Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC

TT

Chương / chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân môn Địa lí

1

Chương 5. Châu Đại Dương và Châu Nam Cực

Bài 18. Châu Đại Dương

2

(0,5)

 

1

(0,25)

 

1

(0,25)

1

(2,0)

 

 

Bài 19. Châu Nam Cực

2

(0,5)

 

2

(0,5)

 

 

 

 

 

2

Chủ đề chung

Chủ đề 2. Đô thị: Lịch sử và hiện đại

2

(0,5)

 

1

(0,25)

 

1

(0,25)

 

 

 

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

 

4

(1,0)

 

2

(0,5)

1

(2,0)

0

0

Tỉ lệ

15%

10%

25%

0%

Phân môn Lịch sử

1

Chương 6. Khởi nghĩa Lam Sơn và Đại Việt thời Lê sơ (1418 – 1527)

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

(0,5)

    

1/2

(1,5)

 

1/2

(0,5)

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

(0,5)

 

3

(0,75)

     
 

Chương 7. Vùng đất phía Nam Đại Việt từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI

2

(0,5)

 

3

(0,75)

     
  

 

 

 

 

     

Tổng số câu hỏi

6

(1,5)

0

6

(1,5)

0

0

1/2

(1,5)

0

1/2

(0,5)

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tổng hợp chung

30%

25%

35%

10%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023

Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Khu vực nào sau đây của châu Đại Dương có khí hậu xích đạo?

  1. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.
  2. Đảo Ta-xma-ni-a.
  3. Quần đảo Niu Di-len.
  4. Vịnh Ô-xtrây-li-a lớn.

Câu 2. Phần lớn lục địa Ô-xtray-li-a thuộc

  1. Đới nóng.
  2. Ôn hòa.
  3. Cận nhiệt.
  4. Hàn đới.

Câu 3. Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện vào năm

  1. 1604.
  2. 1605.
  3. 1606.
  4. 1607.

Câu 4. Phát hiện ra Ô-xtrây-li-a đầu tiên là người của

  1. Pháp.
  2. Anh.
  3. Đức.
  4. Hà Lan.

Câu 5. Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và

  1. Các đảo ven lục địa.
  2. Các quần đảo bằng.
  3. Các bán đảo bằng.
  4. Biển ở xung quanh.

Câu 6. Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào dưới đây?

  1. Hoa Kì, các nước đồng minh tư bản.
  2. Liên bang Nga, đồng minh của Nga.
  3. Các quốc gia kí hiệp ước Nam Cực.
  4. Là tài sản chung của toàn nhân loại.

Câu 7. Loài động vật nào sau đây không sống ở Nam Cực?

  1. Gấu trắng.
  2. Đà điểu.
  3. Cá voi xanh.
  4. Hải cẩu.

Câu 8. Loài vật nào sau đây là biểu tượng của châu Nam Cực?

  1. Cá Voi xanh.
  2. Hải Cẩu.
  3. Hải Báo.
  4. Chim Cánh Cụt.

Câu 9. Đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại thường được hình thành ở khu vực nào sau đây?

  1. Chân các vùng đồi núi.
  2. Lưu vực các con sông lớn.
  3. Trên các cao nguyên.
  4. Các vùng vịnh ven biển.

Câu 10. Đô thị tiêu biểu nhất ở Hy Lạp cổ đại là

  1. U-rúc.
  2. A-ten.
  3. Ua.
  4. Vơ-ni-dơ.

Câu 11. Hình thức tổ chức nghề nghiệp của các thương nhân trong các đô thị châu Âu thời trung đại là

  1. Phường hội.
  2. Cục Bách tác.
  3. Thương hội.
  4. Công trường thủ công.

Câu 12. Một trong những vai trò của thương nhân đối với đô thị châu Âu thời kì trung đại là

  1. Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học tại các đô thị.
  2. Góp phần xây dựng chính quyền cộng hòa dân chủ tư sản.
  3. Thúc đẩy nền kinh tế tự nhiên, khép kín ở các đô thị phát triển.
  4. Bảo trợ cho các phong trào ủng hộ chế độ phong kiến châu Âu.
  5. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1418, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh tại căn cứ nào?

  1. Chi Lăng (Lạng Sơn).
  2. Xương Giang (Bắc Giang).
  3. Lam Sơn (Thanh Hoá).
  4. Chúc Động (Hà Nội).

Câu 2. Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu?

  1. Tốt Động - Chúc Động.
  2. Chi Lăng - Xương Giang.
  3. Ngọc Hồi - Đống Đa.
  4. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 3. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt neien hiệu Thuận Thiên, khôi phục lại quốc hiệu

  1. Đại Ngu.
  2. Đại Việt.
  3. Vạn Xuân.
  4. Đại Cồ Việt.

Câu 4. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê đã biên soạn bộ sách nào dưới đây?

  1. Đại Việt sử kí.
  2. Đại Nam thực lục.
  3. Việt Nam sử lược.
  4. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 5. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

  1. Tuân theo di huấn của tổ tông.
  2. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.
  3. Tập trung quyền hành vào tay vua.
  4. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.

Câu 6. Nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ cho dựng các bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu không nhằm mục đích nào dưới đây?

  1. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
  2. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
  3. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
  4. Để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, sinh động.

Câu 7. Bộ Quốc triều Hình luật thời Lê sơ có điểm tiến bộ nào dưới đây?

  1. Tăng cường quyền lực của nhà vua và hoàng tộc.
  2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và những người yếu thế.
  3. Đề cao sự bình đẳng giữa mọi tầng lớp trong xã hội.
  4. Hạn chế quyền lực của bộ phận quý tộc, quan lại.

Câu 8. Kinh đô Vi-giay-a của Vương quốc Chăm-pa thuộc địa danh nào ngày nay?

  1. Tuy Hoà (Phú Yên).
  2. An Nhơn (Bình Định).
  3. Tuy Phước (Bình Định).
  4. Thăng Bình Quảng Nam).

Câu 9. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

  1. Chân Lạp.
  2. Phù Nam.
  3. Đại Việt.
  4. Chăm-pa.

Câu 10. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân Chăm-pa đã đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực kinh tế?

  1. Trở thành nước có nền thương mại đường biển phát triển nhất Đông Nam Á.
  2. Đưa thương cảng Óc Eo thành một trong những trung tâm buôn bán quốc tế.
  3. Xây dựng thành công con đường buôn bán tơ lụa qua vùng biển Đông Nam Á.
  4. Mở rộng cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng cảng Tân Châu (Bình Định).

Câu 11. Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam- pu-chia đã

  1. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.
  2. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.
  3. đồng hoá người Phù Nam thành người Chân Lạp.
  4. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.

Câu 12. Đời sống kinh tế của cư dân Căm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?

  1. Công - thương nghiệp là nền tảng chính.
  2. Buôn bán qua đường biển là ngành chính.
  3. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính.
  4. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  5. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

  1. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.
  2. Từ thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay