Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức kì 2 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Kinh đô của nước ta dưới thời Hồ có tên là:

A. Thăng Long.

B. Lam Kinh.

C. Hoa Lư.

D. Tây Đô.

Câu 2. Kì thi Thái học sinh đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1400.

B. Năm 1405.

C. Năm 1410.

D. Năm 1415.

Câu 3. Theo em, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ là gì?

A. Phải không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

B. Không ngừng củng cố khối quân sự.

C. Phải không ngừng đề phòng các thế lực thù địch âm mưu xâm lược đất nước.

D. Phải không ngừng đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Câu 4. Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở:

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chi Lăng - Xương Giang.

C. Tốt Động - Chúc Động.

D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 5. Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Ngô Sĩ Liên.

D. Nguyễn Xí.

Câu 6. Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.

B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

C. Thể hiện nước ta là một quốc gia hùng mạnh không đâu bằng.

D. Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân.

Câu 7. Dưới thời Lê sơ, biên giới Đại Việt đã mở rộng đến khu vực tỉnh Phú Yên ngày nay vào năm nào?

A. Năm 1428.

B. Năm 1471.

C. Năm 1473.

D. Năm 1475

Câu 8. Câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là của ai?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lương Thế Vinh.

C. Thân Nhân Trung.

D. Ngô Sỹ Liên.

Câu 9. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

A. Tập trung quyền hành vào tay vua.

B. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.

C. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.

D. Tuân theo di huấn của tổ tông.

Câu 10. Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là

A. sản xuất nông nghiệp.

B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. buôn bán đường biển.

D. chăn nuôi du mục.

Câu 11. Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng và suy yếu từ khoảng:

A. Cuối thế kỉ XVI.

B. Cuối thế kỉ VIII.

C. Cuối thế kỉ XII.

D. Cuối thế kỉ XIV.

Câu 12. Từ thế kỉ X - XIII, vương quốc Chăm-pa:

A. Bước vào thời kì hưng thịnh.

B. Bị Thái Lan xâm chiếm.

C. Bị Mã Lai xâm chiếm.

D. Gặp nhiều khó khăn ở trong nước.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1416 đến năm 1425.

Câu 2. (0,5 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Kênh đào Pa-na-ma nằm ở?

A. Khu vực Nam Mỹ.

B. Quần đảo Ăng-ti.

C. Khu vực Bắc Mỹ.

D. Eo đất Trung Mỹ.

Câu 2. Hoang mạc nào là hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ?

A. Gô-bi.

B. Xa-ha-ra.

C. A-ta-ca-ma.

D. Ca-la-ha-ri.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?

A. Vùng nông nghiệp có diện tích hẹp ngang, kéo dài.

B. Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ.

C. Đất đai rộng, bằng phẳng.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 4. Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất ở Nam Mỹ, thuộc quốc gia nào?

A. Pa-ra-goay.

B. Ác-hen-ti-na.

C. Vê-nê-xu-ê-la.

D. Bra-xin.

Câu 5. Người gốc Phi ở Trung và Nam Mỹ thuộc chủng tộc nào?

A. Nê-grô-it.                          

B. Môn-gô-lô-it.

C. Ơ-rô-pê-ô-it.

D. Người lai.

Câu 6. Nền văn hóa Mỹ La-tinh ra đời do đâu?

A. Người gốc bản địa Anh-điêng với người gốc Phi.

B. Người gốc Phi với người gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

C. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc bản địa Anh-điêng.

D. Người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng.

Câu 7. Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở đâu?

A. Trung tâm Thái Bình Dương.

B. Trung tâm Đại Tây Dương.

C. Trung tâm Ấn Độ Dương.

D. Trung tâm Bắc Băng Dương.

Câu 8. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông của lục địa Ô-xtrây-li-a mở rộng nhất là bao nhiêu km?

A. 3000km.

B. 4000km.

C. 5000km.

D. 6000km.

Câu 9. Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a lần lượt từ tây sang đông là gì?

A. Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a, vùng đồng bằng Trung tâm, dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.

B. Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, vùng đồng bằng Trung tâm, sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a.

C. Vùng đồng bằng Trung Tâm, dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a.

D. Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a. dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, vùng đồng bằng Trung tâm.

Câu 10. Xét về diện tích, châu Nam Cực đứng thứ mấy thế giới?

A. Thứ hai.

B. Thứ ba.

C. Thứ tư.

D. Thứ năm.

Câu 11. Ai là người đầu tiên đặt chân lên lục địa Nam Cực?

A. Bê-linh-hao-den.

B. La-da-rép.

C. Boóc-rơ-grê-vim.

D. A-mun-sen.

Câu 12. Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, do:

A. Đây là vùng khí hậu áp thấp, hút gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.

B. Đây là vùng khí áp thấp, hút gió từ các nơi thổi tới.

C. Ở đại dương bao quanh hình thành các khu khí áp thấp, hình thành bão.

D. Bề mặt lục địa bằng phẳng, gió mạnh không bị cản trở.

II. Phần tự luận (2 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư và một số vấn đề về lịch sử, văn hóa của Ô-xtrây-li-a.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao châu Nam Cực không có người sinh sống thường xuyên?

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

Nhận biết

- Tên kinh đô nước ta dưới thời nhà Hồ.

- Thời gian tổ chức kì thi Thái học sinh đầu tiên.

 

2

 

C1, 2

Vận dụng

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ.

 

1

 

C3

VD cao

- Nêu suy nghĩa về câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”

1

 

C2

 

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Địa điểm nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi vào cuối năm 1427.

- Chỉ ra người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Trình bày diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1416 đến năm 1425.

1

1

C1

C6

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Xác định tác giả của câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

- Xác định thời gian biên giới Đại Việt đã mở rộng đến khu vực tình Phú Yên.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Mục đích vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển.

 

1

 

C9

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

Nhận biết

- Chỉ ra ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa.

- Thời gian khủng hoảng của vương triều Vi-giay-a.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Tình hình vương quốc Chăm-pa từ TK X – XIII.

 

1

 

C12

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Nhận biết

- Xác định vị trí của kênh đào Panama.

- Gọi tên hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Đặc điểm của đồng bằng A-ma-dôn.

 

1

 

C3

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

Nhận biết

- Xác định thành phố Xao Pao-lô thuộc quốc gia nào.

- Chỉ ra chủng tộc của người gốc Phi.

 

2

 

C4, 5

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân nền văn hóa Mỹ La-tinh ra đời.

 

1

 

C6

Bài 18. Châu Đại Dương

Nhận biết

- Xác định vị trí của vùng đảo châu Đại Dương.

- Xác định chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông của lục địa Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C7, 8

Thông hiểu

- Nêu dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a lần lượt từ tây sang đông.

- Trình bày đặc điểm dân cư và một số vấn đề lịch sử, văn hóa của Ô-xtrây-li-a.

1

1

C1

C9

Bài 19. Châu Nam Cực

Nhận biết

- Chỉ ra thứ tự của châu Nam Cực về diện tích.

- Tên người đã đặt chân lên lục địa Nam Cực.

 

2

 

C10, 11

Vận dụng

- Nêu nguyên nhân châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.

 

1

 

C12

VD cao

- Giải thích vì sao châu Nam Cực không có người sinh sống thường xuyên.

1

 

C2

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay