Đề thi cuối kì 2 tin học 6 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 6 cánh diều cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn tin học 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: .............
TRƯỜNG THCS ............ Chữ kí GT2: .............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Tin học 6
Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....… Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT:………… | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Thuật toán có thể được mô tả bằng:
- ngôn ngữ viết
- ngôn ngữ kí hiệu
- ngôn ngữ logic toán học
- ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
- Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.
- Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
- Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.
Câu 3. Cấu trúc tuần tự là gì?
- Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.
- Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
- Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.
- Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.
Câu 4. Cho các bước sau:
(1) Vệ sinh giẻ và chậu rửa.
(2) Rửa xà phòng
(3) Dọn sạch thực phẩm thừa
(4) Tráng lại bằng nước sạch
Trình tự đúng để rửa bát:
- (1) -> (3) -> (2) -> (4)
- (1) -> (2) -> (3) -> (4)
- (3) -> (2) -> (1) -> (4)
- (2) -> (3) -> (1) -> (4)
Câu 5. Sơ đồ dưới đây thuộc cấu trúc:
- Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
- Cấu trúc tuần tự
- Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
- Cấu trúc lặp
Câu 6. Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, ta quy ước sử dụng cặp từ khóa:
- “Nếu……trái lại”
- “Nếu ……thì”
- “Nếu …..có”
- “Nếu…... lại”
Câu 7. Đâu không phải là mẫu thể hiện cấu trúc lặp:
- “Lặp với…từ…đến… Hết lặp”
- “Lặp khi <Điều kiện lặp>:…. Hết lặp”
- “Nếu <Điều kiện>:….. trái lại: ….Hết lặp”
- Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 8. “Tính tổng số quả táo của 5 thành viên trong gia đình em”. Cấu trúc phù hợp nhất trong trường hợp này là:
- Cấu trúc lặp không biết trước số lần lặp
- Cấu trúc lặp biết trước số lần lặp
- Cấu trúc rẽ nhánh
- Cấu trúc tuần tự
PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Giả sử em là lớp trưởng, hãy vận dụng cách suy nghĩ theo kiểu thuật toán để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao: “Đề xuất một bạn trong lớp để khen thưởng danh hiệu dành cho học sinh có thành tích học tập nổi bật nhất trong năm học”.
- Xác định rõ thế nào là “thành tích học tập nổi bật nhất” trong năm học.
- Phát biểu nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể hơn dưới dạng một bài toán.
- Viết quy trình thực hiện theo kiểu mô tả thuật toán.
Câu 2. (2,5 điểm)
- Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh cần nhận biết các thành phần nào?
- Hãy mô tả thuật toán để nhận được thuật toán tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên a và b.
Câu 3. (1,5 điểm)
Lấy 3 ví dụ trong thực tế những thao tác được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ ví dụ đó, hãy cho biết khi nào thì cần dùng đến cấu trúc lặp?
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN TIN HỌC
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Thuật toán Số câu: 3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Nhận biết ngôn ngữ mô tả của thuật toán | Tìm phát biểu đúng về thuật toán | Sử dụng thuật toán để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao | |||||
Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ:20 % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Mô tả thuật toán, cấu trúc tuần tự trong thuật toán Số câu: 2,5 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | Khái niệm cấu trúc tuần tự | Sắp xếp trình tự để rửa bát | Mô tả thuật toán để nhận được thuật toán tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên a và b. | |||||
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | |
Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán Số câu: 2,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Nhận biết cặp từ khóa được quy ước sử dụng trong cấu trúc rẽ nhánh | Chỉ ra các thành phần cần nhận biết để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh | Hiểu loại cấu trúc của sơ đồ cho sẵn | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 1,5 Tỉ lệ:15% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:.% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Cấu trúc lặp trong thuật toán Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Chỉ ra mẫu không thể hiện cấu trúc lặp | Sử dụng cấu trúc lặp phù hợp cho trường hợp cụ thể | Lấy 3 ví dụ trong thực tế những thao tác được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và cho biết khi nào thì cần dùng đến cấu trúc lặp | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Sốđiểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | |
Tổng câu: 11 Tổng điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 4,5 câu 3,5 điểm 35% | 3 câu 3,0 điểm 30% | 3 câu 2,5 điểm 25% | 0,5 câu 1,0 điểm 10% |