Đề thi cuối kì 2 khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Tin học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………….. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Để làm việc trong ngành dịch vụ công nghệ thông tin, người lao động cần có trình độ học vấn từ
A. trường trung học.
B. trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo chuyên ngành.
C. các khóa học trực tuyến ngắn hạn.
D. kinh nghiệm làm việc thực tế.
Câu 2. Khoa học dữ liệu nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp để
A. thu thập, xử lí, phân tích dữ liệu.
B. đánh giá dữ liệu.
C. so sánh sự khác nhau giữa các dữ liệu.
D. tìm ra đặc điểm chung của các dữ liệu.
Câu 3. Phương pháp học có giám sát trong học máy sử dụng loại dữ liệu nào?
A. Dữ liệu có nhãn.
B. Dữ liệu không có nhãn.
C. Dữ liệu hỗn hợp.
D. Dữ liệu ẩn.
Câu 4. ___________ giúp hiểu rõ hơn về tính chất, cấu trúc, đặc điểm, xu hướng, mối quan hệ và thông tin ẩn trong dữ liệu.
A. Trực quan hóa dữ liệu.
B. Tối ưu hóa quyết định.
C. Phân tích dữ liệu.
D. Khám phá tri thức.
Câu 5. Ngành học nào không liên quan trực tiếp đến quản trị mạng và bảo mật hệ thống thông tin?
A. Khoa học máy tính.
B. An toàn thông tin.
C. Quản trị hệ thống.
D. Quản trị tài chính.
Câu 6. Flowgorithm 2.8 chủ yếu được sử dụng để làm gì?
A. Thiết kế giao diện người dùng.
B. Mô phỏng thuật toán bằng sơ đồ khối.
C. Quản lý cơ sở dữ liệu.
D. Lập trình ứng dụng di động.
Câu 7. Trong quá trình “học” của mô hình học máy, bước tiếp theo sau khi sử dụng các thuật toán để trích xuất các đặc trưng dữ liệu là
A. thu thập và chuẩn bị dữ liệu chứa các mẫu cần thiết cho bài toán cần giải quyết.
B. triển khai mô hình học máy.
C. học các tri thức từ các mẫu dữ liệu.
D. sử dụng phần dữ liệu kiểm tra để đánh giá hiệu suất của mô hình.
Câu 8. Yêu cầu kỹ năng nào không phải là yêu cầu thiết yếu cho nhân viên sửa chữa và bảo trì máy tính?
A. Kỹ năng lắp ráp và cài đặt máy tính.
B. Khả năng phân tích và giải quyết sự cố.
C. Kỹ năng phát triển ứng dụng di động.
D. Kiến thức về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
Câu 9. Phần mềm Cisco Packer Tracer là
A. phần mềm miễn phí.
B. phần mềm đóng.
C. phần mềm hệ thống.
D. phần mềm mạng.
Câu 10. Hệ thống nào sử dụng học máy để chẩn đoán bệnh sớm?
A. Google Translate.
B. IBM Watson for Oncology.
C. Apple Pay.
D. Amazon Alexa.
Câu 11. Mục tiêu chính của khoa học dữ liệu là gì?
A. Tăng cường sự hiểu biết về vũ trụ.
B. Phân tích và khám phá thông tin, trực quan hóa dữ liệu, tối ưu hóa quyết định.
C. Nghiên cứu sự tiến hóa của loài người.
D. Tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên.
Câu 12. Dữ liệu có nhãn là
A. mỗi mẫu dữ liệu không kèm theo nhãn hay giá trị đầu ra.
B. mỗi dữ liệu trong tập dữ liệu đầu vào được gán một nhãn hay nhận một giá trị đầu ra cụ thể.
C. mỗi mẫu dữ liệu không kèm theo nhãn nhưng có gán giá trị đầu ra.
D. mỗi dữ liệu trong tập dữ liệu đầu vào được gán một nhãn nhưng không có giá trị đầu ra cụ thể.
Câu 13. Học máy không giám sát có đặc điểm nào sau đây?
A. Không cần dữ liệu để huấn luyện.
B. Dữ liệu không được gán nhãn.
C. Chỉ dùng cho bài toán phân loại ảnh.
D. Không cần thuật toán.
Câu 14. Để thêm một máy chủ vào mô hình mạng trong Cisco Packet Tracer, em cần thực hiện thao tác nào?
A. Kéo máy chủ từ vùng chọn thiết bị vào không gian làm việc.
B. Cài đặt phần mềm máy chủ.
C. Tạo một file cấu hình máy chủ.
D. Xây dựng sơ đồ khối.
Câu 15. Người làm nghề bảo mật hệ thống thông tin không phải thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Phân tích rủi ro bảo mật.
B. Kiểm thử xâm nhập trái phép.
C. Thiết kế và triển khai phần mềm ứng dụng.
D. Đưa ra biện pháp khắc phục sự cố bảo mật.
Câu 16. Khoa học dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp làm gì?
A. Phát triển sản phẩm mới.
B. Phân tích doanh số bán hàng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
C. Tăng trưởng tự nhiên của thị trường.
D. Tìm kiếm nhân tài.
Câu 17. Khi mô phỏng mạng LAN trong Cisco Packet Tracer, học sinh kết nối đúng thiết bị nhưng không truyền được dữ liệu giữa các máy. Nguyên nhân có thể là gì?
A. Máy tính chưa có card màn hình.
B. Cáp mạng dùng sai loại hoặc gắn sai cổng.
C. Máy tính không có bàn phím.
D. Máy tính không bật ứng dụng giả lập mạng.
Câu 18. Mục đích chính của phần mềm Cisco Packet Tracer là gì?
A. Soạn thảo mã nguồn C++ trên môi trường trực quan.
B. Mô phỏng và kiểm tra hoạt động của các mạng máy tính.
C. Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ.
D. Tạo biểu đồ thuật toán một cách trực quan.
Câu 19. ...........................................
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một học sinh nghiên cứu sự phối hợp giữa dữ liệu, máy tính và thuật toán và vai trò của chúng trong khoa học dữ liệu
a. Máy tính có thể làm việc dù không có thuật toán hướng dẫn.
b. Dữ liệu là yếu tố không thể thiếu trong khoa học dữ liệu.
c. Sự phối hợp giữa dữ liệu, máy tính và thuật toán giúp giảm dung lượng bộ nhớ.
d. Học sinh có thể sử dụng phần mềm bảng tính và thuật toán lọc để tìm học sinh đạt thành tích cao trong học kỳ.
Câu 2. Quy trình mô phỏng bao gồm các bước xác định vấn đề, xây dựng mô hình, mô phỏng và đánh giá kết quả.
a. Xây dựng mô hình là bước quan trọng để biểu diễn hệ thống thực tế dưới dạng phức tạp hơn.
b. Mô hình càng phức tạp thì kết quả mô phỏng càng đúng.
c. Đánh giá kết quả mô phỏng giúp xác định tính hợp lý và độ tin cậy của mô hình.
d. Khi học về vật lí, học sinh có thể sử dụng mô phỏng để kiểm tra kết quả rơi tự do của vật thể dưới các điều kiện khác nhau.
Câu 3. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhóm nghề quản trị đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hệ thống mạng, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu vận hành ổn định, bảo mật và hiệu quả.
a. Quản trị mạng thường xuyên làm việc với các thiết bị như bộ định tuyến, switch, modem.
b. Quản trị cơ sở dữ liệu không cần quan tâm đến việc phân quyền truy cập.
c. Quản trị hệ thống là người thiết lập chính sách sao lưu và phục hồi dữ liệu.
d. Khi công ty bị mất dữ liệu do virus, quản trị hệ thống và quản trị cơ sở dữ liệu phối hợp để khôi phục và ngăn chặn sự cố tương tự.
Câu 4. ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | ||||||
NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | 1 | 1 | 4 | 2 | 2 | |
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | 9 | 7 | 6 | 3 | 3 | 2 |
Tổng (số lệnh hỏi trong đề thi) | 10 | 8 | 6 | 7 | 5 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số lệnh hỏi | Câu hỏi | ||||
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | ||
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 20 | 12 | ||||||
Bài F14. Học máy | Nhận biết | - Dữ liệu trong học có giám sát. - Các bước trong quá trình “học” của mô hình học máy. - Khái niệm dữ liệu có nhãn. | 3 | C3 C7 C12 | ||||
Thông hiểu | - Ứng dụng của học máy. - Đặc điểm của học máy không giám sát. | 2 | C10 C13 | |||||
Vận dụng | - Xác định thao tác cần thực hiện để giải quyết yêu cầu của bài. | 1 | C20 | |||||
Bài F15. Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Vai trò của khoa học dữ liệu. - Mục tiêu và thành tựu của khoa học dữ liệu. | 3 | C2 C4 C11 | ||||
Thông hiểu | - Ứng dụng của khoa học dữ liệu. - Nguồn gốc của dữ liệu trong khoa học dữ liệu. | 2 | C16 C24 | |||||
Vận dụng | - Xác định các bước trong quy trình khoa học dữ liệu. | 1 | C22 | |||||
Bài F16. Máy tính, thuật toán và Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Nhiệm vụ của máy tính. - Vai trò của dữ liệu. | 2 | C1a C1b | ||||
Thông hiểu | - Vai trò của dữ liệu, máy tính và thuật toán. | 1 | C1c | |||||
Vận dụng | - Ứng dụng thuật toán vào phân tích dữ liệu. | 1 | C1d | |||||
Bài F18. Kĩ thuật mô phỏng | Nhận biết | - Các bước trong mô phỏng. | 1 | C2a | ||||
Thông hiểu | - Mối quan hệ giữa mô hình và kết quả mô phỏng. | 2 | C2b C2c | |||||
Vận dụng | - Sử dụng mô phỏng vào thực tế. | 1 | C2d | |||||
Bài F19. Sử dụng phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Các phần mềm mô phỏng thông dụng và mục đích sử dụng của chúng. | 2 | C6 C9 | ||||
Thông hiểu | - Thao tác với phần mềm mô phỏng. - Mục đích của phần mềm mô phỏng. | 2 | C14 C18 | |||||
Vận dụng | - Thao tác với phần mềm mô phỏng. | 2 | C17 C23 | |||||
CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC | 4 | 4 | ||||||
Bài G1. Nhóm nghề dịch vụ thuộc ngành Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Trình độ học vấn của người làm nghề. | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | - Yêu cầu về kĩ năng của người làm nghề. | 1 | C8 | |||||
Vận dụng | - Xác định được nhóm nghề phù hợp với miêu tả. | 2 | C19 C21 | |||||
Bài G2. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Biết được những nét sơ lược về công việc chính mà người làm nghề phải thực hiện. | 1 | 2 | C5 | C3a C3b | ||
Thông hiểu | - Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần có để làm nghề. | 1 | 1 | C15 | C3c | |||
Vận dụng | - Vai trò của nhóm nghề quản trị. | 1 | C3d | |||||
Bài G3. Một số nghề ứng dụng tin học và một số ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin | Nhận biết | - Lĩnh vực ứng dụng tin học. | 2 | C4a C4b | ||||
Thông hiểu | - Vai trò của tin học trong các ngành nghề. | 1 | C4c | |||||
Vận dụng | - Vai trò của tin học trong giáo dục. | 1 | C4d |