Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 cánh diều kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lê Lợi.

C. Lê Lai.

D. Đinh Liệt.

Câu 2. Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?

A. Tháng 8 năm 1425.

B. Tháng 9 năm 1426.

C. Tháng 10 năm 1426.

D. Tháng 11 năm 1426.

Câu 3. Vương triều mới được ra đời sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là: 

A. Triều Lê sơ.

B. Triều Lý.

C. Triều Mạc.

D. Triều Trịnh.

Câu 4. Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của quân địch.

C. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

D. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.

Câu 5. Sau khi Lê Lợi lên ngôi đã khôi phục quốc hiệu nước ta là gì?

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Ngu.

C. Việt Nam.

D. Đại Việt.

Câu 6. Kinh đô của nước ta dưới triều Lê sơ là:

A. Hoa Lư.

B. Đông Kinh.

C. Huế.

D. Lam Kinh.

Câu 7. Bộ luật nào được biên soạn và ban hành dưới thời Lê sơ?

A. Hình luật.

B. Hình thư.

C. Đại Việt hình luật.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 8. Nguyên nhân Phật giáo thời Lê sơ không phát triển như thời Lý – Trần là:

A. Nho giáo được du nhập từ lâu, ăn sâu trong tâm thức người Việt.

B. Yêu cầu hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.

C. Nhân dân nhận thấy tư tưởng Phật giáo có nhiều điểm hạn chế.

D. Chính sách cấm đoán, giết hại những người theo Phật giáo của nhà nước.

Câu 9. Kinh đô của Vương triều Vi-giay-a hiện nay nằm ở:

A. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

B. Phan Rang, Ninh Thuận.

C. Chà Bàn, Bình Định

D. Nha Trang, Khánh Hòa.

Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa là:

A. Nông nghiệp.

B. Đánh bắt thủy hải sản.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Chăm-pa?

A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.

B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.

C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.

D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 12.Từ thế kỉ XVI, sự kiện gì xảy ra ở vùng đất Nam Bộ?

A. Chân Lạp xâm chiếm Phù Nam.

B. Chân Lạp khủng hoảng, phân tán.

C. Cư dân ở vùng này rất thưa thớt và vắng vẻ.

D. Một bộ phận người Việt đến khai phá.

II. Phần tự luận(2 điểm)

Câu 1.(1,5 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa từ năm 1416 – 1425.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao lại nói bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam?

BPHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Nam.

B. Bán cầu Bắc.

C. Bán cầu Đông.

D. Bán cầu Tây.

Câu 2.Quần đảo Mê-la-nê-di thuộc nhóm quần đảo nào của châu Đại Dương?

A. Đảo san hô.

B. Đảo lục địa.

C. Đảo núi lửa.

D. Đảo ven bờ.

Câu 3. Châu Đại Dương bao gồm những bộ phận nào?

A. Hệ thống các đảo và quần đảo.

B. Lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo.

C. Lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu-di-len.

D. Quần đảo Niu-di-len và quần đảo san hô Mi-crô-nê-di.

Câu 4. Chủ nhân đầu tiên của Ô-xtrây-li-a là ai?

A. Người bản địa.

B. Người nhập cư gốc châu Âu.

C. Người nhập cư gốc châu Á.

D. Người nhập cư gốc châu Phi.

Câu 5. Năm 2019, số dân của Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?

A. 14,4 triệu người.

B. 10,5 triệu người.

C. 20,5 triệu người.

D. 25,2 triệu người.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng về tình hình dân cư của Ô-xtrây-li-a?

A. Người bản địa chiếm tỉ lệ ít.

B. Dân cư phân bố không đều.

C. Mật độ dân số thấp nhất thế giới.

D. Tỉ lệ dân thành thị thấp.

Câu 7. Châu Nam Cực được đại dương nào bao bọc?

A. Thái Bình Dương.

B. Nam Đại Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 8. Châu Nam Cực được chia thành mấy bộ phận?

A. 2 bộ phận

B. 4 bộ phận

C. 3 bộ phận

D. 1 bộ phận

Câu 9. Châu Nam Cực được gọi là cực lạnh của thế giới là do:

A. Khí hậu lạnh giá quanh năm, nhiệt độ dưới -10oC.

B. Nằm ở cực nam của Trái Đất.

C. Băng tuyết bao phủ quanh năm.

D. Địa hình cao nguyên băng khổng lồ.

Câu 10. Đô thị cổ của người Hy Lạp ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X TCN – thế kỉ XI TCN.

B. Thế kỉ XI TCN – thế kỉ VIII TCN.

C. Thế kỉ VIII TCN – thế kỉ VI TCN.

D. Thế kỉ VI TCN – thế kỉ IV TCN.

Câu 11. Đô thị tiêu biểu nhất hình thành tại I-ta-li-a là:

A. Đô thị Rô-ma.

B. Đô thị Vơ-ni-dơ.

C. Đô thị A-ten.

D. Đô thị Pa-ri.

Câu 12. Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành của đô thị A-ten thời cổ đại và đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại là:

A. Đều nằm ở vùng ven biển Địa Nam Hải, nơi có nhiều vịnh và hải cảng, thuận lợi cho thương mại hàng hải,...

B. Đều là nơi tập trung nhiều thợ thủ công và thương nhân,...

C. Phát triển kinh tế của nhà công nghiệp và thương nghiệp,...

D. Tác động và ảnh hưởng đến lịch sử của các nước châu Âu ngày xưa.

II. Phần tự luận(2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương.

Câu 2. (0,5 điểm) Chứng minh Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng.

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

3

 

 

1

1

 

 

 

4

1

2.5

Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)

3

 

 

 

1

 

 

1

4

1

1.5

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

2

 

2

 

 

 

 

 

4

 

1.0

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

%

0.5 điểm

0.5 %

5.0 điểm

50 %

điểm

Phân môn địa lí

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

2

 

1

1

 

 

 

 

3

1

2.25

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1.25

Bài 22: Châu Nam Cực

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

%

0.5 điểm

%

5.0 điểm

50 %

điểm

                

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Chỉ ra người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Xác định thời gian diễn ra cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.

- Nêu tên vương triều mới được ra đời sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 

3

 

C1, 2, 3

Thông hiểu

- Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa từ năm 1416 – 1425.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Nêu điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn

 

1

 

C4

Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Chỉ ra quốc hiệu của nước ta sau khi Lê Lợi lên ngôi.

- Chỉ ra kinh đô của nước ta dưới triều Lê sơ.

- Nêu tên bộ luật được biên soạn và ban hành dưới thời Lê sơ.

 

3

 

C5, 6, 7

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân Phật giáo thời Lê sơ không phát trển như thời Lý – Trần.

 

1

 

C8

VD cao

- Giải thích tại sao lại nói bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam.

1

 

C2

 

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Nhận biết

- Xác định vị trí kinh đô của vương triều Vi-giay-a.

- Xác định ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa.

 

2

 

C9, 10

Thông hiểu

- Nêu nội dung không phải đặc điểm về chính trị của Chăm-pa.

- Nêu sự kiện xảy ra ở vùng đất Nam Bộ từ TK XVI.

 

2

 

C11, 12

 

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Nhận biết

- Xác định lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu.

- Chỉ ra nhóm loại nhóm đảo của quần đảo Mê-la-nê-di.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Nêu những bộ phận của châu Đại Dương.

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương.

1

1

C1

C3

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Nhận biết

- Chỉ ra chủ nhân đầu tiên của Ô-xtrây-li-a.

- Xác định số dân của Ô-xtrây-li-a tính đến năm 2019.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm không đúng về tình hình dân cư của Ô-xtrây-li-a.

 

1

 

C6

VD cao

- Chứng minh Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng

1

 

C2

 

Bài 22: Châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra đại dương bao bọc châu Nam Cực.

- Chỉ ra các bộ phận của châu Nam Cực.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân nói châu Nam Cực là cực lạnh nhất của thế giới.

 

1

 

C9

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Nhận biết

- Xác định thời gian đô thị cổ của người Hy Lạp ra đời.

- Nêu tên đô thị tiêu biểu hình thành tại I-ta-li-a.

 

2

 

C10, 11

Vận dụng

- Nêu điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành của đô thị A-ten thời cổ đại và đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại

 

1

 

C12

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay