Đề thi giữa kì 1 công dân 7 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn GDCD 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Câu 1 (0,25 điểm). Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

  1. truyền thống quê hương.
  2. truyền thống gia đình.
  3. truyền thống dòng họ.
  4. truyền thống dân tộc.

    Câu 2 (0,25 điểm). Quan tâm là thường xuyên chú ý đến ai?

  1. các vấn đề thời sự của đất nước.
  2. những người thân trong gia đình.
  3. mọi người và sự việc xung quanh.
  4. những việc liên quan đến lợi ích của bản thân.

    Câu 3 (0,25 điểm). Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho cái gì?

  1. tinh thần yêu nước
  2. tinh thần nhân đạo
  3. thái độ cần cù lao động
  4. lòng yêu thương con người

    Câu 4 (0,25 điểm). Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực đó là gì?

  1. Hoàn thành nhiệm vụ mà không cần ai nhắc nhở.
  2. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
  3. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
  4. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

    Câu 5 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

  1. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
  2. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
  3. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
  4. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

    Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

  1. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác
  2. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ
  3. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người
  4. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ

    Câu 7 (0,25 điểm). Một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là gì?

  1. ích kỉ
  2. hẹp hòi
  3. yếu đuối
  4. yêu nước

Câu 8 (0,25 điểm). Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  1. Có thêm nhiều kiến thức
  2. Đạt kết quả cao trong học tập
  3. Sự vất vả
  4. Sự xa lánh của bạn bè

    Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?

  1. Làn điệu dân ca
  2. Trang phục truyền thống
  3. Những câu truyện cổ dân gian
  4. Các bộ phim khoa học viễn tưởng

    Câu 10 (0,25 điểm). Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?

  1. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà
  2. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm
  3. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè
  4. Giúp đỡ cụ già qua đường

    Câu 11 (0,25 điểm). Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là gì?

  1. Lễ hội chùa Thầy
  2. Lễ hội Lồng Tồng
  3. Lễ cày tịch điền
  4. Lễ hội đền Hùng

Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?

  1. Ganh ghét, đố kị với người khác.
  2. Thừa nhận lỗi của mình khi làm sai.
  3. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
  4. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Câu 13 (0,25 điểm). Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?

  1. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.
  2. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.
  3. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.
  4. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.

Câu 14 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

  1. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
  2. Bạn Hà cõng bạn Hiền đi học, vì Hiền bị liệt hai chân.
  3. Huy đã cho Nam vay tiền chơi game.
  4. Các bạn trong lớp tới thăm khi bạn Trí bị ốm.

Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?

  1. Cần cù lao động
  2. Tổ chức ma chay linh đình
  3. Trân trọng trang phục truyền thống
  4. Yêu thích ẩm thực của địa phương

Câu 16 (0,25 điểm). “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?

  1. Truyền thống tôn sư trọng đạo
  2. Truyền thống uống nước nhớ nguồn
  3. Truyền thống yêu nước
  4. Truyền thống văn hóa

Câu 17 (0,25 điểm). Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên làm gì?

  1. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin
  2. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra
  3. thụ động trong việc tiếp thu tri thức
  4. lên kế hoạch học tập cụ thể

    Câu 18 (0,25 điểm). Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  1. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
  2. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
  3. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
  4. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

    Câu 19 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  1. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
  2. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.
  3. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  4. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

    Câu 20 (0,25 điểm). Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, cần cù của dân tộc Việt Nam?

  1. Thua keo này bày keo khác
  2. Lửa thử vàng gian nan thử sức
  3. Có công mài sắt có ngày nên kim
  4. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con

Câu 21 (0,25 điểm). Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

  1. Bạn P thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.
  2. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường xuyên chép bài của bạn.
  3. Trong giờ học X luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.
  4. Bạn Q thường xuyên trốn học để đi chơi.

Câu 22 (0,25 điểm). Nhóm 2 của lớp 7E bao gồm: Huế, Ngọc và Thảo. Các bạn đang thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực. Bạn Huế cho rằng hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực. Ý kiến của bạn Thành cho rằng học tập tự giác, tích cực là phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu. Bạn Ngọc lại cho rằng ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố mẹ nhắc nhở mình hoàn thành cũng không sao. Nếu em là Thảo, em có ý kiến gì về điều này?

  1. Theo em, ý kiến của bạn Huế là đúng. Học tập tự giác, tích cực chính là hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao.
  2. Theo em, ý kiến của bạn Huế đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô giáo dạy vào cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thật sự của việc học.
  3. Theo em, ý kiến của bạn Ngọc là đúng. Thầy cô giáo ngày nào cũng giao bài tập, khi nào thầy cô nhắc nhở thì mình hoàn thành, ấy vẫn là hoàn thành bài tập và nhiệm vụ được giao mà.
  4. Theo em, ý kiến của bạn Thành là đúng, bởi ngoài việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ mà thầy cô giao, chúng ta phải phấn đấu làm thêm thật nhiều bài khó.

Câu 23 (0,25 điểm). Sắp đến sinh nhật, Minh gửi thiệp mời các bạn cùng lớp đến dự nhưng lại không gửi cho Nga. Nga cảm thấy rất buồn. Huy thấy vậy hỏi vì sao không mời Nga, Minh trả lời: “ Nhà Nga nghèo lắm, có mời bạn ấy cũng không đến được nên tớ không mời ”. Nếu là Huy, em sẽ làm gì khi nghe Minh nói như vậy?

  1. Khuyên Minh không nên bàn tán về hoàn cảnh của gia đình Nga, chỉ cần tránh xa và không chơi với Nga là được rồi.
  2. Khuyên Minh cứ mời Nga đến, bạn Nga có đến hay không thì không cần quan tâm.
  3. Khuyên Minh nên sống chan hòa với mọi người, không nên phân biệt hoàn cảnh của các bạn. Nga có hoàn cảnh khó khăn đã là thiệt thòi lớn, vì vậy chúng ta càng phải cảm thông, chia sẻ với bạn ấy.
  4. Đồng tình với Minh sẽ không mời Nga đến dự sinh nhật vì có mời thì Nga cũng không thể đến được.

Câu 24 (0,25 điểm). Mạnh sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có truyền thống yêu nước với môn võ truyền thống độc đáo, được nhiều người biết đến.  Tại đây, các câu lạc bộ võ thuật cổ truyền hoạt động sôi nổi với nhiều bạn trẻ tham gia.  Khi bạn bè mời gia nhập câu lạc bộ, Mạnh cho rằng :“Học võ làm gì cho phí thời gian, ngày nay người ta đã có nhiều vũ khí hiện đại hơn rồi.” Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ nói gì với bạn ấy ?

  1. Em sẽ nói với Mạnh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Hơn nữa, đây là môn võ truyền thống, việc học môn võ này sẽ góp phần gìn giữ truyền thống quê hương đất nước.
  2. Em sẽ nói với Mạnh rằng ngoài mục đích học võ là để tự vệ, học võ còn có thể rèn luyện sức khỏe. Mạnh có thể học võ của các môn phái khác được du nhập từ nước ngoài, không nhất thiết phải học võ cổ truyền của dân tộc, bởi môn võ này đã không còn phù hợp với xu thế hiện nay.
  3. Em sẽ nói với Mạnh rằng không nên học võ bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các loại vũ khí hiện đại, việc học võ sẽ tốn thời gian mà không hiệu quả.
  4. Em sẽ nói với Mạnh rằng không nên học môn võ truyền thống này bởi vì hiện nay đã có rất nhiều các môn võ hiện đại, có nhiều ưu điểm ưu việt hơn.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy liệt kê những biểu hiện nào thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập? Từ đó, em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.

     Câu 2 (2,0 điểm). Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng" và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.

  1. Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.
  2. Nếu là S, em sẽ nói như thế nào với anh trai của mình?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay