Đề thi cuối kì 2 lịch sử 9 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Lịch sử 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …………… | Chữ kí GT1: ……………………. |
TRƯỜNG THCS ……………. | Chữ kí GT2: ……………………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
MÔN: LỊCH SỬ 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: …………………. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ……………. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.
D. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.
Câu 2: Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận được khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?
A. Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước.
B. Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật.
C. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D. Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế.
Câu 3: Trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe do hai siêu cường nào đứng đầu?
A. Mĩ và Trung Quốc.
B. Anh và Liên Xô.
C. Mĩ và Liên Xô.
D. Pháp, Trung Quốc.
Câu 4: Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới.
C. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường.
D. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ.
Câu 5: Đường lối đối ngoại của nước Nga từ 1991 – 2000 là thân phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước nào?
A. Châu Á. | B. Châu Phi. | C. Châu Mĩ Latinh. | D. Châu Âu. |
Câu 6: Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào?
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, vùng Viễn Đông Liên Bang Nga.
B. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên.
C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.
D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Câu 7: Năm 1995, diễn ra sự kiện gì gắn với chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kì đổi mới?
A. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
B. Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. Việt Nam trở thành thành viên của Liên hiệp quốc.
D. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước EU.
Câu 8: Đặc điểm điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Các phát minh kĩ thuật diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Diễn ra trên nhiều nhiều lĩnh vực với quy mô lớn với tốc độ nhanh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu được những nét chính về tình hình chính trị của Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay.
Câu 2 (1,0 điểm). Trình bày những nét chính về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay.
Câu 3 (1,0 điểm). Trên cơ sở các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam, em hãy nêu vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991 | ||||||||
Bài 18. Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 | 1 | |||||||
Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 | 1 | |||||||
CHƯƠNG 5. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY | ||||||||
Bài 20. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay | 1 | 1 | ||||||
Bài 21. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay | 1 | |||||||
Bài 22. Châu Á từ năm 1991 đến nay | 1 |
| ||||||
CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY | ||||||||
Bài 23. Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay | 1 | |||||||
CHƯƠNG 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA | ||||||||
Bài 24. Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa | 1 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 1,0 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số ý) | TL (số câu) | TN (số ý) | TL (số câu) | |||
8 | 4 | |||||
Bài 18. Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 | Thông hiểu | Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975. | 1 | C1 | ||
Bài 19. Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 | Thông hiểu | Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976 – 1991). | 1 | C2 | ||
Vận dụng | Liên hệ với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. | 1 | C3 (TL) | |||
Bài 20. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nhận biết được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | C3 | ||
Vận dụng cao | Liên hệ với thực tiễn tình hình đối ngoại ở Việt Nam. | 1 |
| C4 | ||
Bài 21. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nêu được tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. | 1 | 1 | C5 | C1 (TL) |
Bài 22. Châu Á từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Trình bày được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay. | 1 | C6 | ||
Bài 23. Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay | Nhận biết | Nhận xét về ý nghĩa của công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | Trình bày những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. | 1 | C2 (TL) | |||
Bài 24. Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa | Thông hiểu | Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật tới Việt Nam. | 1 | C8 |