Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết (đề 1)

Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 12 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Lịch sử 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

 

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ ngày 24 đến ngày 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp đã

  1. biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
  2. xây dựng căn cứ địa kháng chiến của Đông Dương.
  3. bắt tay nhau cùng kháng chiến chống đế quốc - phát xít.
  4. vạch trần âm mưu "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ.

 Câu 2. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh.

  1. Ngô Đình Diệm vừa lên nắm chính quyền ở Sài Gòn.
  2. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã suy yếu.
  3. cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
  4. có sự chỉ đạo của Đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần III.

 Câu 3. Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  1. đấu tranh đòi Mĩ thi hành Hiệp định Giơnevơ.
  2. thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
  3. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  4. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

 Câu 4. Nhận định nào thể hiện điểm giống nhau về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (1 - 1963) và chiến thắng Vạn Tường (8 - 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam?

  1. Thể hiện sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc có thể đánh thắng kẻ thù mạnh.
  2. Hai chiến thắng trên đều chống một chiến lược chiến tranh của Mĩ
  3. Chứng tỏ khả năng ta có thể đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.
  4. Thể hiện tinh thần chiến đấu của nhân dân trong chống Mĩ, cứu nước.

 Câu 5. Nội dung nào không phải ý nghĩa của chiến thắng Đường 14 - Phước Long (6 - 1 - 1975)?

  1. Cho thấy sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
  2. Củng cố quyết tâm của Đảng trong việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam.
  3. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ.
  4. Chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.

 Câu 6. Với Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam, quân đội nào rút khỏi nước ta?

  1. Quân đội Sài Gòn và quân đội Mĩ.
  2. Quân Mĩ, đồng minh Mĩ, quân đội tay sai.
  3. Đồng minh của Mĩ và quân đội tay sai.
  4. Quân Mĩ và quân các nước đồng minh Mĩ.

 Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định đến thắng lợi của ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) là

  1. truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân nhân ta.
  2. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
  3. có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
  4. tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân miền Nam.

 Câu 8. Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975) có ý nghĩa chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta từ

  1. tiến công chiến lược thành tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam.
  2. khởi nghĩa từng phần thành tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam.
  3. tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
  4. tiến công thành tổng tiến công giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976).

 Câu 9. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam, Bộ chính trị nhấn mạnh sự cần thiết tranh thủ

  1. sự đoàn kết ba nước Đông Dương. B. thời cơ đánh thắng nhanh.
  2. thời gian chuẩn bị lực lượng. D. sự ủng hộ của quốc tế.

 Câu 10. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?

  1. Quyết định trực tiếp. B. Hậu phương lớn.
  2. Quan trọng nhất. D. Quyết định nhất.

 Câu 11. Với kết quả kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 - 7 - 1976) của nước Việt Nam thống nhất đã đánh dấu

  1. sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
  2. cách mạng miền Nam tiến những bước dài và vững mạnh.
  3. sự nghiệp củng cố và xây dựng đất nước đã hoàn chỉnh.
  4. việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành.

 Câu 12. Lực lượng nào đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (Từ ngày 30 - 4 đến ngày 30 - 6 - 1970)?

  1. Quân đội Việt Nam và quân dân Campuchia.
  2. Quân dân Lào và quân đội Việt Nam.
  3. Quân đội Việt Nam, Lào và Campuchia.
  4. Quân dân Lào và quân dân Campuchia.

 Câu 13. Trận quyết định thắng lợi của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là chiến dịch

  1. Đường 14 - Phước Long. B. Hồ Chí Minh.     
  2. Tây Nguyên. D. Huế - Đà Nẵng.

 Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta?

  1. Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh.
  2. Quân và dân miền Nam có khả năng đánh bại "Chiến tranh đặc biệt".
  3. Buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.
  4. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

 Câu 15.Thắng lợi nào dưới đây không góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

  1. Đồng Xoài.                               B. An Lão.             
  2. Ba Gia.                               D. Vạn Tường.

 Câu 16. Điểm mới về thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" (1969 - 1973) so với "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) là gì?

  1. Thực hiện âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.
  2. Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương.
  3. Tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
  4. Tăng cường cố vấn quân sự, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ.

 Câu 17. Từ năm 1961 - 1965, Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

  1. "Chiến tranh đặc biệt".
  2. "Việt Nam hoá chiến tranh".
  3. "Chiến tranh cục bộ".
  4. "Chiến tranh đơn phương".

 Câu 18. "Điện Biên Phủ trên không" là trận quyết định của ta, buộc Mĩ phải

  1. cam kết không dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam.
  2. cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam.
  3. rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh.
  4. kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

 Câu 19. Lực lượng giữ vai trò quan trọng trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

  1. quân một số nước đồng minh Mĩ. B. quân viễn chinh Mĩ.
  2. quân đội Sài Gòn. D. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ.

 Câu 20. Từ ngày 2 - 7 - 1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã quyết định lấy tên nước là

  1. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Cộng hòa Dân chủ nhân dân Việt Nam.
  3. Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.
  4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 Câu 21. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược 1972 của nhân dân Việt Nam?

  1. Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Viêt Nam hóa chiến tranh".
  2. Buộc Mĩ tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược.
  3. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
  4. Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh.

 Câu 22. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng thể hiện tính đúng đắn và linh hoạt ở nội dung nào?

  1. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tiến công quân địch trên quy mô rộng lớn.
  2. Giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976).
  3. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của.
  4. Lập tức giải phóng miền Nam trong đầu năm 1975.

 Câu 23. Vì sao nói với Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam "Mĩ cút nhưng ngụy chưa nhào"?

  1. Mĩ thành lập Bộ chỉ huy quân sự ở miền Nam.
  2. Mĩ vẫn giữ lại hai vạn cố vấn quân sự ở miền Nam.
  3. Chính quyền Sài Gòn vẫn có thể tự đứng vững.
  4. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn còn tồn tại.

 Câu 24. Ý nghĩa bao quát nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đối với dân tộc ta là

  1. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
  2. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
  3. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
  4. kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

 Câu 25. Quyết định Quốc ca nước ta là bài Tiến quân ca chính thức được thông qua tại

  1. kì họp lần thứ nhất của Quốc hội khóa I.
  2. kì họp lần thứ nhất Quốc hội khóa VI.
  3. Hội nghị hiệp thương của đại biểu hai miền.
  4. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 Câu 26. Âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất

(1965 - 1968) là gì?

  1. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.
  2. Ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc Việt Nam sang các nước Lào và Campuchia.
  3. Trả đũa việc Quân giải phóng miền Nam Việt Nam tiến công doanh trại của Mĩ ở Plâyku.
  4. Phá tiềm lực quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam.

 Câu 27. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau năm 1975 là

  1. một trong những việc làm thường xuyên.
  2. nhiệm vụ cấp thiết, hàng đầu.
  3. để nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh.
  4. để ổn định tình hình ở miền Nam.

 Câu 28. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ là

  1. An Lão (Bình Định). B. Đồng Xoài (Bình Phước).      
  2. Ba Gia (Quảng Ngãi). D. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

 Câu 29. Thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam là

  1. mở cuộc hành quân vào Vạn Tường (Quảng Ngãi).
  2. thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
  3. đề ra kế hoạch quân sự "Xtalây - Taylo".
  4. tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược".

 Câu 30. Trong quá trình thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" (1969 - 1973), thủ đoạn nào của Mĩ gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

  1. Tăng nhanh lực lượng quân viễn chinh Mĩ ở Đông Dương.
  2. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
  3. Tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược" ở miền Nam.
  4. Dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.     

……………….HẾT……….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay