Đề thi giữa kì 2 khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Tin học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT …………………..

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CSS?

A. CSS bao gồm các mã lệnh dùng để định kiểu trang web tương tự mô hình Style Sheet của các phần mềm soạn thảo văn bản.

B. CSS bao gồm các mã lệnh có tính năng thiết lập khuôn dạng cho các phần tử HTML của trang web.

C. CSS bao gồm danh sách các mã lệnh bắt buộc phải gắn liền với một tệp HTML nào đó.

D. CSS là ngôn ngữ mở rộng trực tiếp của HTML.

Câu 2. Có bao nhiêu lỗi cú pháp khai báo CSS trong tệp “default.css” sau?

p {color: blue}

h1 {font-family: “Arial”, font-size: 20px;}

a; h2 {background-color: yellow;}

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3. Cần gán giá trị gì cho thuộc tính list-style-type để thứ tự các đầu mục trong danh sách có kiểu I, II, III,…?

A. lower-roman.

B. upper-alpha.

C. upper-roman.

D. lower-alpha.

Câu 4. Tên mã định danh nào sau đây là hợp lệ?

A. id="1st_round".

B. id="@email".

C. id="log in".

D. id="firstName".

Câu 5. Thuộc tính vertical-align không nhận giá trị nào sau đây?

A. top.

B. middle.

C. justify.

D. bottom.

Câu 6. Phần tử HTML nào sau đây được xếp vào cấp độ block?

A. <video>.

B. <button>.

C. <span>.

D. <strong>.

Câu 7. Khai báo CSS nào sau đây giúp khắc phục lỗi các phần tử <div> chồng lên nhau?

A. {float: both;}.

B. {display: both;}.

C. {clear: both;}.

D. {flex: both;}.

Câu 8. Giá trị của thuộc tính list-style-image có dạng như thế nào?

A. link(đường_dẫn_của_tệp_ảnh).

B. url(đường_dẫn_của_tệp_ảnh).

C. href(đường_dẫn_của_tệp_ảnh).

D. src(đường_dẫn_của_tệp_ảnh).

Câu 9. Khai báo CSS nào sau đây sẽ thiết lập các phần tử <h1> và <em> cùng sử dụng chung định kiểu? 

A. h1, em {text-align: center;}

B. h1 em {text-align: center;} 

C. h1 - em {text-align: center;}

D. h1; em {text-align: center;}

Câu 10. Khai báo vùng chọn để định kiểu cho nút tròn được chọn là

A. input[type="checkbox"]:checked 

B. input[type="button"]:checked

C. input[type="text"]:checked

D. input[type="radio"]:checked

Câu 11. Để tạo hiệu ứng thay đổi màu nền của một hàng bất kì khi người dùng di chuyển con trỏ chuột đến hàng đó cần thực hiện như thế nào?

A. Khai báo vùng chọn là tr:focus và chỉ định một giá trị màu sắc khác cho nền.

B. Khai báo vùng chọn là tr:hover và chỉ định một giá trị màu sắc khác cho nền.

C. Khai báo vùng chọn là tr:click và chỉ định một giá trị màu sắc khác cho nền.

D. Khai báo vùng chọn là tr:visited và chỉ định một giá trị màu sắc khác cho nền.

Câu 12. Khai báo siêu liên kết nào sau đây sẽ áp dụng mã CSS a#css {background-color: bisque;}?

A. <a href="https://www.w3schools.com/css/" class="css">CSS</a> 

B. <a href="https://www.w3schools.com/css/" id="bisque">CSS</a>

C. <a href="https://www.w3schools.com/css/" id="css">CSS</a> 

D. <a href="https://www.w3schools.com/css/">CSS</a>

Câu 13. Cho mã CSS: p {height: 40px; padding: 15px; border: 1.5px solid; margin: 5px;}. Khi đó, chiều cao của phần tử <p> tính theo pixel là bao nhiêu?

A. 81.5px.

B. 78px.

C. 68px.

D. 83px.

Câu 14.  Giá trị 50px trong khai báo border-radius: 25px 50px 10px; cho biết

A. bán kính bo tròn góc trên bên phải và góc dưới bên trái.

B. bán kính bo tròn góc trên bên trái và góc dưới bên phải.

C. bán kính bo tròn góc trên bên phải và góc trên bên trái.

D. bán kính bo tròn góc dưới bên phải và góc dưới bên trái.

Câu 15. Thứ tự các giá trị của thuộc tính outline là

A. outline: outline-width outline-style outline-color; 

B. outline: outline-width outline-color outline-style;

C. outline: outline-style outline-width outline-color;

D. outline: outline-color outline-width outline-style;

Câu 16. Giá trị 50px trong mẫu định dạng p {margin: 25px 50px 75px} cho biết

A. lề trái và lề dưới của phần tử <p>.

B. lề phải và lề trái của phần tử <p>.

C. lề trên và lề phải của phần tử <p>.

D. lề phải và lề dưới của phần tử <p>.

Câu 17. Thứ tự các giá trị của thuộc tính text-shadow là

A. text-shadow: h-shadow v-shadow color blur-radius; 

B. text-shadow: blur-radius h-shadow v-shadow color;

C. text-shadow: v-shadow h-shadow blur-radius color;

D. text-shadow: h-shadow v-shadow blur-radius color; 

Câu 18. Cho đoạn mã CSS sau:

input.pink {background-color: pink; color: red;}

input.blue {background-color: blue; color: yellow;}

input {background-color: grey; color: white;}

và các khai báo nhập liệu ô text áp dụng CSS trên

<input type="text" class="pink" name="txt1">

<input type="text" name="txt2">

Cặp màu nào sau đây lần lượt là màu nền của các ô text?

A. Hồng, xám.

B. Hồng, xanh.

C. Xám, xám.

D. Xanh, hồng.

...........................................

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI

Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. CSS cung cấp nhiều thuộc tính định kiểu cho trang web.

a. opacitybackground-repeat là thuộc tính hỗ trợ background-image, nó cho phép chỉ định ảnh được lặp theo hướng nào hoặc đơn giản là không lặp trên một đối tượng.

b. Thuộc tính background-image sẽ thiết lập ảnh nền cho các phần tử HTML với giá trị là đường dẫn của tệp hình ảnh được đặt trong hàm src().

c. Thuộc tính letter-spacing được sử dụng để thiết lập khoảng cách giữa các từ trong văn bản và có thể nhận giá trị là số âm.

d. Mã lệnh q {font-style: italics;} sẽ định kiểu chữ nghiêng cho tất cả các phần tử <q> trong văn bản.

Câu 2. CSS cung cấp nhiều thuộc tính định kiểu cho siêu liên kết và danh sách.

a. Khi định kiểu CSS cho siêu liên kết, người ta thường quan tâm đến 5 trạng thái của siêu liên kết: bình thường, lướt qua, kích hoạt, đã truy cập và tập trung.

b. Khi ở trạng thái bình thường, siêu liên kết sẽ có màu xanh và có gạch chân. Để bỏ đường gạch chân của siêu liên kết, sử dụng thuộc tính font-style với giá trị none.

c. Khi định kiểu CSS cho danh sách, nếu không sử dụng thuộc tính list-style-type thì giá trị mặc định cho thuộc tính này sẽ là none.

d. Có thể định kiểu dấu đầu dòng của danh sách bằng cách khai báo gộp thuộc tính {list-style: list-style-type list-style-position list-style-image;}.

Câu 3. CSS cung cấp nhiều thuộc tính định kiểu cho bảng.

a. Bên cạnh tính thẩm mĩ, trong trường hợp bảng có nhiều hàng hoặc nhiều cột, việc tô màu nền cho hàng theo hình thức xen kẽ nhau là một cách giúp người dùng nhanh chóng và dễ dàng nhận biết nội dung của bảng.

b. Khi sử dụng thuộc tính height để thiết lập chiều rộng của bảng cần chọn đúng loại đơn vị đo (pixel hoặc %).

c. Sau khi đã thiết lập đường viền cho bảng bằng thuộc tính border, bảng sẽ có đường viền kép. Để loại bỏ các đường viền dư thừa, ta sử dụng thuộc tính border-collapse với giá trị là collapse.

d. Sử dụng cặp thẻ <div style="overflow-x: responsive"></div> bao quanh thẻ <table></table> để tạo bảng có một thanh scroll nằm ngang trong trường hợp bảng có nhiều cột dẫn đến chiều rộng của bảng quá dài so với kích thước màn hình.

...........................................

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

...........................................

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông)

NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số)

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST

10

8

6

6

 6

4

Tổng

(số lệnh hỏi trong đề thi)

10

8

6

6

6

4

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 - 2025)

MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số lệnh hỏi

Câu hỏi

NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông)

NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số)

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST

TN nhiều đáp án

TN Đúng Sai

TN nhiều đáp án

TN Đúng Sai

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

24

16

Bài F7.

Giới thiệu CSS

Nhận biết

- Biết được ngôn ngữ CSS.

- Biết được các cách bổ sung mã lệnh CSS trong một trang web.

3

C1

C2
C9

Thông hiểu

- Trình bày được một số lợi ích của CSS trong việc xây dựng trang web. 

Vận dụng

- Định kiểu cơ bản cho trang web bằng CSS.

Bài F8.

Một số thuộc tính cơ bản của CSS

Nhận biết

- Biết được các thuộc tính CSS dùng để định kiểu văn bản.

1

2

C5

C1a

C1b

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính định kiểu văn bản.

4

1

C13

C14

C16

C17

C1c

Vận dụng

- Sử dụng được một số thuộc tính cơ bản của CSS như màu, phông chữ, nền, đường viền, kích cỡ,…

1

1

C21

C1d

Bài F9.

Một số kĩ thuật định kiểu bằng vùng chọn trong CSS

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, cách đặt tên vùng chọn.

1

C4

Thông hiểu

- Trình bày được những kĩ thuật định kiểu cơ bản bằng vùng chọn.

2

C12

C18

Vận dụng

- Sử dụng được các yếu tố của vùng chọn (selector) như class, id, tag,…

2

C22

C24

Bài F10.

Định kiểu CSS cho siêu liên kết và danh sách

Nhận biết

- Biết cách định kiểu các trạng thái của siêu liên kết bằng lớp giả.

- Biết được một số thuộc tính CSS định kiểu cho danh sách.

2

1

C3

C8

C2a

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính định kiểu cho siêu liên kết, danh sách.

2

C2b

C2c

Vận dụng

- Thực hiện được định kiểu CSS cho siêu liên kết và danh sách.

1

1

C19

C2d

Bài F11. Định kiểu CSS cho bảng và phần tử <div>

Nhận biết

- Biết được một số thuộc tính CSS định kiểu cho bảng và phần tử <div>.

1

2

C7

C3a

C3b

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính CSS định kiểu cho bảng và phần tử <div>.

1

1

C11

C3c

Vận dụng

- Thực hiện được việc định kiểu CSS cho bảng và phần tử <div>.

1

1

C23

C3d

Bài F12. Định kiểu CSS cho biểu mẫu

Nhận biết

- Nhận biết một số phần tử được xếp vào cấp độ block.

- Biết được một số thuộc tính CSS định kiểu cho biểu mẫu.

2

1

C6

C10

C4a

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của các thuộc tính CSS định kiểu cho biểu mẫu.

1

2

C15

C4b

C4c

Vận dụng

- Thực hiện được việc định kiểu CSS cho biểu mẫu.

1

1

C20

C4d

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay