Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 cánh diều (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 cánh diều kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh để cứu chúa?

A. Lê Lai.

B. Lê Ngân.

C. Trần Nguyên Hãn.

D. Lê Sát.

Câu 2. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vang dội trong trận

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Đông Bộ Đầu.

D. Bạch Đằng.

Câu 3. Hội thề nào thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 

A. Lũng Nhai.

B. Đông Quan.

C. Bình Than.

D. Như Nguyệt.

Câu 4. Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh:

A. Đại Việt đã bị nhà Minh đô hộ.

B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

C. Nhà Minh lâm vào khủng hoảng.

D. Nhà Minh bị phương Bắc đô hộ.

Câu 5. Tác phẩm nổi tiếng về y học dưới thời Lê sơ là:

A. Bình Ngô đại cáo.

B. Quốc âm thi tập.

C. Bản thảo thực vật toát yếu.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 6. Tác giả của bộ chính sử “Đại Việt sử kí toàn thư” là ai?

A. Chu Văn An.

B. Nguyễn Hiền.

C. Mạc Đĩnh Chi.

D. Ngô Sỹ Liên.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ?

A. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.

B. Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.

C. Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh.

D. Nông dân không phải nộp tô thuế cho nhà nước.

Câu 8. Nội dung nào không nói đến Trạng Lường Lương Thế Vinh?

A. Là người sáng lập ra hội Tao đàn.

B. Là người đứng đầu Viện Hàn lâm.

C. Là tác giả của tác phẩm Đại thành toán pháp.

D. Được mệnh danh là “Thần cơ diệu toán vạn viên sư”.

Câu 9. Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào nước ta ngày nay?

A. Quảng Bình.

B. Quảng Trị.

C. Quảng Nam.

D. Quảng Ngãi.

Câu 10. Vùng đất Nam Bộ được người Việt khai phá vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VI.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ X.

D. Thế kỉ XVI.

Câu 11. Khoảng năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô về đâu?

A. In-đờ-ra-pu-a.

B. Sin-ha-pu-a.

C. Vi-ra-pu-ra.

D. Vi-giay-a.

Câu 12.So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?

A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.

B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.

D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

II. Phần tự luận(2 điểm)

Câu 1.(1,5 điểm) Trình bày sự thành lập nhà Lê sơ và tình hình chính trị của Đại Việt dưới thời Lê sơ.

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao nói “khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn đặt nền móng vững chắc mở ra thời kì hưng thịnh của nước ta”?

BPHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu như thế nào?

A. Khí hậu ôn hòa.

B. Khí hậu lạnh giá.

C. Khí hậu khô hạn.

D. Khí hậu nóng rực.

Câu 2.Loài vật nào là biểu tượng của lục địa Ô-xtrây-li-a?

A. Gấu trúc.

B. Chim bồ câu.

C. Cang-gu-ru.

D. Rồng.

Câu 3. Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo là do:

A. Do sự phát triển của công nghệ gen.

B. Do khí hậu khô nóng, nhiều hoang mạc.

C. Do được nhập khẩu từ các lục địa khác.

D. Do cách biệt với phần còn lại của thế giới.

Câu 4. Ô-xtrây-li-a giành được độc lập vào năm nào?

A. Năm 1770.

B. Năm 1788.

C. Năm 1901.

D. Năm 1967.

Câu 5. Năm 2019, người bản địa chiếm bao nhiêu dân số của Ô-xtrây-li-a?

A. 10%.

B. 8%.

C. 5%.

D. 3%.

Câu 6. Ngành chăn nuôi gia súc ở Ô-xtrây-li-a phát triển là do:

A. Do có các cao nguyên phát triển.

B. Do có các đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn.

C. Do có đồng bằng, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới.

D. Do có diện tích đất rộng lớn, màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc.

Câu 7. Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.           

D. Bắc Băng Dương.

Câu 8. Châu Nam Cực còn được gọi là:

A. Cực nóng của thế giới.

B. Cực lạnh của thế giới.

C. Lục địa già của thế giới.

D. Lục địa trẻ của thế giới.

Câu 9. Đâu là đặc điểm của khí hậu châu Nam Cực?

A. Khí hậu nóng, khô hạn.

B. Khí hậu phân hóa đa dạng.

C. Khí hậu lạnh nhất, nhiều gió bão.

D. Khí hậu lạnh, mưa đá.

Câu 10. Ai là người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị?

A. thương nhân và thợ thủ công.

B. nông dân.

C. nhân dân.

D. người lãnh đạo.

Câu 11. Đồng tiền của đô thị cổ nào được sử dụng trong hệ thống thương mại phía đông Địa Trung Hải trong các thế kỉ XV - XVI?

A. Đồng tiền Ơ-rô.

B. Đồng tiền Đô-la.

C. Đồng tiền A-ten.

D. Đồng tiền Vơ-ni-dơ.

Câu 12. Vai trò của của đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại là:

A. là trung tâm kinh tế, văn hoá của châu Âu trong nhiều thế kỉ.

B. có tác động và ảnh hưởng đến lịch sử của các nước châu Âu ngày xưa.

C. có nền kinh tế công nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. cư dân sống chủ yếu ở các đô thị là thợ thủ công và thương nhân.

II. Phần tự luận(2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày những phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a. (thực trạng, biện pháp).

Câu 2. (0,5 điểm) Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

3

 

 

 

1

 

 

1

4

1

1.5

Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

 

2

1

 

 

 

 

4

1

2.5

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

3

 

 

 

1

 

 

 

4

 

1.0

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

%

0.5 điểm

0.5 %

5.0 điểm

50 %

điểm

Phân môn địa lí

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

2

 

 

1

1

 

 

 

3

1

2.25

Bài 22: Châu Nam Cực

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1.25

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

%

0.5 điểm

%

5.0 điểm

50 %

điểm

                

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – CÁNH DIỀU

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Chỉ ra người đã cải trang Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh để cứu chúa.

- Chỉ ra trận đánh nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vào cuối năm 1427.

- Nêu tên hội thề thể hiện tinh thần đoàn kết của các tướng lĩnh trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

 

3

 

C1, 2, 3

Vận dụng

- Nêu bối cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 

1

 

C4

VD cao

- Giải thích tại sao nói “khởi nghĩa Lam Sơn không chỉ là dấu son rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn đặt nền móng vững chắc mở ra thời kì hưng thịnh của nước ta”.

1

 

C2

 

Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Nêu tên tác phẩm nổi tiếng về y học dưới thời Lê sơ.

- Nêu tác giả của bộ chính sử “Đại Việt sử kí toàn thư”.

 

2

 

C5, 6

Thông hiểu

- Nêu điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ.

- Nêu những hiểu biết về Lương Thế Vinh.

- Trình bày sự thành lập nhà Lê sơ và tình hình chính trị của Đại Việt dưới thời Lê sơ.

1

2

C1

C7, 8

Bài 21. Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Nhận biết

- Nêu Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào nước ta.

- Chỉ ra thời gian người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ.

- Chỉ ra nơi vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô vào khoảng năm 1000.

 

3

 

C9, 10, 11

Thông hiểu

- Nêu điểm khác biệt về kinh tế của Chăm-pa so với Văn Lang – Âu Lạc.

 

1

 

C12

 

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Chỉ ra loài vật là biểu tượng của lục địa Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C1, 2

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo.

 

1

 

C3

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Nhận biết

- Chỉ ra thời gian Ô-xtrây-li-a giành được độc lập.

- Chỉ ra dân số người bản địa chiếm phần trăm trong dân số của Ô-xtrây-li-a

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Trình bày những phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân ngành chăn nuôi gia súc ở Ô-xtrây-li-a phát triển.

 

1

 

C6

Bài 22: Châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra đại dương không tiếp giáp với châu Nam Cực.

- Chỉ ra tên gọi của châu Nam Cực.

 

2

 

C7, 8

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm của khí hậu châu Nam Cực.

 

1

 

C9

VD cao

- Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

1

 

C2

 

Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Nhận biết

- Chỉ ra người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị.

- Chỉ ra đồng tiền của đô thị cổ được sử dụng trong hệ thống thương mại phía đông Địa Trung Hải trong các thế kỉ XV – XVI.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Nêu vai trò của đô thị Vơ-ni-dơ thời trung đại.

 

1

 

C12

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay