Đề thi giữa kì 1 tin học 8 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tin học 8 chân trời sáng tạo kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 tin học 8 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Máy tính cơ học dựa trên hệ thống bánh răng do ai chế tạo?

A. Blaise Pascal.

B. Alan Turing.

C. Konrad Zuse.

D. Charles Babbage.

Câu 2.Kiến trúc Von Neumann được ra đời vào thời gian nào?

A. Năm 1642.

B. Năm 1939.

C. Năm 1945.

D. Năm 1954.

Câu 3. Máy tính thế hệ thứ nhất sử dụng công nghệ nào?

A. Công nghệ đèn điện tử chân không.

B. Công nghệ bóng bán dẫn.

C. Công nghệ mạch tích hợp.

D. Công nghệ tích hợp mật độ rất cao.

Câu 4. Đặc điểm của các máy tính ở thế hệ sau là:

A. Máy tính có kích thước lớn hơn, độ chính xác cao hơn.

B. Máy tính sử dụng công nghệ đèn điện tử chân không, có kích thước nhỏ, nhẹ.

C. Máy tính kích thước nhỏ, nhẹ, dung lượng lớn hơn.

D. Máy tính lưu trữ bằng các thẻ đục lỗ, có độ chính xác cao.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Máy tính làm thay đổi cách thức con người thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin.

B. Các thiết bị thông minh phối hợp với nhau tạo thành hệ thống thông minh có thể tự thu thập, truyền, xử lí thông tin và tự ra quyết định hành động.

C. Trong công nghiệp, đã xuất hiện những nhà máy thông minh được tự động hóa hoàn toàn, không có công nhân làm việc trong nhà máy.

D. Các thiết bị thông minh không phải là thành phần của hệ thống thông minh.

Câu 6.Đâu không phải công dụng của máy tính khi ra đời làm thay đổi xã hội loài người?

A. Giúp con người dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận thông tin trên mọi lĩnh vực.

B. Giúp con người thay đổi cách thức thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin.

C. Cung cấp nền tảng, phương tiện kết nối giữa người với người.

D. Giúp con người có thiết bị để chơi game suốt cả ngày.

Câu 7.Đâu là nguồn thông tin số phổ dụng nhất hiện nay?

A. Internet

B. Sách

C. Facebook

D. Zalo

Câu 8. Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp văn bản có đuôi là

A. .mp3

B. .jpg

C. .doc

D. .mov

Câu 9.Có mấy yếu tố cơ bản giúp em nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?

A. 3 yếu tố.

B. 4 yếu tố.

C. 5 yếu tố.

D. 6 yếu tố.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

A. Có thể truy cập từ xa.

B. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.

C. Nhiều người có thể truy cập đồng thời.

D. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

Câu 11. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm của thông tin số?

A. Có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả

B. Đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều

C. Không có tính bản quyền, độ tin cậy giống nhau

D. Được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân

Câu 12. Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức cộng đồng. Phát biểu nào dưới đây thể hiện sự khai thác và sử dụng thông tin trên Internet một cách hiệu quả?

A. Đọc những nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải

B. Sử dụng những thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng

C. Tìm hiểu những bài viết có nội dung chưa được cập nhật, đính chính thông tin đã đăng tải

D. Nghiên cứu những bài viết có mục đích xâm phạm, bôi nhọ cá nhân

Câu 13. Phần mềm soạn thảo văn bản được dùng để xử lí các loại:

A. hình ảnh.

B. văn bản.

C. âm thanh.

D. video.

Câu 14. Công cụ nào dưới đây cho phép người dùng lưu trữ trên đám mây?

A. Camera.

B. Thiết bị cảm biến môi trường.

C. Google Drive.

D. Thiết bị đo nhiệt độ không khí.

Câu 15. Phần mềm nào dưới đây được dùng để xử lí hình ảnh?

A. Winamp.

B. Word.

C. Groove Music.

D. Paint.

Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của thông tin số?

A. Dễ dàng bị xóa bỏ hoàn toàn.

B. Dễ dàng được nhân bản.

C. Dễ dàng chỉa sẻ.

B. Có thể lan truyền tự động.

Câu 17. Trong hoạt động thường xuyên hằng ngày, các tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp) sử dụng thông tin nguồn nào sau đây?

A. Từ dữ liệu được thu thập và quản trị bởi các tổ chức đó.

B. Từ kết quả tìm kiếm trên Internet.

C. Từ những nguồn thông tin chưa được kiểm chứng.

D. Từ những nguồn thông tin không rõ nguồn gốc.

Câu 18. Vào năm 2009, Google đã nghiên cứu 50 triệu từ được tìm kiếm thường xuyên nhất, so sánh nó với dữ liệu đáng tin cậy của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh trong các mùa cúm từ năm 2003 đến năm 2008 để xây dựng mô hình thống kê. Mô hình này đã được dự báo thành công sự lây lan của bệnh cúm mùa.

Thông tin trên thể hiện điều gì?

A. Thông tin có giá trị thấp thường là kết quả của việc khai thác một lượng lớn dữ liệu bằng các phương pháp, công cụ tin học chuyên sâu.

B. Có những thông tin đáng tin cậy mang lại giá trị cao được khai phá từ các tập dữ liệu lớn.

C. Cơ quan quản lí nhà nước quyết định các chính sách quan trọng không làm ảnh hưởng đến hàng triệu người.

D. Những thông tin làm căn cứ để đửa ra các quyết định lớn là những thông tin có giá trị thấp.

Câu 19.Đâu không phải là biểu hiện của người có văn hóa, đạo đức?

A. Thiếu tôn trọng người khác.

B. Lịch sự.

C. Lễ phép.

D. Khiêm tốn.

Câu 20. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Sử dụng điện thoại trong lớp học khi có sự đồng ý của giáo viên.

B. Sử dụng phần mềm bẻ khóa.

C. Phát trực tiếp (livestream) hoặc chia sẻ các vụ bạo lực học đường.

D. Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép.

Câu 21. Hành vi nào dưới đây vi phạm đạo đức và pháp luật?

A. Không sử dụng tai nghe, điện thoại di động khi đang lái xe.

B. Tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp.

C. Không chụp ảnh, quay phim tại những nơi có biển báo cấm các hành vi trên.

D. Không tham gia, chia sẻ, quảng cáo cho các trang web cổ vũ bạo lực, đánh bạc,…

Câu 22. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Vi phạm quyền của tác giả là vi phạm bản quyền.

B. Những sản phẩm số trên mạng rất khó bị lấy, sửa đổi.

C. Tác giả của cuốn sách, bài báo, bài thơ,… là người sáng tạo ra tác phẩm đó.

D. Cần đảm bảo sản phẩm số không vi phạm pháp luật và thể hiện được đạo đức, tính văn hóa.

Câu 23. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Sau khi đã mua CD ca nhạc, chúng ta có thể sao chép, chia sẻ lên mạng xã hội cho bạn bè

B. Ở những nơi có biển báo cấm, chúng ta có thể thu âm, chụp ảnh, quay phim và tùy ý sử dụng âm thanh, hình ảnh ghi được

C. Chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe miễn là không gây tai nạn giao thông

D. Không đồng tình, bạn nhỏ chưa ham học hỏi vì ngại khó và không chịu quan sát cách làm từ mẹ để theo.

Câu 24. Vân mua cuốn sách các bài văn hay trong hiệu sách. Vân dùng điện thoại di động chụp một bài văn trong cuốn sách và gửi cho Long. Long sử dụng phần mềm Word để gõ lại, chỉnh sửa, cắt xén bài văn này và nộp cho cô giáo để chấm điểm. Tình huống trên thể hiện điều gì?

A. Chỉ vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm pháp luật, không vi phạm bản quyền.

C. Vi phạm bản quyền và đạo đức.

D. Vi phạm đạo đức, không vi phạm quyền tác giả.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)Lập bảng trình bày về lịch sử hình thành của máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann theo các gợi ý sau: tên phát minh, năm ra đời, tên nhà phát minh, chức năng, ý nghĩa với ngày nay.

Câu 2. (1,0 điểm)Bạn Linh và bạn Mai hẹn nhau đi uống cà phê để bàn bạc về bài thảo luận nhóm trên lớp nhưng khi đến nơi, bạn Linh chỉ chăm chú chơi trò chơi trên điện thoại mà không quan tâm gì đến những lời bạn Mai nói. Theo em, hành động của bạn Linh là đúng hay sai? Nếu em là Mai, em sẽ làm gì?

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Lịch sử phát triển máy tính

3

 

 

1

2

 

1

 

6

1

4.5

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

3

 

 

 

2

 

1

 

6

 

1.5

Bài 3. Thông tin với giải quyết vấn đề

3

 

 

 

2

 

1

 

6

 

1.5

Bài 4. Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

3

 

 

 

2

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

 

1

8

 

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

 

3.0

2.0

 

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30%

3.0 điểm

30%

2.0 điểm

20%

2.0 điểm

20%

10 điểm

100 %

100%

 

 


 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: TIN HỌC 8 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

2

24

 

 

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 1. Lịch sử phát triển máy tính

Nhận biết

- Chỉ ra người chế tạo ra máy tính cơ học.

- Xác định thời gian kiến trúc Von Neumann ra đời.

- Chỉ ra công nghệ sử dụng trong máy tính thế hệ thứ nhất.

 

3

 

C1, 2, 3

Thông hiểu

- Lập bảng trình bày về lịch sử hình thành của máy tính điện cơ và kiến trúc Von Neumann theo các gợi ý.

1

 

C1

 

Vận dụng

- Nêu đặc điểm của máy tính thế hệ sau.

- Chỉ ra phát biểu sai về máy tính điện tử.

 

2

 

C4, 5

VD cao

- Chỉ ra phát biểu không đúng về công dụng của máy tính khi ra đời làm thay đổi xã hội loài người.

 

1

 

C6

TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Bài 2. Thông tin trong môi trường số

Nhận biết

- Chỉ ra nguồn thông tin số phổ dụng nhất hiện nay.

- Chỉ ra đuôi tệp thông tin được lưu trữ dưới dạng văn bản.

- Chỉ ra những yếu tố cơ bản giúp em nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet.

 

3

 

C7, 8, 9

 

Vận dụng

- Chỉ ra đặc điểm không thuộc thông tin số.

- Nêu phát biểu sai khi nói về đặc điểm của thông tin số.

 

2

 

C10, 11

 

VD cao

- Chỉ ra phát biểu thể hiện sự khai thác và sử dụng thông tin Internet một cách hiệu quả.

 

1

 

C12

Bài 3. Thông tin với giải quyết vấn đề

Nhận biết

- Chỉ ra công dụng của phần mềm soạn thảo văn bản.

- Chỉ ra công cụ cho phép người dùng lưu trữ trên đám mây.

- Chỉ ra phần mềm sử dụng để xử lí hình ảnh.

 

3

 

C13, 14, 15

 

Vận dụng

- Nêu đặc điểm không phải của thông tin số.

- Chỉ ra nguồn thông tin sử dụng trong các hoạt động hằng ngày của các tổ chức, cơ quan.

 

2

 

C16, 17

 

VD cao

- Nêu thông tin thể hiện trong hoàn cảnh đề bài cho.

 

1

 

C18

ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

4. Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Nhận biết

- Chỉ ra biểu hiện không phải của người có văn hóa, đạo đức.

- Chỉ ra hành động của người không vi phạm đạo đức và pháp luật.

- Chỉ ra hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.

 

3

 

C19, 20, 21

 

Vận dụng

- Chỉ ra phát biểu sai về lưu ý khi sử dụng thiết bị số.

- Nếu quan điểm về ý kiến khi sử dụng các thiết bị số.

 

2

 

C22, 23

 

VD cao

- Chỉ ra vấn đề trong tình huống nêu ở đề bài.

- Xử lí tình huống về văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

1

1

C2

C24

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay