Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Sinh học 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
SINH HỌC 12 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hệ sinh thái nào dưới đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Sa mạc.
C. Rừng taiga.
D. Đồng bằng.
Câu 2. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ đệ tứ.
B. Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
C. Phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng.
D. Ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.
Câu 3. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Đàn cá rô trong ao.
B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
C. Cây trong vườn.
D. Cây cỏ ven bờ.
Câu 4. Khi mật độ cá thể trong quần thể giảm quá mức, điều gì có thể xảy ra?
A. Tăng cạnh tranh
B. Tăng khả năng sinh sản
C. Giảm khả năng gặp gỡ và sinh sản
D. Giảm phân bố đồng đều
Câu 5: Giai đoạn hình thành các đại phân tử hữu cơ lớn từ các chất đơn giản được gọi là:
A. Giai đoạn tiến hóa hóa học
B. Giai đoạn tiến hóa sinh học
C. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học
D. Giai đoạn phát triển sự sống
Câu 6. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại allele khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại
A. Allele trội.
B. Thể dị hợp.
C. Thể đồng hợp.
D. Allele lặn.
Câu 7. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm
A. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
Câu 8. Nếu khí quyển nguyên thủy chứa nhiều O2 tự do, thí nghiệm của Miller có thể KHÔNG thành công vì:
A. O2 phản ứng với nước tạo axit mạnh phá hủy chất hữu cơ
B. O2 ngăn cản phản ứng hình thành phân tử đơn giản
C. O2 oxi hóa các chất hữu cơ mới hình thành
D. O2 tạo thành hợp chất độc hại không phù hợp cho sự sống
Câu 9. Trong hệ sinh thái, vai trò của sinh vật phân hủy là:
A. Sản xuất chất hữu cơ.
B. Tái chế chất dinh dưỡng.
C. Giúp sinh vật tiêu thụ phát triển.
D. Hạn chế sự phát triển của sinh vật sản xuất.
Câu 10. Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng
A. Tăng dần đều.
B. Đường cong chữ J.
C. Giảm dần đều.
D. Đường cong chữ S.
Câu 11: Sự phân bố theo nhóm thường thấy ở các sinh vật có đặc điểm gì?
A. Sống tách biệt
B. Cạnh tranh mạnh
C. Có tập tính bầy đàn hoặc cần hỗ trợ nhau
D. Phân bố ngẫu nhiên theo môi trường
Câu 12: Loài sinh vật đầu tiên sử dụng quang hợp để tạo ra O₂ đã góp phần:
A. Làm giảm nồng độ CO₂, thúc đẩy phát triển sinh vật dị dưỡng
B. Tạo điều kiện cho sinh vật dưới nước phát triển mạnh
C. Là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của sinh vật kị khí nguyên thủy
D. Tạo ra khí nhà kính khiến Trái Đất nóng lên
Câu 13: Phục hồi sinh thái nhằm mục tiêu:
A. Biến đổi cấu trúc của hệ sinh thái
B. Loại bỏ hoàn toàn yếu tố tự nhiên
C. Khôi phục hệ sinh thái về trạng thái ban đầu hoặc gần ban đầu
D. Tạo ra hệ sinh thái hoàn toàn mới
Câu 14. Trong một quần thể có kích thước lớn, nếu xảy ra đột biến gen làm tăng khả năng sinh sản ở một nhóm cá thể, điều gì có thể xảy ra về lâu dài?
A. Không có ảnh hưởng đáng kể
B. Tăng tỉ lệ đột biến có hại
C. Quần thể bị suy giảm
D. Quần thể có thể thay đổi về tần số alen
Câu 15. Một hệ sinh thái có sự phân hóa các loài sinh vật thành các tầng bậc khác nhau trong chuỗi thức ăn. Điều này thể hiện:
A. Sự phân bố đồng đều của các loài trong hệ sinh thái.
B. Mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái.
C. Sự phân chia các loài sinh vật thành các tầng sinh thái.
D. Các loài đều có vai trò quan trọng như nhau.
Câu 16. Một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học hiện nay là:
A. Bão và thiên tai
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Hoạt động của con người
D. Động đất
Câu 17. Trong một hệ sinh thái, nếu một loài sinh vật bị tuyệt chủng, điều này có thể dẫn đến:
A. Không thay đổi gì đối với các loài còn lại trong quần xã.
B. Thay đổi lớn về cấu trúc quần xã.
C. Sự thay đổi tạm thời nhưng sau đó sẽ hồi phục.
D. Tăng trưởng mạnh mẽ của các loài khác.
Câu 18. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Sự sống trên Trái Đất bắt đầu xuất hiện từ các sinh vật đơn bào cách đây khoảng 3.5 tỷ năm. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Các hợp chất hữu cơ đơn giản có thể hình thành dưới tác động của các nguồn năng lượng như tia tử ngoại và tia phóng xạ.
b) Sự sống đầu tiên trên Trái Đất là các sinh vật đa bào, phức tạp.
c) Các vi khuẩn sơ khai có thể sống được trong môi trường không có oxy.
d) Sự phát sinh sự sống xảy ra trong các môi trường có sự hiện diện của nước.
Câu 2. Khi nói về bằng chứng di truyền, các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a. Các giống loài có DNA giống hệt nhau.
b. Di truyền học không đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh sự tiến hóa của loài.
c. Các loài sinh vật có trình tự gene tương đồng, chứng tỏ chúng có tổ tiên chung.
d. Mối quan hệ giữa các loài có thể được xác định thông qua sự so sánh chuỗi gene.
Câu 3. Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau:
Các kết luận sau đây về tháp năng lượng trên là đúng hay sai?
a) Có 87% năng lượng từ thức ăn đã được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật tiêu thụ bậc 1
b) Năng lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 2 cao hơn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
c) Hiệu suất chuyển hóa năng lượng từ cỏ sang châu chấu là 25%.
d) Nếu chuỗi thức ăn trên đã sử dụng 10% năng lượng mà sinh vật sản xuất đồng hoá được thì sản lượng quang hợp của cỏ là 8,6.109kcal
Câu 4. Khi nói về Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Tế bào nhân sơ đã tiến hóa thành tế bào nhân thực thông qua quá trình cộng sinh.
b) Tiến hóa hóa học và tiền sinh học có thể được kiểm chứng hoàn toàn bằng hóa thạch.
c) Sự phát sinh sự sống là kết quả của một chuỗi quá trình tiến hóa dài lâu.
d) Loài người hiện đại xuất hiện cùng thời với khủng long.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một quần thể vi sinh vật có số lượng ban đầu là 1000, sau 3 giờ tăng lên thành 8000 cá thể. Hệ số tăng trưởng là bao nhiêu lần?
Câu 2: Tác động của ánh sáng lên đặc điểm của sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Tác động đến hình thái và thích nghi của thực vật, động vật.
2. Giúp động vật nhận biết được hình dạng, khoảng cách, màu sắc,
3. Là nhân tố giúp tất cả các loài động vật định hướng khi di cư.
4. Tác động làm phân hóa tập tính sống ngày đêm của động vật.
(Ghi thứ tự các phát biểu từ nhỏ đến lớn, VD: 123, 234, 125…)
Câu 3. Để thực hiện quá trình phục hồi hệ sinh thái, các nhà sinh thái học sẽ tiến hành phục hồi các thành phần vật lí và các quá trình sinh học. Với việc phục hồi sinh học, có hai biện pháp chính, đó là cải tạo sinh học và làm giàu sinh học. Có bao nhiêu trong số các hoạt động sau được xem là biện pháp làm giàu sinh học?
(1). Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng.
(2). Tăng cường bón các loại phân ở các vùng đất bạc màu.
(3). Nhân giống san hô để phục hồi rạn san hô bị phá hủy.
(4). Trồng một số loài thực vật có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong đất ở những khu vực khai thác mỏ.
Câu 4. Trong một quần thể chim sẻ ở đảo Galapagos, chiều dài mỏ trung bình là 10 mm. Sau một đợt hạn hán kéo dài, do chọn lọc tự nhiên, thế hệ sau chỉ còn lại 60% số cá thể có mỏ dài trên 10 mm. Biết quần thể ban đầu có 1000 cá thể.
Số cá thể còn lại có mỏ dài trên 10 mm là bao nhiêu?
Câu 5: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
(I) Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
(II) Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
(III) Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
(IV) Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
(Ghi thứ tự các phát biểu từ nhỏ đến lớn, VD: 123, 234, 125…)
Câu 6. Hóa thạch tế bào nhân sơ cổ nhất có tuổi khoảng bao nhiêu năm?