Đề thi giữa kì 1 lịch sử và địa lí 7 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 – CÁNH DIỀU

 

Tên chủ đề

Tên bài học

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

Tổng số câu

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

 

 

 

 

 

Tây Âu từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 1. Qúa trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu.

 

1/2

 

 

 

 

 

 

0

1/2

1,5

Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

 

 

2

 

 

 

 

1/2

2

1/2

1

Bài 3. Phong trào văn hóa Phục Hưng

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

Bài 4. Phong trào cải cách tôn giáo

 

 

2

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

 

 

2

 

 

 

 

 

2

0

0,5

Trung Quốc từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 6. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

1

 

 

 

 

1

 

 

1

1

1,25

Bài 7. Văn hóa Trung Quốc

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

Tổng số câu

2

1/2

6

0

0

1

0

1/2

8

2

5,0

Điểm số

0,5

1,5

1,5

0

0

1,0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1.0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0

50%

5,0 điểm

Phân môn Địa lí

Châu Âu

Bài 1. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

 

1

      

0

1

2

Bài 2. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu

  

2

     

2

0

0,5

Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

  

2

  

1/2

 

1/2

2

1

1,5

Bài 4. Khái quát về Liên minh Châu Âu

 

 

 

 

2

   

2

0

0,5

Châu Á

Bài 5. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm Châu Á

  

2

 

    

2

0

0,5

Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số câu

0

1

6

0

2

1/2

0

1/2

8

2

5,0

Điểm số

0

2,0

1,5

0

0,5

0,5

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50%

5,0 điểm

Tổng hợp chung

40%

30%

20%

10%

100%

10 điểm

               

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 7CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
  2. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?

  1. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
  2. Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.
  3. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.
  4. Nhu cầu tìm kiếm con đường thương mại mới sang phương Tây.

       Câu 2 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI?

  1. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  2. Thúc đẩy sự khủng khoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
  3. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.  
  4. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

       Câu 3 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo?

  1. Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống.
  2. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngăn cản sự phát triển tiến bộ của văn hóa.
  3. Giai cấp tư sản muốn duy trì và củng cố tổ chức của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
  4. Giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.

       Câu 4 (0,25 điểm). Một trong những tác động của cuộc Cải cách tôn giáo ở Tây Âu là:

  1. đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.
  2. tạo cơ sở cho sự hình thành của nền kinh tế lãnh địa.
  3. thúc đẩy sự phát triển của các lãnh địa phong kiến.
  4. làm cho Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.

       Câu 5 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây là một trong những biến đổi chính về kinh tế trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI?

  1. Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
  2. Các nhà hàng hải tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.
  3. Bước đầu xuất hiện các thành thị trung đại.
  4. Diễn ra tình trạng địa chủ rào đất cướp ruộng.

       Câu 6 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây là một trong những biến đổi chính về xã hội trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI?

  1. Giai cấp chủ nô ra đời và phát triển.
  2. Giai cấp tư sản và vô sản xuất hiện.
  3. Giai cấp địa chủ nông dân hình thành.
  4. Bắt đầu xuất hiện tầng lớp thương nhân.

       Câu 7 (0,25 điểm). Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là:

  1. Nho giáo.
  2. Đạo giáo.
  3. Thiên Chúa giáo.
  4. Phật giáo.

       Câu 8 (0,25 điểm). Tác phẩm văn học nào của Trung Quốc thời phong kiến gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam?

  1. Tiểu thuyết “Tây du kí”.
  2. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
  3. Vở kịch “Tây Sương Kí”.
  4. Vở kịch “Đậu Nga oan”.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (2,0 điểm)

  1. So sánh đặc điểm của lãnh địa phong kiến và thành thị Tây Âu thời Trung đại (thời gian xuất hiện, hoạt động kinh tế, thành phần dân cư…)
  2. Liên hệ và kể tên một số trường đại học ở Châu Âu hiện nay được ra đời thừ thời trung đại.

       Câu 2 (1,0 điểm): Cho đoạn tư liệu sau:

        “Người nào chiếm hữu nhiều đất đai hơn hạn định thì mẫu ruộng tăng thêm đầu tiên bị phạt đánh mười trượng. Cứ thêm mười mẫu thì tội nặng thêm một bậc…Hình phạt tối đa là một năm lao dịch khổ sai.”

(Đường luật)

          Hãy cho biết ý nghĩa của điều khoản trên đối với sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc thời Đường.

     

  1. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
  2. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu?

  1. Tỉ lệ sinh ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình của dân cư tăng.  
  2. Dân cư có trình độ học vấn cao và thuộc nhóm cao trên thế giới.
  3. Ở châu Âu có tỉ lệ nữ cao hơn nam và đang có sự thay đổi nhanh.  
  4. Tuổi thọ trung bình giảm và tỉ lệ nam giới luôn cao hơn nữ giới.

       Câu 2 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không phải vai trò của rừng ở châu Âu?

  1. Điều hòa dòng nước ở trên mặt đất.
  2. Điều hòa khí hậu và giữ nước ngầm.
  3. Bảo vệ đất, bảo vệ đa dạng sinh học.  
  4. Cung cấp lâm sản và tinh bột giá trị.

       Câu 3 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây không đúng với đô thị hóa ở châu Âu?

  1. Đô thị hóa ở vùng nông thôn bị hạn chế.
  2. Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp nơi.
  3. Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao.
  4. Tây Âu tập trung đông dan cư thành thị.

       Câu 4 (0,25 điểm). Để bảo vệ nguồn nước, giải pháp nào sau đây ở châu Âu đảm bảo được tính bền vững chắc?

  1. Kiểm soát nguồn nước thải.
  2. Đầu tư công nghệ xử lí nước thải.
  3. Nâng cao nhận thức của người dân.
  4. Quản lí chất thải nhựa.

       Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào dưới đúng với đặc điểm địa hình châu Á?

  1. Đồng bằng và trung du chiếm 3/4 diện tích châu lục.
  2. Đại bộ phận là đồng bằng và các vùng đất thấp.
  3. Núi cao và sơn nguyên chiếm 3/4 diện tích châu lục.
  4. Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm 3/4 diện tích châu lục.

       Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây đúng với khí hậu châu Á?

  1. Có đầy đủ các đới khí hậu.
  2. Chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới.
  3. Phần lớn thuộc đới khí hậu cận xích đạo.
  4. Không nằm ở đới khí hậu cực và cận cực

       Câu 7 (0,25 điểm). Tổ chức/ hoạt động nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của các nước EU?

  1. Cơ quan hàng không vũ trụn châu Âu.
  2. Cơ quan hàng không vũ trụ NASA.
  3. Tổ hợp công nghiệp hàng không E bớt.
  4. Đường hầm giao thông biển Măng sơ.

       Câu 8 (0,25 điểm). Các quốc gia tham gia sáng lập Liên minh châu Âu là:

  1. Đức, Pháp, Na – uy, Hà Lan, Bỉ, Lúc – xăm – bua.
  2. Đức, Anh, I – ta – li – a, Thụy Sĩ, Bỉ, Lúc – xăm – bua.
  3. Đức, Pháp, I – ta – li – a, Hà Lan, Bỉ, Lúc – xăm – bua.
  4. Đức, Pháp, I – ta – li – a, Ba Lan, Bỉ, Lúc – xăm- bua.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên ở Châu Âu.

       Câu 2 (1,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Lượng phát thải khí nhà kinh của các nước thuộc EU

 giai đoạn 1990 - 2018

(Đơn vị: tỉ tấn)

Năm

1990

2000

2010

2015

2018

Lượng phát thải khí nhà kinh

4 911,6

4 543,4

4 288,3

3 936,7

3 893,1

  1. a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng phát thải khí nhà kinh của các nước thuộc Eu trong giai đoạn 1990 – 2018.
  2. b) Nhận xét về lượng phát thải khí nhà kinh của các nước thuộc EU trong giai đoạn 2990 – 2018 và giải thích nguyên nhân.

----Hết---

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay