng dữ liệu.
C. học các tri thức từ các mẫu dữ liệu.
D. sử dụng phần dữ liệu kiểm tra để đánh giá hiệu suất của mô hình.
Câu 8. Ngành học nào sau đây tập trung vào việc thiết kế và cấu hình mạng máy tính?
A. Khoa học máy tính.
B. An toàn thông tin.
C. Công nghệ phần mềm.
D. Mạng máy tính.
Câu 9. ___________ được sử dụng để tạo ra mô hình số hóa của các hệ thống, quá trình, sự kiện.
A. Phần mềm mô phỏng.
B. Phần mềm phân tích.
C. Phần mềm tính toán.
D. Phần mềm soạn thảo văn bản.
Câu 10. Đâu là ứng dụng của học có giám sát?
A. Gom cụm dữ liệu.
B. Lọc thư rác.
C. Giảm chiều dữ liệu.
D. Phân tích tần suất từ khóa.
Câu 11. Khả năng nào sau đây không phải là một thành tựu của khoa học dữ liệu?
A. Dự đoán xu hướng thị trường.
B. Tự động hoá các tác vụ lặp lại.
C. Xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Cá nhân hoá nội dung và dịch vụ.
Câu 12. Dữ liệu nào sau đây là dữ liệu đầu vào của mô hình học máy?
A. Dữ liệu máy chủ.
B. Dữ liệu không có nhãn.
C. Dung lượng bộ nhớ.
D. Dữ liệu khách hàng.
Câu 13. Một ứng dụng của học máy trong phân tích thị trường là
A. lọc thư rác.
B.chẩn đoán bệnh.
C. nhận diện khuôn mặt.
D. phân loại khách hàng.
Câu 14. Khi tạo cấu hình máy khách trong Cisco Packet Tracer, em cần thực hiện thao tác gì?
A. Thay đổi cấu hình phần cứng.
B. Nhập địa chỉ IP và cấu hình kết nối.
C. Tạo sơ đồ khối.
D. Chọn ngôn ngữ lập trình.
Câu 15. Yếu tố nào không phải là trách nhiệm của người làm việc trong lĩnh vực bảo mật hệ thống thông tin?
A. Ngăn chặn truy cập trái phép.
B. Thiết kế và triển khai giải pháp bảo mật.
C. Cài đặt hệ điều hành cho máy tính.
D. Xử lý sự cố bảo mật.
Câu 16. Công nghệ nào sau đây được sử dụng để trực quan hóa dữ liệu?
A. SPSS Modeler.
B. Biểu đồ cột và biểu đồ tương quan.
C. Bảng số liệu.
D. Thử nghiệm ngẫu nhiên.
Câu 17. Trong Flowgorithm, nếu muốn kiểm tra một số nguyên n là chẵn hay lẻ, học sinh nên sử dụng cấu trúc nào?
A. Vòng lặp Do While.
B. Câu lệnh rẽ nhánh If.
C. Câu lệnh nhập dữ liệu Input.
D. Câu lệnh xuất dữ liệu Output.
Câu 18. Trong phần mềm Flowgorithm, người dùng sử dụng sơ đồ khối để làm gì?
A. Thiết kế giao diện đồ họa cho phần mềm.
B. Mô phỏng các kết nối mạng.
C. Trình bày thuật toán theo cách trực quan và dễ hiểu.
D. Viết các đoạn mã bằng ngôn ngữ lập trình Python.
Câu 19. ...........................................
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một học sinh chỉ ra đặc điểm và vai trò của máy tính và thuật toán trong quá trình xử lý dữ liệu như sau
a. Máy tính có khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn.
b. Khoa học dữ liệu chỉ liên quan đến việc thu thập dữ liệu, không liên quan đến máy tính hay thuật toán.
c. Thuật toán là cầu nối giúp máy tính hiểu và xử lý dữ liệu theo yêu cầu.
d. Khi phân tích dữ liệu điểm thi, học sinh có thể viết thuật toán đơn giản để tính điểm trung bình của cả lớp bằng bảng tính.
Câu 2. Mô phỏng giúp con người quan sát và đánh giá hiện tượng, quá trình mà không cần thực hiện trực tiếp.
a. Mô phỏng là tái hiện lại hoạt động của một hệ thống, hiện tượng hay quá trình trong thực tế.
b. Mô phỏng không thể áp dụng với các hiện tượng nguy hiểm như cháy rừng hay lũ lụt.
c. Kĩ thuật mô phỏng giúp kiểm tra các giả thuyết, kịch bản khác nhau trước khi thực hiện ngoài thực tế.
d. Học sinh có thể sử dụng mô phỏng để quan sát chuyển động của các hành tinh mà không cần kính thiên văn.
Câu 3. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm nghề quản trị đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hệ thống mạng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu vận hành ổn định, bảo mật và hiệu quả.
a. Quản trị cơ sở dữ liệu là người xây dựng hệ thống mạng nội bộ.
b. Quản trị hệ thống có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống phần mềm và phần cứng hoạt động ổn định.
c. Quản trị mạng chỉ cần biết cách lắp đặt thiết bị mà không cần hiểu về bảo mật.
d. Khi một doanh nghiệp mở rộng hệ thống văn phòng sang chi nhánh mới, quản trị mạng cần thiết kế và triển khai hệ thống mạng phù hợp.
Câu 4. ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | ||||||
NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | 1 | 1 | 4 | 2 | 2 | |
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | 9 | 7 | 6 | 3 | 3 | 2 |
Tổng (số lệnh hỏi trong đề thi) | 10 | 8 | 6 | 7 | 5 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số lệnh hỏi | Câu hỏi | ||||
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | ||
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 20 | 12 | ||||||
Bài F14. Học máy | Nhận biết | - Xác định lĩnh vực của học máy. - Các bước trong quá trình “học” của mô hình học máy. - Dữ liệu đầu vào của mô hình học máy. | 3 | C3 C7 C12 | ||||
Thông hiểu | - Ứng dụng của học có giám sát. - Ứng dụng của học máy. | 2 | C10 C13 | |||||
Vận dụng | - Xác định thao tác cần thực hiện để giải quyết yêu cầu của bài. | 1 | C20 | |||||
Bài F15. Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Các lĩnh vực dùng để tạo ra thông tin từ dữ liệu. - Mục tiêu và thành tựu của khoa học dữ liệu. | 3 | C2 C4 C11 | ||||
Thông hiểu | - Công nghệ dùng để trực quan hóa dữ liệu. - Lí do cần làm sạch dữ liệu trước khi phân tích. | 2 | C16 C24 | |||||
Vận dụng | - Xác định các bước trong quy trình khoa học dữ liệu. | 1 | C22 | |||||
Bài F16. Máy tính, thuật toán và Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Đặc điểm của máy tính. - Nhiệm vụ của khoa học dữ liệu. | 2 | C1a C1b | ||||
Thông hiểu | - Vai trò của thuật toán. | 1 | C1c | |||||
Vận dụng | - Ứng dụng thuật toán vào phân tích dữ liệu điểm thi. | 1 | C1d | |||||
Bài F18. Kĩ thuật mô phỏng | Nhận biết | - Khái niệm mô phỏng. | 1 | C2a | ||||
Thông hiểu | - Phạm vi áp dụng và nhiệm vụ của kĩ thuật mô phỏng. | 2 | C2b C2c | |||||
Vận dụng | - Sử dụng mô phỏng vào thiên văn học. | 1 | C2d | |||||
Bài F19. Sử dụng phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Các phần mềm mô phỏng thông dụng. | 2 | C6 C9 | ||||
Thông hiểu | - Thao tác với phần mềm mô phỏng. - Vai trò của sơ đồ khối. | 2 | C14 C18 | |||||
Vận dụng | - Các lệnh dùng trong phần mềm mô phỏng. - Thao tác sửa lỗi trong phần mềm mô phỏng. | 2 | C17 C23 | |||||
CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC | 4 | 4 | ||||||
Bài G1. Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Công việc chính của nhân viên sửa chữa và bảo trì máy tính. | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | - Ngành học liên quan đến thiết kế và cấu hình mạng máy tính. | 1 | C8 | |||||
Vận dụng | - Xác định được nhóm nghề phù hợp với miêu tả. | 2 | C19 C21 | |||||
Bài G2. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Biết được những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện. | 1 | 2 | C5 | C3a C3b | ||
Thông hiểu | - Nêu và giải thích được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề. | 1 | 1 | C15 | C3c | |||
Vận dụng | - Vai trò của nhóm nghề quản trị. | 1 | C3d | |||||
Bài G3. Một số nghề ứng dụng tin học và một số ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Lĩnh vực ứng dụng tin học. - Các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. | 2 | C4a C4b | ||||
Thông hiểu | - Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề. | 1 | C4c | |||||
Vận dụng | - Vai trò của kĩ sư dữ liệu. | 1 | C4d |