Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 27: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
(35 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nhân dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?
- Độc lập dân tộc.
- Các quyền dân chủ.
- Ruộng đất.
- Hòa bình.
Câu 2: Từ năm 1919 - 1990 nhân dân Việt Nam đã phải chống lại những thế lực ngoại xâm nào?
- Pháp, Nhật, Anh, Mĩ, Trung Quốc.
- Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Campuchia.
- Pháp, Nhật, Mĩ, tập đoàn Khơ-me đỏ, Trung Quốc.
- Pháp, Nhật, Mĩ, Trung Hoa Dân Quốc, tập đoàn Pôn Pốt.
Câu 3: Tính chung trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1954 - 1975, đế quốc Mĩ đã thực hiện
- 5 chiến lược chiến tranh với 5 đời Tổng thống và thất bại.
- 4 chiến lược chiến tranh với 4 đời Tổng thống và thất bại.
- 4 chiến lược chiến tranh với 5 đời Tổng thống và thất bại.
- 5 chiến lược chiến tranh với 4 đời Tổng thống và thất bại.
Câu 4: Với chiến thắng nào nhân dân Việt Nam đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước?
- Cách mạng tháng Tám thắng lợi 1945.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
- Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 5: Tổ chức cách mạng nào là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
- Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
- Hội Phục Việt.
- Việt Nam nghĩa đoàn.
- Tân Việt Cách mạng Đảng.
Câu 6: Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với lực lượng xã hội nào?
- Nông dân.
- Địa chủ.
- Tư sản.
- Tiểu tư sản.
Câu 7: Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?
- Cách mạng ruộng đất.
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Nam Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là gì?
- Còn tồn tại tàn dư của chiến tranh, chế độ thực dân mới còn tồn tại nặng nề.
- Còn tồn tại tàn dư của chế độ thực dân cũ còn nặng nề, công nhân thất nghiệp.
- Chính quyền cũ chỉ mới bị xóa bỏ ở các trung tâm thành phố.
- Các lực lượng chống đối cách mạng đã được dẹp yên.
Câu 9: Tổ chức nào được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Cứu quốc quân.
- Vệ quốc đoàn.
- Việt Nam giải phóng quân.
- Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 10: Nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam trong những năm 1945 - 1954 là gì?
- Kháng chiến và kiến quốc.
- Chống Pháp giành độc lập dân tộc.
- Chống Pháp và sự can thiệp của Mĩ.
- Chống ngoại xâm và nội phản.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có thái độ như thế nào đối với cách mạng?
- Kiên định đấu tranh với Pháp.
- Đấu tranh cách mạng triệt để.
- Không kiên định, dễ thoả hiệp.
- Phản bội quyền lợi dân tộc.
Câu 2: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, tác phẩm Đường Kách mệnh và báo Thanh niên khi được truyền bá về Việt Nam đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước, cách mạng?
- Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
- Trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ của Đông Dương Cộng sản Đảng.
- Xây dựng mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
- Góp phần chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3: Đặc điểm bao trùm của lịch sử dân tộc Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là gì?
- Phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản chuyển sang khuynh hướng vô sản.
- Khuynh hướng vô sản và tư sản cùng phát triển trong phong trào yêu nước.
- Sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
- Khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối trong phong trào yêu nước.
Câu 4: Trong những năm 1930 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược nào?
- Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
- Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Chống đế quốc, chống phong kiến.
- Chống chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
Câu 5: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là thế lực nào?
- Đế quốc Mĩ.
- Đế quốc Anh.
- Thực dân Pháp.
- Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 6: Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch nào?
- Hoàng Hoa Thám (1950 – 1951).
- Việt Bắc thu - đông (1947).
- Điện Biên Phủ (1954).
- Biên giới thu - đông (1950).
Câu 7: Ngày 7 - 11 - 2007, diễn ra sự kiện gì gắn với sự phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam?
- Việt Nam trở thành thành viện thứ 150 của WTO.
- Việt Nam trở thành thành viện thứ 149 của Liên hợp quốc.
- Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
- Việt Nam gia nhập tổ chức APEC.
Câu 8: Ngày 28/7/1995 diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?
- Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
- Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
C.Việt Nam tuyên bố “muốn làm bạn” với các nước.
- Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu.
Câu 9: Ngày 13/01/1941, binh lính đồn Chợ Rạng (Nghệ An) đã nổi dậy chiếm đồn, đánh chiếm Đô Lương, rồi lên ô tô kéo về Vinh. Cuộc binh biến này do ai lãnh đạo?
- Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn).
- Nguyễn Văn Cừ.
- Nguyễn Văn Cung (Đội Cung).
- Lương Ngọc Quyến.
Câu 10: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975?
- Kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Đấu tranh chống phong kiến phản động.
- Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước.
III. VẬN DỤNG (10 CÂU)
Câu 1: Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
- đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
- phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị.
- tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
- hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Câu 2: Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975) đều xuất phát từ nguyên nhân nào?
- Sự ủy nhiệm của Liên Xô và Trung Quốc.
- Tác động của cục diện hai cực - hai phe.
- Phản ứng tất yếu trước nguy cơ bị xâm lược.
- Yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc.
Câu 3: Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
- Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
- Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
- Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
- Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
Câu 4: Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
- Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
- Sự cạnh tranh và nguy cơ tụt hậu.
- Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền dân tộc.
- Khó khăn trong vấn đề nâng cao dân trí.
Câu 5: Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cần được Việt Nam vận dụng như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay?
- Tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới.
- Dựa vào các văn bản pháp lý quốc tế để đấu tranh.
- Xây dựng tiềm lực quốc gia hùng mạnh.
- Kết hợp xây dựng tiềm lực quốc gia với tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 6: Nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong quá trình đấu tranh để giành, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến hiện nay là gì?
- Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc trong mọi tình huống.
- Bảo đảm quyền làm chủ thuộc về quần chúng.
Câu 7: Sự du nhập sâu rộng lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước?
- Làm cho phong trào yêu nước Việt Nam mang màu sắc mới.
- Làm cho phong trào yêu nước ngả dần sang quỹ đạo vô sản.
- Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
- Đặt ra yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
- Du nhập những luồng tư tưởng mới vào Việt Nam.
- Làm xuất hiện những giai cấp mới ở Việt Nam.
- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu độc lập.
- Làm cho phong trào yêu nước mang màu sắc mới.
Câu 9: Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã đạt được thành công gì?
- Đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do, dân chủ.
- Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
- Lần lượt đánh đuổi các nước đế quốc, phát xít Nhật, Pháp và Mĩ.
- Lật đổ chế độ phản động thuộc địa, giành quyền dân chủ.
Câu 10: Sắp xếp các dữ liệu cho phù hợp với trình tự thời gian.
(1) Mặt trận dân chủ Đông Dương.
(2) Mặt trận Liên Việt.
(3) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Mặt trận Việt Minh.
- (4), (3), (2), (1).
- (1), (2), (3), (4).
- (2), (3), (4), (1).
- (1), (4), (2), (3).
IV. VẬN DỤNG CAO (05 CÂU)
Câu 1: Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Đó là thắng lợi nào của cách mạng Việt Nam?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
Câu 2: Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân
- Không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tổ không gian.
- Ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tổ không gian.
- Luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
- Là người bạn của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
Câu 3: Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) thực chất là
- Hai giai đoạn song song một tiến trình cách mạng.
- Hai thời kỳ của một nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc.
- Thực hiện một đường lối giải phóng dân tộc.
- Hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng.
Câu 4: Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ thể hiện ở điểm nào?
- Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
- Tổ chức toàn dân đánh giặc.
- Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân.
- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
Câu 5: Trong những năm 1919 – 1925 có sự kiện lịch sử nào gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
- Tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
- Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Tổ chức phong trào “vô sản hóa”.
- Ra đi tìm đường cứu nước.