Đề thi cuối kì 2 tin học 6 cánh diều (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Tin học 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TIN HỌC 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: …………. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Khi các công việc được phân công một cách ngẫu nhiên, lộn xộn thì em cần
A. thực hiện công việc theo thứ tự được phân công.
B. sắp xếp lại các công việc theo một trình tự đảm bảo tính khoa học và logic, sau đó mới hoàn thành theo trình tự đã sắp xếp.
C. tìm các công việc dễ thực hiện trước, bỏ qua những công việc em cảm thấy khó thực hiện.
D. bỏ qua công việc dễ thực hiện, chỉ làm những việc khó.
Câu 2: Với mỗi phát biểu sau đây, hãy cho biết phát biểu nào đúng?
A. Chỉ có một thuật toán để giải một bài toán.
B. Đầu ra của bài toán cũng là đầu ra của thuật toán.
C. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán.
D. Đầu vào của bài toán khác với đầu vào của thuật toán.
Câu 3: Thuật toán có thể được mô tả bằng
A. ngôn ngữ viết.
B. ngôn ngữ kí hiệu.
C. ngôn ngữ logic toán học.
D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối.
Câu 4: Cấu trúc tuần tự là gì?
A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.
B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.
D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.
Câu 5. Điền từ vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:
“…… là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình”.
A. Phần mềm máy tính.
B. Bài toán.
C. Chương trình máy tính.
D. Đầu ra.
Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Chương trình máy tính là một bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
B. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi không có bước nào giống bước nào.
C. Thuật toán có cấu trúc tuần tự khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán.
D. Khi các bước được thực hiện theo đúng trình tự liệt kê trong mô tả thuật toán thì ta có cấu trúc tuần tự.
Câu 7: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên bất kì ai cũng có thể hiểu.
B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.
Câu 8: Trong tin học, bài toán là
A. những gì ta yêu cầu máy tính thực hiện.
B. là những bài toán tính toán.
C. là những yêu cầu quản lý.
D. những câu hỏi đã có câu trả lời.
Câu 9: “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc tuần tự.
B. Cấu trúc nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc nhánh dạng đủ.
D. Cấu trúc lặp.
Câu 10: Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, ta quy ước sử dụng cặp từ khóa
A. “Nếu - Trái lại”.
B. “Nếu - thì”.
C. “Nếu - có”.
D. “Nếu - lại”.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Câu “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu trúc tuần tự.
B. Câu “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.
C. Câu “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.
D. Câu “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu trúc tuần tự.
Câu 12: Cấu trúc rẽ nhánh luôn kết thúc với dấu hiệu nào?
A. “Ngược lại”.
B. “Hết nhánh”.
C. “Kết thúc”.
D. “Trái lại”.
Câu 13: Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có
A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh.
B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.
C. khâu kết thúc tuần tự.
D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh.
Câu 14: Cấu trúc lặp được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Liệt kê các bước theo trình tự thực hiện.
B. Có một vài thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện.
C. Có các trường hợp khác nhau cần xem xét trong quá trình thực hiện.
D. Sự việc diễn ra một lần rồi dừng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.
B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vòng lặp kết thúc.
C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.
Câu 16: Điểm giống nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp là
A. các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.
B. đều có bước quan trọng nhất là kiểm tra điều kiện.
C. thực hiện lần lượt các bước từ bắt đầu đến kết thúc.
D. đều không cần kiểm tra điều kiện để thực hiện.
Câu 17: Mẹ dặn Nam ở nhà nấu cơm và nhớ thực hiện tuần tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nồi cơm điện, gạo, nước.
Bước 2: Cho gạo và nước với tỉ lệ phù hợp vào nồi.
Bước 3: Cắm điện, bật nút nấu.
Bước 4: Cơm chín, đánh tơi cơm.
Các bước thực hiện trên được gọi là
A. bài toán.
B. người lập trình.
C. máy tính điện tử.
D. thuật toán.
Câu 18: Cho bài toán: Tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh”. Hãy cho biết đầu ra của bài toán là gì?
A. Tổng điểm Toán, Ngữ văn, Tiếng anh.
B. Điểm ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh.
C. Điểm trung bình cộng ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng anh.
D. Điểm trung bình cộng môn Toán và Ngữ văn.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Cho bài toán: Tính diện tích của một sân vận động có dạng một hình chữ nhật ghép thêm hai nửa hình tròn ở hai chiều rộng; cho biết chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.
Câu 2. (2,0 điểm) Cho bài toán: Giả sử có bốn đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn, dùng cân thăng bằng để tìm ra đồng xu giả. Biết đồng xu giả có trọng lượng khác với đồng xu thật.
Em hãy mô tả thuật toán cho bài toán trên bằng cách sử dụng sơ đồ khối.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 6 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | Bài 1. Khái niệm thuật toán | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 1,0 điểm | |||||
Bài 2. Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán | 6 | 1 | 1 | 1 | 8 | 1 | 4,0 điểm | |||||
Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | 4 | 1 | 1 | 6 | 0 | 1,5 điểm | ||||||
Bài 4. Cấu trúc lặp trong thuật toán | 4 | 1 | 1 | 6 | 0 | 1,5 điểm | ||||||
Bài 5. Thực hành về mô tả thuật toán | 1 | 0 | 1 | 2,0 điểm | ||||||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 10 | |
Điểm số | 4 | 0 | 1 | 2 | 0 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 2 | 24 | ||||
Bài 1. Khái niệm thuật toán | Nhận biết | - Nhận biết được thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc thường ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán. - Nhận biết được sơ lược thuật toán là gì. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ví dụ minh hoạ khái niệm thuật toán. | 1 | C17 | |||
Vận dụng cao | - Vận dụng kiến thức đã học để biết được có nhiều việc thường ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán. | 1 | C21 | |||
Bài 2. Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán | Nhận biết | - Nhận biết được chương trình máy tính là gì và quan hệ của chương trình máy tính với thuật toán. - Nhận biết được cấu trúc tuần tự trong thuật toán. | 6 | C3, 4, 5, 6, 7, 8 | ||
Thông hiểu | - Biết và hiểu được tại sao cần mô tả thuật toán cho tốt. | 1 | 1 | C1 | C18 | |
Vận dụng cao | - Biết và mô tả được cấu trúc tuần tự trong thuật toán. | 1 | C22 | |||
Bài 3. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | Nhận biết | - Nhận biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh. | 4 | C9, 10, 11, 12 | ||
Thông hiểu | - Nắm được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán. | 1 | C19 | |||
Vận dụng cao | - Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và ứng dụng trong thực tế. | 1 | C23 | |||
Bài 4. Cấu trúc lặp trong thuật toán | Nhận biết | - Biết được cấu trúc lặp trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc lặp. | 4 | C13, 14, 15, 16 | ||
Thông hiểu | - Biết được khi nào trong thuật toán có cấu trúc lặp. | 1 | C20 | |||
Vận dụng cao | - Thể hiện được cấu trúc lặp khi biết và khi không biết trước số lần lặp cần làm. | 1 | C24 | |||
Bài 5. Thực hành về mô tả thuật toán | Vận dụng | - Mô tả được thuật toán đơn giản bằng cách liệt kê các bước hoặc bằng sơ đồ khối. | 1 | C2 |