Đề thi cuối kì 2 Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết (đề 5)

Đề thi cuối kì 2 môn Lịch sử 12 đề số 5 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề cuối kì 2 Lịch sử 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

  1. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.
  2. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng Chủ Nghiã Xã Hội.
  3. Tiến hành Cách Mạng Dân Tộc Dân Chủ.
  4. Không phải các nhiệm vụ trên.

Câu 2: Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc  thu đông 1947 vì:

  1. Pháp vừa được trang bị vũ khí hiện đại
  2. Pháp vừa nhận được viện binh.
  3. Muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
  4. Muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.

Câu 3: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống  thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào ?

  1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Chiến dịch Đông- Xuân 1953-1954.
  2. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 4: Từ năm 1951, Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi mới là:

  1. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Việt Nam cộng sản Đảng.
  2. Đảng Lao Động Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 5: Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1968 ) đã chứng tỏ điều gì ?

  1. Lực lượng vũ trang miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mỹ.
  2. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
  3. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
  4. Miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “ chiến tranh cục bộ “ của Mỹ

Câu 6: Căn cứ vào đâu ta quyết định mớ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)?

  1. Sự thất bại của Mĩ về quân sự trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ".
  2. Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
  3. Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô.
  4. Quân đội Trung Quốc sang giúp ta đánh Mĩ.

Câu 7: Ý nào không phải mục tiêu đấu tranh của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Mĩ - Diệm?

  1. Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. B. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
  2. Bảo vệ hoà bình. D. Lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968?

  1. buộc Mĩ tuyên bố thất bại hòa toàn trong chiến tranh cục bộ.
  2. mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  3. buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  4. buộc Mĩ rút quân Mĩ và quân đồng minh về nước.

Câu 9: Trong giai đoạn 1965 – 1968, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

  1. Đơn phương. B. Đặc biệt.             C. Cục bộ.               D. Việt Nam hóa.

Câu 10: Để tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, Mĩ đã sử dụng:

  1. Quân đồng minh. B. Quân đội Mĩ.
  2. Quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. D. Quân đội Sài Gòn.

Câu 11: Để đem quân phá hoại Miền Băc lần I Mỹ đã dựng lên sự kiện gì?

  1. Ta tấn công trại lính của chúng ở Playku. B. Thất bại ở Vạn Tường .        
  2. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. D. Thất bại ở Ấp Bắc.

Câu 12 :Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong Chiến thắng Việt Bắc - thu đông 1947:

  1. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
  2. Bảo vệ vững chắc căn cứ Việt Bắc.
  3. Bộ đội ta trưởng thành trong chiến đấu,ta giành quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
  4. Làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh’’ địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 13: Việc ký hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp chứng tỏ:

  1. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ ta.
  2. Sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta.
  3. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
  4. Sự suy yếu của lực lượng cách mạng.

Câu 14: Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám 1945 là:

  1. Lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
  2. Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  3. Người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
  4. Đem lại độc lập tự do cho dân tộc và cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới.

Câu 15:  Sau  năm 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù lớn nhất là:

  1. Tưởng B. Anh. C. Pháp.                   D. Nhật

Câu 16:  Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi:

  1. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
  2. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
  3. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
  4. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.

Câu 17:  Nội dung của bản Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) là:

  1. Nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.
  2. Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
  3. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ tự trị nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
  4. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi chính trị.

Câu 18:  Nội dung nào sau đây không thuộc Hiêp định sơ bộ ?

  1. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
  2. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
  3. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
  4. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.

Câu 19: Để khắc phục khó khăn tài chính sau cách mạng tháng Tám, nhân dân đã hưởng ứng phong trào:

  1. “Tăng gia sản xuất”. B. “Quỹ độc lập”. .
  2. “Ngày đồng tâm”. D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 20:  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ nhằm:

  1. Chăm lo công cuộc chống nạn mù chữ.
  2. Chống các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút.
  3. Giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng cho nhân dân.
  4. Chăn lo đời sống nhân dân

Câu 21: Niên đại 26 - 4 - 1975 phù hợp với sự kiện nào ?

  1. Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
  2. Quần đảo Trường Sa được giải phóng.
  3. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
  4. Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Câu 22: Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế:

  1. Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
  2. Vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
  3. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  4. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.

Câu 23: Sắp xếp những  sự kiện  sau theo thứ tự đúng:

  1. Chiến thắng Vạn tường. 2. Tổng tiến công Mậu Thân.
  2. Điện Biên Phủ trên không . 4. Chiến thắng Âp Bắc.
  3. 1.2.4.3 B. 3.1.4.2       C. 4,1,2,3                    D. 2.1.4.3

Câu 24: Nguyên nhân có tính chất quyết định tới thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ  cứu nước ?

  1. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
  2. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
  3. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
  4. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đoàn kết của ba nước Đông Dương

Câu 25: Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc là:

  1. Quân ta khiêu khích Pháp. B. Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp.
  2. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. D. Pháp tấn công ta ở Nam Bộ.

Câu 26: Nội dung nào không phải lả ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ?

  1. Đập tan kế hoạch Nava.
  2. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
  3. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
  4. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.

Câu 27: Miền Nam có vai trò gì trong việc đánh đổ thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thống nhất đất nước?

  1. Có vai trò quan trọng nhất. B. Có vai trò quyết định trực tiếp.
  2. Có vai trò cơ bản nhất. D. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 28: Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích:

  1. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.
  2. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.
  3. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.
  4. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Câu 29: Cùng với thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu ?

  1. Chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Chiến tranh ở Campuchia.
  2. Chiến tranh ở Lào. D. Chiến tranh cả Đông Dương.

Câu 30. Điều khoản nào trong Hiệp định Giơrievơ 1954  khi quân Pháp rút khỏi nước ta, đã chưa thực hiện?

  1. Để lại quân đội ở miền Nam.
  2. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự.
  3. Phá hoại các cơ sở kinh tế của ta.
  4. Chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.

Câu  31. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức

  1. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
  2. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
  3. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu.
  4. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Câu 32. Ý nào dưới đây là điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là

  1. đều là hình thức chiến tranh thực dân mới.
  2. đều sử dụng quân đội Sài Gòn.
  3. các chiến lược đều thất bại.
  4. đều mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.

Câu 33: Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định Pari 1973?

  1. Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
  2. Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  3. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
  4. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 34: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta”.Nội dung trên được trích dẫn từ tư liệu nào dưới đây?

  1. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng.
  3. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
  4. Thư Chúc tết năm 1968 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 35: Điểm khác biệt trong đấu tranh ngoại giao của ta trong giai đoạn 1969 – 1973 so với giai đoạn 1965 – 1968?

  1. Từng bước đàm phán và rút hết quân về nước.
  2. Từng bước đàm phán và phá bỏ các căn cứ quân sự.
  3. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.
  4. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.

Câu 36. Hành động phá hoại Hiệp định Pari 1973 của chính quyền Sài Gòn là

  1. mở các cuộc hành quân “ bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.
  2. tổ chức những cuộc hành quân tìm diệt, đánh vào căn cứ của ta.
  3. đàn áp, khủng bố những hoạt động yêu nước của nhân dân miền Nam.
  4. không tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 37. Cho các sự kiện sau:

  1. Chiến dịch Tây Nguyên.
  2. Hội nghị BCHTW Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21.
  3. Chiến thắng Phước Long.
  4. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên đúng trình tự thời gian.

  1. 2,3,1,4. B. 2,1,3,4.                C. 1,2,3,4.                          D. 3,2,1,4.

Câu 38. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là

  1. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
  2. Đập ta hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
  3. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng .
  4. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.

Câu 39. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước có ý nghĩa lớn nhất đối với dân tộc ta là

  1. chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
  2. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
  3. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
  4. kết thúc 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ quốc.

Câu 40. Chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam  thuộc học thuyết nào của Mĩ trong chiến lược toàn cầu?

  1. Phản ứng linh hoạt. B. Ngăn đe thực tế.
  2. Chính sách thực lực. D. Bên miệng hố chiến tranh.

……………….HẾT……….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay