Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Triều Hồ tồn tại trong bao nhiêu năm?

A. 5 năm.

B. 6 năm.

C. 7 năm.

D. 8 năm.

Câu 2. Nhà Hồ thành lập khi nào?

A. Sau khi nhà Trần ngày càng suy yếu.

B. Trong khi nhà Trần mới thành lập không lâu.

C. Trong khi nhà Trần bắt đầu suy yếu.

D. Trong khi nhà Trần hưng thịnh.

Câu 3. Nội dung nào không phải là cải cách của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực chính trị, quân sự?

A. Đề cao văn hoá dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

B. Tăng cường xây dựng lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ,...

C. Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền.

D. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,...

Câu 4. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?

A. Nguyễn Chích

B. Lê Lợi.

C. Nguyễn Trãi.

D. Đinh Lễ.

Câu 5. Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?

A. Năm 1420.

B. Năm 1418.

C. Năm 1419

D. Năm 1421

Câu 6. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu:

A. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

B. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.

C. “Tốt động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.

D. “Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng”.

Câu 7. Kinh đô nước ta dưới thời Lê sơ là:

A. Huế.

B. Hoa Lư.

C. Thanh Hóa.

D. Thăng Long.

Câu 8. Dưới thời Lê sơ, việc định kì chia đều ruộng công làng xã được gọi là:

A. phép quân điền.

B. phép lộc điền.

C. phép tịch điền

D. phép đồn điền.

Câu 9. Vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

A. Nhà Lê Sơ tôn sùng nho giáo nên luôn đề cao vai trò của người có học, có hiểu biết trong xã hội.

B. Ý thức cao về một dân tộc có nên văn hiến lâu đời cần phải đi liền với trình độ văn hoá tương ứng.

C. Nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ra giúp nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10.Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?

A. Phù Nam.

B. Đại Việt.

C. Chân Lạp

D. Miến Điện.

Câu 11. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là:

A. Đền Bô-rô-bu-đua.

B. Đền Ăng-co Vát.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Cụm đền tháp Dương Long.

Câu 12. Nội dung nào không phải hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa:

A. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...

B. Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.

C. Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.

D. Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...

II. Phần tự luận(2 điểm)

Câu 1.(1,5 điểm) Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi tiến quân ra Bắc đến khi dành chiến thắng ở Chi Lăng – Xương Giang (1426 – 1427).

Câu 2. (0,5 điểm) Tại sao dưới thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn?

BPHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5 điểm)

I. Phần Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Vùng nam An-đét thuộc khí hậu nào?

A. ôn hòa.

B. nóng.

C. ẩm ướt.

D. hanh khô.

Câu 2.Đồng bằng rộng lớn nhất Nam Mỹ là gì?

A. Pa-na-ma.

B. Lap-la-ta.

C. Pam-pa.

D. A-ma-dôn

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?

A. Vùng nông nghiệp có diện tích hẹp ngang, kéo dài.

B. Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ.

C. Đất đai rộng, bằng phẳng.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 4. Ngôn ngữ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ nào?

A. Ngữ hệ Maya.

B. Ngữ hệ Nam Đảo.

C. Ngữ hệ La-tinh.

D. Ngữ hệ Ấn – Âu.

Câu 5. Người Âu thuộc chủng tộc nào?

A. Nê-grô-it.

B. Môn-gô-lô-it.

C. Ơ-rô-pê-ô-it.

D. Người lai.

Câu 6. Vì sao người lai lại chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mỹ?

A. Sự kết hợp huyết thống giữa các tộc người.

B. Sự di cư, chuyển cư từ các vùng khác tới.

C. Chính sách thu hút người lai của các quốc gia.

D. Người lai là người bản địa lâu đời.

Câu 7. Nước nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương?

A. Pa-pua Niu Ghi-nê.

B. Ô-xtrây-li-a.

C. Va-nua-tu.

D. Niu Di-len.

Câu 8. Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích bao nhiêu?

A. gần 8 triệu km2.

B. gần 10 triệu km2.

C. gần 7,7 triệu km2.

D. gần 8,7 triệu km2.

Câu 9. Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?

A. Lãnh thổ hình khối rõ rệt.

B. Lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam.

C. Lãnh thổ gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.

D. Lãnh thổ đối xứng qua xích đạo.

Câu 10. Độ dày trung bình của lớp băng trên bề mặt lục địa Nam Cực là bao nhiêu?

A. 1 700 m.

B. 1 710 m.

C. 1 720 m.

D. 1 730 m.

Câu 11. Châu Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản nào?

A. Than, sắt, dầu mỏ.

B. Than, sắt, đồng.

C. Than, sắt, kim cương.

D. Than, sắt, titan.

Câu 12. Độ cao trung bình của châu Nam Cực là hơn 2 040 m, cao nhất trong các châu lục. Nguyên nhân là do:

A. trên bề mặt châu Nam Cực có các dãy núi cao bậc nhất thế giới.

B. các mảng kiến tạo Xô vào nhau khiến lục địa Nam Cực được nâng cao.

C. bề mặt châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày hàng nghìn mét.

D. mực nước đại dương bao quanh châu Nam Cực thấp hơn ở các nơi khác.

II. Phần tự luận(2 điểm)

Câu 1(1,5 điểm) Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao dân cư châu Đại Dương tập trung chủ yếu ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê?

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

2

 

 

1

1

 

 

 

3

 

2.25

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

2

 

 

 

1

 

 

1

3

1

1.25

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

%

0.5 điểm

0.5 %

5.0 điểm

50 %

điểm

Phân môn địa lí

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0.75

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

2

 

 

 

1

 

 

 

3

 

0.75

Bài 18. Châu Đại Dương

2

 

1

 

 

 

 

1

3

1

1.25

Bài 19. Châu Nam Cực

2

 

 

1

1

 

 

 

3

1

2.25

Tổng số câu TN/TL

8

 

2

1

2

 

 

1

12

2

5.0

Điểm số

2.0

 

0.5

1.5

0.5

 

 

0.5

3

2

5.0

Tổng số điểm

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

0.5 điểm

%

0.5 điểm

%

5.0 điểm

50 %

điểm

                

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

Nhận biết

Thời gian tồn tại của triều Hồ.

- Thời gian nhà Hồ thành lập.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về chính trị, quân sự.

 

1

 

C3

Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

Nhận biết

- Xác định tác giả của “Bình Ngô đại cáo”.

- Thời gian bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn.

 

2

 

C4, 5

Thông hiểu

- Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi tiến quân ra Bắc đến khi dành chiến thắng ở Chi Lăng – Xương Giang.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Nêu câu thơ đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua câu thở trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

 

1

 

C6

Bài 17. Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)

Nhận biết

- Kinh đô nước ta dưới thời Lê sơ.

- Tên gọi của việc định kì chia đều ruộng công làng xã.

 

2

 

C7, 8

Vận dụng

- Giải thích vì sao nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử.

 

1

 

C9

VD cao

- Giải thích vì sao Nho giáo được đề cao và chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ.

1

 

C2

 

Bài 18. Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu TK X đến đầu TK XVI

Nhận biết

- Chỉ ra quốc gia Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm”.

- Xác định một trong những công trình kiến trúc của cư dân Chăm-pa.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Nêu hoạt động kinh tế chủ yếu của vương quốc Chăm-pa.

 

1

 

C12

 

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

(số câu)

2

12

 

 

Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Nhận biết

- Kiểu khí hậu của vùng nam An-đét.

- Kể tên đồng bằng rộng lớn nhất Nam Mỹ.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

- Nêu đặc điểm của đồng bằng A-ma-dôn.

 

1

 

C3

Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn.

Nhận biết

- Xác định ngữ hệ của ngôn ngữ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Chỉ ra chủng tộc của người Âu.

 

2

 

C4, 5

Vận dụng

- Giải thích vì sao người lai chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần dân tộc ở Trung và Nam Mỹ.

 

1

 

C6

Bài 18. Châu Đại Dương

Nhận biết

- Chỉ ra quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương.

- Xác định diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a.

 

2

 

C7, 8

Thông hiểu

- Nêu dạng địa hình của lục địa Ô-xtrây-li-a.

 

1

 

C9

VD cao

- Giải thích vì sao dân cư châu Đại Dương tập trung chủ yếu ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê

1

 

C2

 

Bài 19. Châu Nam Cực

Nhận biết

- Độ dày của lớp băng trên bề mặt lục địa Nam Cực.

- Nêu tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở châu Nam Cực.

 

2

 

C10, 11

Thông hiểu

- Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

1

 

C1

 

Vận dụng

Giải thích nguyên nhân độ cao trung bình của châu Nam Cực là hơn 2040m.

 

1

 

C12

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay