Đề thi giữa kì 1 khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Tin học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………….. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TIN HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hệ thống AI nào sau đây là AGI?
A. Dự báo thời tiết.
B. ChatGPT.
C. Nhận dạng vân tay.
D. Truy xuất hình ảnh dựa trên nội dung.
Câu 2. Phương án nào sau đây là một ứng dụng của AI trong sản xuất?
A. Phân tích hành vi tiêu dùng và thông tin tài chính của khách hàng để đưa ra gợi ý sản phẩm.
B. Phát triển các phương tiện tự lái.
C. Giúp tự động hoá nhiều quá trình, từ chế tạo, lắp ráp, kiểm tra chất lượng đến quản lí chuỗi cung ứng.
D. Hỗ trợ quá trình ra quyết định của bác sĩ.
Câu 3. Giao thức mạng nào sau đây cho phép gửi một yêu cầu đến một máy tính khác, một thiết bị mạng hay một ứng dụng trên mạng để lấy thông tin phản hồi?
A. ICMP.
B. POP3.
C. UDP.
D. WAP.
Câu 4. Để bật tính năng chia sẻ tệp và máy in, em thực hiện như thế nào?
A. Mở Control Panel Chọn Default Programs Change advanced sharing settings All Networks Turn on file and printer sharing.
B. Mở Control Panel Chọn Devices and Printers Change advanced sharing settings Private Turn on file and printer sharing.
C. Mở Control Panel Chọn Network and Sharing Center Change advanced sharing settings Guest or Public Turn on file and printer sharing.
D. Mở Control Panel Chọn Administrative Tools Change advanced sharing settings Guest or Public Turn on file and printer sharing.
Câu 5. Các thành tựu của AI đã và đang tác động tích cực đến lĩnh vực y tế như thế nào?
A. AI giúp phát triển các nền tảng học trực tuyến thông minh.
B. AI giúp theo dõi tình hình biến đổi khí hậu.
C. AI giúp dự báo xu thế thị trường và tối ưu hoạt động kinh doanh.
D. AI giúp phát hiện các bất thường trong cơ thể hoặc dấu hiệu của bệnh.
Câu 6. Giao thức mạng TCP/IP có nhược điểm nào sau đây?
A. Khả năng mở rộng.
B. Khả năng đối phó với độ trễ.
C. Khả năng định vị.
D. Khả năng kiểm soát lỗi.
Câu 7. Hệ thống nào sau đây không được coi là hệ thống có ứng dụng AI?
A. Hệ thống nhận dạng vân tay.
B. Hệ thống khuyến nghị tích hợp trên Youtube.
C. Hệ thống tự động dựa trên cơ chế ngắt mạch cơ nhiệt – điện.
D. Hệ thống dự báo thời tiết.
Câu 8. Nhóm hoặc tên người dùng được thêm vào danh sách được chia sẻ thư mục mặc định có quyền gì?
A. Read/Write.
B. Full Control.
C. Write.
D. Read.
Câu 9. Thiết bị mạng nào sau đây có khả năng mở rộng băng thông của đường truyền, giúp mạng LAN hoạt động hiệu quả hơn?
A. Hub.
B. Router.
C. Access point.
D. Switch.
Câu 10. Em có thể kiểm tra tính kết nối của thiết bị thông minh vào mạng máy tính bằng cách nào?
A. Nháy chọn Network trong cửa sổ phần mềm File Explorer.
B. Nháy chọn Network and Sharing Center trong cửa sổ phần mềm Control Panel.
C. Nháy chọn Network trong cửa sổ phần mềm Control Panel.
D. Nháy chọn Device Manager trong cửa sổ phần mềm File Explorer.
Câu 11. Phương án nào sau đây nói về một hoạt động của giao thức mạng được thực hiện trên cả thiết bị gửi và thiết bị nhận?
A. Xác địa chỉ MAC.
B. Kiểm tra địa chỉ IP.
C. Xác định đường đi tối ưu.
D. Kiểm tra lỗi.
Câu 12. Phương án nào sau đây nói về một ứng dụng của AI trong lĩnh vực thị giác máy tính?
A. Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
B. Theo dõi đối tượng.
C. Giao dịch chứng khoán tự động.
D. Tìm kiếm bằng giọng nói.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. AI giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như đọc văn bản, hiểu tiếng nói, nhận biết môi trường xung quanh, học và ra quyết định.
B. Các hệ thống AI tính đến năm 2023 đều thuộc loại ANI.
C. ANI có khả năng tổng hợp tri thức hoặc áp dụng vào các lĩnh vực khác.
D. AGI được nhà vật lí học người Mỹ Mark Gubrud đề cập vào năm 1997.
Câu 14. Em hãy sắp xếp các bước chia sẻ ổ đĩa sau theo đúng thứ tự:
1. Nháy chọn Share this folder.
2. Nháy chọn thẻ Sharing, sau đó chọn Advanced Sharing và OK để mở cửa sổ Advanced Sharing.
3. Nháy phải chuột ổ đĩa cần chia sẻ, chọn Properties để mở cửa sổ Properties.
4. Chọn nhóm hoặc tên người dùng cần chia sẻ và tiến hành phân quyền, sau đó nháy chọn OK.
5. Nháy chọn Permissions và OK để mở cửa sổ Permissions.
A. 3 1 2 5 4.
B. 3 2 1 5 4.
C. 3 2 5 1 4.
D. 3 1 5 2 4.
Câu 15. Khả năng học của AI được thể hiện như thế nào?
A. Nắm bắt thông tin từ dữ liệu và điều chỉnh hành vi dựa trên thông tin mới.
B. Vận dụng tri thức và logic để đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề.
C. Vận dụng tri thức, nhận thức, suy luận, khả năng hiểu ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.
D. Cảm nhận và hiểu biết môi trường thông qua các cảm biến và dữ liệu đầu vào.
Câu 16. Tháng 6 năm 2023, bệnh viện K đã phẫu thuật thành công ca ung thư phổi giai đoạn một bằng robot y tế nào sau đây?
A. Da Vinci.
B. EksoNR.
C. Valkyrie.
D. RP-VITA.
Câu 17. Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (bang Massachusetts, Hoa Kỳ) đã tạo ra ứng dụng Sybil dựa trên AI để phát hiện dấu hiệu bệnh gì?
A. Ung thư tuyến giáp.
B. Ung thư dạ dày.
C. Ung thư máu.
D. Ung thư phổi.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Cách thức chia sẻ kết nối Internet trên các loại điện thoại thông minh là khác nhau.
B. Để các máy tính khác trong cùng mạng nội bộ có thể truy cập và in được bằng máy in dùng chung cần tắt tính năng chia sẻ bằng mật khẩu.
C. Để mở cửa sổ máy chủ của máy in dùng chung cần nhập IP hoặc tên của máy chủ vào ô tìm kiếm trong cửa sổ Control Panel.
D. Để sử dụng máy in dùng chung cần xác định tên máy hoặc địa chỉ IP của máy chủ.
Câu 19. Modem có chức năng nào sau đây?
A. Tạo điểm truy cập không dây cho các thiết bị.
B. Biến đổi dữ liệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại.
C. Kết nối các thiết bị với nhau theo mô hình mạng hình sao và đóng vai trò trung tâm.
D. Dẫn đường cho dữ liệu khi kết nối trên mạng diện rộng như Internet.
Câu 20. Để tìm địa chỉ IP của một máy tính, em cần gõ lệnh gì vào cửa sổ Command Prompt?
A. hostname.
B. ping.
C. systeminfo.
D. ipconfig.
Câu 21. Đặc trưng nào của AI được thể hiện từ lĩnh vực nghiên cứu về thị giác máy tính?
A. Khả năng suy luận.
B. Khả năng học.
C. Khả năng nhận thức.
D. Khả năng hiểu ngôn ngữ.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Giao thức IP (Internet Protocol) có chức năng quản lí việc thiết lập, duy trì và đóng kết nối giữa các thiết bị trên mạng.
B. Trong môi trường yêu cầu thời gian thực, TCP sử dụng cơ chế kiểm soát luồng để điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu giữa nguồn và đích, giảm nguy cơ quá tải mạng.
C. Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) có chức năng quản lí việc định địa chỉ và định tuyến của các gói dữ liệu trong mạng.
D. Giao thức TCP/IP sử dụng địa chỉ MAC để xác định, định vị các thiết bị trên mạng, cho phép liên lạc giữa chúng.
Câu 23. Thiết bị mạng nào sau đây có thể thực hiện chức năng định tuyến trong mạng không dây?
A. Access point.
B. Switch.
C. Router.
D. Modem.
Câu 24. Vì sao lại nói “Sự phát triển của AI trong tương lai có thể gây ra một số vấn đề về việc làm”?
A. AI có thể được sử dụng để tạo tin hay hình ảnh giả mạo, gây ảnh hưởng tới cá nhân hoặc cộng đồng.
B. AI có thể được sử dụng để tạo ra các phần mềm độc hại thông minh, tự động hoá quy trình tấn công mạng.
C. AI có thể tạo ra những công việc mới nhưng cũng thay thế nhiều công việc hiện tại.
D. Các mô hình AI có thể sử dụng thông tin cá nhân như hình ảnh, âm thanh giọng nói hay các đoạn clip riêng tư vào mục đích xấu.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH
Câu 1. Hiện nay, các hệ điều hành đều được trang bị các chức năng mạng nhằm hỗ trợ người dùng trao đổi dữ liệu hoặc sử dụng chung các thiết bị được kết nối mạng.
a. Khi kích hoạt chức năng Wi-Fi hotspot, máy tính hay thiết bị thông minh sẽ tạo một mạng wifi để các thiết bị khác có thể kết nối và truy cập Internet thông qua kết nối mạng di động.
b. Hệ điều hành được trang bị chức năng mạng nhằm hỗ trợ người dùng sử dụng chung các thiết bị (máy in, máy fax,…) trong cùng hệ thống mạng.
c. Trong các cơ quan, văn phòng, khi lắp đặt phòng máy thường dùng chung các thiết bị như máy in, máy scan,… nhằm tiết kiệm chi phí.
d. Để sử dụng máy in dùng chung trên một máy in trong mạng, cần thực hiện các thao tác sau: Mở cửa sổ Run (Ctrl + R) Nhập IP hoặc tên của máy chủ Chọn OK để kết nối với máy chủ Nháy phải chuột trên máy in và chọn Connect... để kết nối máy in dùng chung Cài đặt Driver của máy in Thực hiện in ấn dữ liệu.
Câu 2. AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người.
a. Thuật ngữ Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) do Giáo sư John McCarthy (Đại học Stanford) đưa ra vào năm 1956 với định nghĩa là “khoa học và kĩ thuật chế tạo máy móc thông minh”.
b. Các máy tìm kiếm thông tin trên Internet như Google, Bing có thể hiểu yêu cầu tra cứu của người dùng được đưa vào bằng văn bản hay bằng tiếng nói.
c. AGI được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ.
d. ANI là AI có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
B. PHẦN RIÊNG
Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần sau: Thí sinh theo định hướng Khoa học máy tính làm câu 3 và 4; Thí sinh theo định hướng Tin học ứng dụng làm câu 5 và 6.
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH
Câu 3. Để mạng máy tính có thể hoạt động một cách hiệu quả thì hệ thống mạng cần nhiều thiết bị khác nhau.
a. Các thiết bị như máy tính cá nhân, laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng,… là nguồn tạo ra, truyền và nhận dữ liệu trong mạng.
b. Bộ chuyển mạch (Switch) thực hiện chức năng dịch địa chỉ IP (Network Address Translation - NAT), nhờ đó cho phép các thiết bị trong mạng nội bộ truy cập Internet.
c. Modem cho phép quản lí và cấu hình các thông số mạng như tên mạng (SSID), chế độ mã hoá, chất lượng dịch vụ (QoS) và quản lí người dùng.
d. Access Point được sử dụng để cung cấp kết nối mạng không dây.
Câu 4. Có hai loại phương tiện truyền dẫn chủ yếu là đường truyền hữu tuyến và đường truyền vô tuyến.
a. Đường truyền vô tuyến là đường truyền sử dụng sóng radio, sóng hồng ngoại, sóng vệ tinh,… để truyền dữ liệu hoặc tín hiệu từ một điểm này đến một điểm khác thay cho các đường dây vật lí.
b. Wifi sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu.
c. “Truyền tín hiệu RF trong truyền sóng radio, TV và viễn thông” là một ứng dụng của đường truyền vô tuyến.
d. Đường truyền hữu tuyến được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các cảm biến phân tán.
ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG
Câu 5. Mạng xã hội đang trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc sống, góp phần thay đổi phương thức giao tiếp trong xã hội.
a. Không gian mạng cho phép con người giao tiếp với nhau thông qua các phần mềm và dịch vụ giao tiếp trực tuyến như mạng xã hội, thư giấy, ứng dụng nhắn tin, gọi điện thoại video,…
b. Theo thống kê của Vietnam Digital Report 2023, We Are Social, Facebook và TikTok là hai mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam năm 2022.
c. Giao tiếp trong không gian mạng cung cấp cho người dùng một môi trường không giới hạn và không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lí, thời gian hoặc chính trị.
d. Các sự cố kĩ thuật như mất kết nối mạng và phần mềm không tương thích có thể cản trở giao tiếp trực tuyến, dẫn đến giao tiếp bị trì hoãn hoặc bị gián đoạn.
Câu 6. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho việc kết nối các thiết bị số với máy tính ngày càng trở nên đơn giản.
a. Chỉ có thể kết nối máy tính với vòng đeo tay thông minh thông qua dây cáp USB.
b. Sau khi kết nối máy tính với vòng đeo tay thông minh có thể theo dõi thông tin của vòng đeo tay thông minh trên máy tính.
c. Để kết nối máy tính với thiết bị thực tế ảo cần tải phần mềm của thiết bị và cài đặt vào máy tính.
d. Khi tiến hành cấu hình cho thiết bị thực tế ảo trong hộp thoại Allow access to data, chọn Allow để sử dụng thiết bị, chọn Deny để sử dụng thiết bị như một USB lưu trữ.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
………………………………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: TIN HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | 4 | 5 | 4 | 1 2 – ICT | 2 1 – ICT | 1 1 – ICT |
NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | 2 – ICT | 2 – ICT | ||||
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | 5 | 6 | 2 4 – CS | 2 3 – CS | 1 – CS | |
Tổng (số lệnh hỏi của một trong hai định hướng ICT/CS) | 9 | 11 | 4 | 7 | 7 | 2 |
Tổng (số lệnh hỏi trong đề thi) | 9 | 11 | 4 | 10 | 10 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số lệnh hỏi | Câu hỏi | ||||
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | ||
NỘI DUNG CHUNG CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG | ||||||||
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC | 11 | 4 | ||||||
Bài A1. Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo | Nhận biết | - Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo như điều khiển tự động; chẩn đoán bệnh; nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt; trợ lí ảo;… | 3 | 2 | C7 C12 C17 | C2a C2b | ||
Thông hiểu | - Giải thích được sơ lược về khái niệm và một số đặc trưng của Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence). - Phân biệt được ANI và AGI. | 4 | 2 | C1 C13 C15 C21 | C2c C2d | |||
Vận dụng | ||||||||
Bài A2. Trí tuệ nhân tạo và cuộc sống | Nhận biết | - Nêu được ví dụ một hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,… - Nêu được một số cảnh báo về sự phát triển của AI trong tương lai. | 2 | C16 C24 | ||||
Thông hiểu | - Chỉ ra được một số lĩnh vực của khoa học công nghệ, đời sống đã và đang phát triển mạnh mẽ dựa trên những thành tựu to lớn của AI. | 2 | C2 C5 | |||||
Vận dụng | - Nêu được một số cảnh báo (không có trong SGK) về sự phát triển của AI trong tương lai. | |||||||
CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET | 13 | 4 | ||||||
Bài B1. Thiết bị và giao thức mạng | Nhận biết | - Nêu được chức năng chính của một số thiết bị mạng thông dụng. | 4 | C3 C9 C19 C23 | ||||
Thông hiểu | - Mô tả sơ lược được vai trò và chức năng của giao thức mạng nói chung và giao thức TCP/IP nói riêng. | 3 | C6 C11 C22 | |||||
Vận dụng | - Kết nối được các thiết bị mạng với các máy tính (PC, Laptop,…) | |||||||
Bài B2. Các chức năng mạng của hệ điều hành | Nhận biết | - Biết được các chức năng mạng của hệ điều hành. | 1 | C1a | ||||
Thông hiểu | - Hiểu được lợi ích của việc chia sẻ tệp, thư mục và các thiết bị mạng. - Trình bày được các thao tác chia sẻ các thiết bị dùng chung trong mạng, thư mục và tệp. | 2 | 2 | C8 C18 | C1b C1c | |||
Vận dụng | - Sử dụng được các chức năng mạng của hệ điều hành để chia sẻ các thiết bị dùng chung trong mạng, thư mục và tệp. | 2 | 1 | C4 C14 | C1d | |||
Bài B3. Thực hành kết nối và sử dụng mạng trên thiết bị thông minh | Nhận biết | |||||||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | - Kết nối được thiết bị thông minh vào mạng máy tính trong điều kiện phần cứng và phần mềm đã được chuẩn bị đầy đủ. | 2 | C10 C20 | |||||
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH | ||||||||
CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET | 8 | |||||||
Bài B4. Vai trò của các thiết bị mạng | Nhận biết | - Nhận biết được các thiết bị mạng: server, switch, modem, access point và cáp mạng. | 1 | C3a | ||||
Thông hiểu | - Phân biệt được chức năng các thiết bị mạng: server, switch, modem, access point và cáp mạng. | 2 | C3b C3c | |||||
Vận dụng | - Sử dụng được thiết bị phù hợp với yêu cầu. | 1 | C3d | |||||
Bài B5. Đường truyền hữu tuyến và vô tuyến | Nhận biết | - Nêu được các khái niệm đường truyền hữu tuyến và vô tuyến. | 2 | C4a C4b | ||||
Thông hiểu | - Trình bày được các ứng dụng của một số loại đường truyền hữu tuyến và vô tuyến thông dụng. | 1 | C4c | |||||
Vận dụng | - Sử dụng được đường truyền phù hợp với yêu cầu. | 1 | C4d | |||||
Bài B6. Thiết kế mạng nội bộ | Nhận biết | |||||||
Thông hiểu | - Hiểu được khái niệm mạng nội bộ và các thành phần cơ bản. - Trình bày và giải thích sơ lược được việc thiết kế mạng LAN cho một tổ chức nhỏ. | |||||||
Vận dụng | ||||||||
ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG | ||||||||
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC | 4 | |||||||
Bài A3. Thực hành kết nối thiết bị số với máy tính | Nhận biết | |||||||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | - Kết nối máy tính với các thiết bị số thông dụng như điện thoại thông minh, ti vi có khả năng kết nối Internet. | |||||||
Bài A4. Thực hành kết nối thiết bị số với máy tính (tiếp theo) | Nhận biết | - Biết được một số cách kết nối thiết bị số với máy tính. - Nêu được những lợi ích khi kết nối thiết bị số với máy tính. | 2 | C6a C6b | ||||
Thông hiểu | - Trình bày được các thao tác kết nối máy tính với các thiết bị số thông dụng như vòng đeo tay thông minh, thiết bị thực tế ảo. | 1 | C6c | |||||
Vận dụng | - Kết nối máy tính với các thiết bị số thông dụng như vòng đeo tay thông minh, thiết bị thực tế ảo. | 1 | C6d | |||||
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ | 4 | |||||||
Bài D1. Giao tiếp trong không gian mạng | Nhận biết | - Biết được những mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất Việt Nam. - Nêu được một số công cụ tương tác hằng ngày với môi trường số. | 2 | C5a C5b | ||||
Thông hiểu | - Phân tích được ưu và nhược điểm về giao tiếp trong không gian mạng qua các ví dụ cụ thể. | 2 | C5c C5d | |||||
Vận dụng | ||||||||
Bài D2. Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng | Nhận biết | |||||||
Thông hiểu | - Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia không gian mạng. | |||||||
Vận dụng |