Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết (đề 1)

Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 12 đề số 1 soạn chi tiết bao gồm: đề trắc nghiệm, cấu trúc đề và ma trận đề. Bộ đề gồm nhiều đề tham khảo khác nhau đề giáo viên tham khảo nhiều hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề giữa kì 2 Lịch sử 12 mới này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Lịch sử 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, khi quân đội Việt Nam chiếm được cứ điểm Đông Khê thì cứ điểm nào của quân Pháp bị rơi vào tình thế bị cô lập?

  1. Lạng Sơn. B. Đông Khê.          C. Đình Lập.           D. Cao Bằng.

Câu 2. Nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) là

  1. sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  2. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
  3. hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc.
  4. tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

Câu 3. Ý nào dưới đây là một trong những nội dung trong đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng (1946 - 1954)?

  1. Nhất trí. B. Thống nhất.        C. Đoàn kết.            D. Toàn dân.

Câu 4. Mục đích của Pháp khi đề ra kế hoạch Nava (1953) trong chiến tranh xâm lược Đông Dương là

  1. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
  2. tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
  3. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
  4. tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Nam.

Câu 5. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc - Nam lấy giới tuyến ở

  1. vĩ tuyến 16. B. vĩ tuyến 20.         C. vĩ tuyến 38.         D. vĩ tuyến 17.

Câu 6. Điểm khác nhau chủ yếu giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam những năm 1961-1975 là gì?

  1. Mở rộng về quy mô, địa bàn và phương tiện chiến tranh.
  2. Điều chỉnh vai trò của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
  3. Đề cao vai trò của quân Mĩ, đồng minh Mĩ và cố vấn Mĩ.
  4. Sử dụng phương tiện chiến tranh và thủ đoạn thực hiện.

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” ?

  1. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng hai mùa khô.
  2. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. D. Hiệp định Pari được kí kết.

Câu 8. Biểu hiện nào chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải “trút bỏ gánh nặng chiến tranh lên vai chính quyền và quân đội Sài Gòn”?

  1. Tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh.
  2. Rút dần quân Mĩ, quân đồng minh về nước.
  3. Chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.
  4. Ngừng viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 9. Một trong những điểm khác biệt của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam so với với các mặt trận dân tộc thống nhất trước đó ở Việt Nam là

  1. tích cực lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị.
  2. đại diện cho nhân dân đấu tranh ngoại giao.
  3. đã tập hợp xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
  4. tích cực lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang.

Câu 10. Công cuộc cải cách giáo dục từ năm 1950 ở Việt Nam không có phương châm nào sau đây?

  1. Phục vụ nhân dân. B. Phục vụ sản xuất.
  2. Phục vụ kháng chiến. D. Phục vụ dân sinh.

Câu 11. Ở Việt Nam, phong trào Đồng Khởi (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam đang

  1. chuyển dần sang đấu tranh chính trị. B. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
  2. giữ vững và phát triển thế tiến công. D. gặp muôn vàn khó khăn tổn thất.

Câu 12. Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao

  1. luôn phụ thuộc vào tình hình quốc tế và sự dàn xếp của các cường quốc.
  2. không góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường.
  3. dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự mỗi giai đoạn chiến tranh.
  4. chỉ là phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.

Câu 13. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”?

  1. An Lão. B. Vạn Tường.        C. Ấp Bắc.              D. Bình Giã.

Câu 14. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lí quốc tế nào?

  1. Hiệp định Pari (1973). B. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
  2. Hiệp định Giơnevơ (1954). D. Tạm ước (14/9/1946).

Câu 15. Triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” vào

  1. vùng “đất thánh Việt cộng”. B. đồng bằng liên khu IV.
  2. cơ quan đầu não kháng chiến. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 16. Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong điều kiện lịch sử nào sau đây?

  1. Chính quyền và quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng, suy yếu.
  2. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
  3. Cách mạng miền Nam bắt đầu chuyển sang thế tiến công.
  4. Chính quyền và quân đội Sài Gòn đã đầu hàng hoàn toàn.

Câu 17. “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa” là quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng cho chiến dịch nào?

  1. Hồ Chí Minh.                               B. Tây Nguyên.
  2. Đường 14-Phước Long. D. Huế - Đà Nẵng.

Câu 18. Thủ đoạn nào của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) nhằm hiện thực hóa âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”?

  1. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
          B. Tăng viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
  2. Lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam.
  3. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

Câu 19. Sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam trong giai đoạn 1961 - 1965 so với giai đoạn 1959 - 1960 được thể hiện ở điểm nào?

  1. Từ đấu tranh chính trị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
  2. Từ giành chính quyền ở nông thôn chuyển sang làm chủ vùng đô thị.
  3. Từ đấu tranh quân sự chuyển sang đấu tranh quân sự kết hợp chính trị.
  4. Từ khởi nghĩa từng phần chuyển sang chiến tranh cách mạng.

Câu 20. Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc

  1. lấy lực thắng thế, lấy ít thắng nhiều, chuyển bại thành thắng.
  2. lấy số lượng quân đông, ý chí mạnh thắng vũ khí chất lượng cao.
  3. dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế.
  4. dùng sức mạnh vật chất thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?

  1. Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
  2. Buộc Pháp phải rút quân về nước.
  3. Ta phát huy thế chủ động trên chiến trường.
  4. Mở ra bước phát triển mới cho kháng chiến.

Câu 22. Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam không có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  2. Chuyển cách mạng miền Nam lên thế tiến công.
  3. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
  4. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, đến bàn đàm phán.

Câu 23. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 24. Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  1. tàn tích phong kiến bị xóa bỏ. B. được hoàn toàn giải phóng.
  2. đặt dưới ách thống trị của Mĩ. D. hoàn thành khôi phục kinh tế.

Câu 25. Mục đích chính của Mĩ và chính quyền Sài Gòn khi xây dựng “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam là gì?

  1. Tách dân ra khỏi cách mạng. B. Chiếm ruộng đất của nông dân.
  2. Phục vụ chính sách mị dân. D. Vơ vét nhân lực và vật lực.

Câu 26. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

  1. Quyết định nhất.                               B. Quyết định trực tiếp.
  2. Quan trọng nhất. D. Cơ bản nhất.

Câu 27. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều

  1. là những trận quyết chiến chiến lược.
  2. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
  3. có sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.
  4. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.

Câu 28. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được Mĩ được đề ra ở miền Nam Việt Nam sau khi thất bại trong chiến lược chiến tranh nào?

  1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  2. Chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
  3. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
  4. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 29. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã đánh bại kế hoạch chiến tranh nào của thực dân Pháp?

  1. Kế hoạch Nava.                               B. Kế hoạch Rơve.
  2. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. D. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.

Câu 30. Từ thu đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn cơ động chiến lược mạnh ở

  1. Nam Đông Dương. B. Điện Biên Phủ.
  2. đồng bằng Bắc Bộ. D. Ven biểnTrung Bộ.

Câu 31. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới “như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

  1. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
  2. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
  3. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
  4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).

Câu 32. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 - 1973) xác định phương pháp của cách mạng miền Nam là tiến hành

  1. bạo lực cách mạng. B. đấu tranh công khai.
  2. đấu tranh chính trị. D. đấu tranh bất hợp pháp.

Câu 33. Sự kiện nào sau đây báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng?

  1. Xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập.
  2. Tổng thống Dương Văn Minh bị bắt.
  3. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập.
  4. Tỉnh Châu Đốc được giải phóng.

Câu 34. Một trong những nội dung của kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi do Pháp đề ra trong chiến tranh xâm lược Đông Dương từ cuối năm 1950 là

  1. khóa chặt biên giới Việt - Trung. B. tiến hành chiến tranh tổng lực.
  2. thiết lập hành lang Đông - Tây. D. tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

Câu 35. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 để lại bài học lịch sử nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

  1. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
  2. Lấy ít địch nhiều, lấy lực thắng thế.
  3. Tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc.
  4. Dự đoán đúng và chớp thời cơ chiến lược.

Câu 36. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam nổ ra từ địa phương nào?

  1. Quảng Ngãi. B. Bình Định.          C. Bến Tre.             D. Ninh Thuận.

Câu 37. Thủ đoạn hòa hoãn, thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc của Mĩ khi triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm mục đích nào sau đây?

  1. Buộc ta kí Hiệp định Pari theo điều khoản của Mĩ.
  2. Làm lung lay quyết tâm chiến đấu chống Mĩ của ta.
  3. Cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
  4. Chấm dứt vĩnh viễn viện trợ của bên ngoài cho ta.

Câu 38. Nhận định nào nào sau đây không đúng về chiến thắng Đường 14 - Phước Long (1 - 1975)?

  1. Mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
  2. Là thực tiễn để thăm dò khả năng của quân đội Sài Gòn và sự can thiệp của Mĩ.
  3. Phản ánh tương quan thế, lực giữa ta và địch trên chiến trường.
  4. Là cơ sở để Bộ chính trị bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 39. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) giành thắng lợi có tác động như thế nào đến thế giới?

  1. Đưa tới sự ra đời của Phong trào Không liên kết trên thế giới.
  2. Đưa tới sự giải trừ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
  3. Giáng đòn nặng nề vào tham vọng của chủ nghĩa thực dân mới.
  4. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 40. Khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 - 1965) được chứng tỏ qua chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam?

  1. Vạn Tường. B. Đồng Xoài.         C. Ba Gia.               D. Ấp Bắc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 file word với đáp án chi tiết - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay