Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 16
Bộ đề thi thử tham khảo môn vật lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Vật lí
ĐỀ SỐ 16 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Một vật chịu tác dụng đồng thời của hai lực và
có phương vuông góc với nhau. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng hợp lực
của hai lực
và
được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành?
A. ![]() | B. ![]() |
C. ![]() | D. ![]() |
Câu 2. Một vật có khối lượng m (kg) được đưa lên tới độ cao h (m) so với mặt đất tại một nơi gia tốc trọng trường . Thế năng trọng trường
(J) của vật được tính theo công thức
A. ![]() | B. ![]() | C. ![]() | D. ![]() |
Câu 3. Trong khi luyện tập, một vận động viên đã giữ tạ nặng 50 kg trên vai cách mặt đất 1,3 m (Hình 1) trong khoảng thời gian 10 giây. Cho gia tốc rơi tự do là g = 9,8 . Công mà vận động viên đã thực hiện trong khoảng thời gian này là
A. 637 J. | B. 63,7 J. | C. 490 J. | D. 0 J. |
Câu 4. Một sóng cơ truyền trên mặt nước với tốc độ 0,5 m/s. Biết tần số sóng là 40 Hz. Bước sóng của sóng cơ này là
A. 20 m. | B. 80 m. | C. 1,25 cm | D. 5 cm. |
Câu 5. Đồ thị độ dịch chuyển (u) - khoảng cách (x) của một sóng truyền trên mặt nước được cho bởi Hình 2. Biên độ của sóng là
A. 10 cm. | B. 2 cm. | C. 20 cm. | D. 3 cm. |
Câu 6. Bước sóng của một bức xạ điện từ có độ lớn 0,6 μm. Bức xạ này là
A. tia tử ngoại. | B. tia hồng ngoại. |
C. ánh sáng nhìn thấy. | D. tia X. |
Câu 7. Cho mạch điện như Hình 3. Nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r, mạch ngoài có điện trở . Cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
A. luôn bằng suất điện động E.
B. nhỏ hơn suất điện động E nếu r > 0.
C. bằng 0 nếu r thay đổi.
D. không phụ thuộc vào giá trị của r.
Câu 8. Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng
A. cảm ứng điện từ. | B. từ hóa. |
C. nhiễu xạ sóng điện từ. | D. giao thoa sóng điện từ. |
Câu 9. Đơn vị của cảm ứng từ là
A. Tesla (T). | B. Weber (Wb). | C. Ampe (A). | D. Volt (V). |
Câu 10. Nhiệt độ nóng chảy riêng là
A. nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1℃ trong quá trình nóng chảy.
B. nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 vật làm bằng chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. nhiệt lượng cần để làm cho vật làm bằng chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
Câu 11. Hình 4 mô tả một đoạn dây dẫn mang dòng điện I được đặt trong một từ trường đều có các đường sức nằm ngang. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn này có
A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
C. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
D. phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 12. Radon là chất phóng xạ
. Biết rằng cứ sau 55 s thì có một nửa số hạt nhân ban đầu bị phân rã. Hằng số phóng xạ của
là
A. 55 s. | B. 110 s. | C. 0,013 ![]() | D. 0,0063 ![]() |
Câu 13. Đèn LED được sử dụng rộng rãi trong đời sống với khả năng chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Nếu dùng một bóng đèn LED như mô tả trong Hình 5 liên tục trong 1 giờ thì năng lượng điện tiêu thụ là
A. 2400 J. | B. 144 000 J. | C. 40 J. | D. 90 J. |
Câu 14. ............................................
............................................
............................................
Câu 17. Ở miền Bắc nước ta, vào cuối mùa đông, hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày và sức khỏe con người. Quần áo phơi trong những ngày nồm ẩm mất nhiều thời gian để khô hơn so với những ngày khô ráo. Nguyên nhân là do
A. độ ẩm trong không khí cao làm giảm tốc độ bay hơi của nước từ bề mặt vải của quần, áo.
B. độ ẩm trong không khí cao nên nước không bay hơi từ bề mặt vải của quần, áo.
C. nhiệt độ môi trường thấp nên nước không bay hơi từ bề mặt vải của quần, áo.
D. nhiệt độ môi trường thấp nên quần áo hấp thụ thêm hơi nước từ không khí và nước từ bề mặt vải của quần, áo không bay hơi.
Câu 18. Người ta bơm khí oxygen ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ t = 0℃, áp suất p = 760 mmHg) vào một bình có thể tích 25 lít. Sau 1 phút, bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24℃ và áp suất 770 mmHg. Coi quá trình bơm diễn ra một cách đều đặn. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 . Khối lượng khí bơm vào bình trong một giây là
A. 371,2 g. | B. 6,1 g. | C. 30 g. | D. 0,5 g. |
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Một học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát sự thay đổi li độ dao động điều hòa của hai con lắc lò xo theo thời gian. Đồ thị li độ (x) - thời gian (t) của hai con lắc được vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ như Hình 7.
a) Biên độ dao động của con lắc thứ nhất là 10 cm.
b) Hai con lắc dao động cùng pha.
c) Tốc độ trung bình trong một chu kì của con lắc thứ hai là 25 cm/s.
d) Gia tốc cực đại của con lắc thứ nhất gấp 4 lần gia tốc cực đại của con lắc thứ hai.
Câu 2. Thực hiện thí nghiệm nung nóng một vật bằng thiếc ở áp suất 1 atm, người ta thu được sự thay đổi nhiệt độ của vật theo thời gian như Hình 8.
a) Nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 232℃.
b) Giai đoạn (III) là giai đoạn thiếc đang nóng chảy.
c) Trong giai đoạn (I), năng lượng nhiệt cung cấp cho vật không làm tăng nội năng của vật.
d) Lực liên kết giữa các phân tử thiếc trong giai đoạn (III) lớn hơn lực liên kết giữa chúng trong giai đoạn (I).
Câu 3. Trong một giờ thực hành, một học sinh mắc một mạch điện theo sơ đồ Hình 9. Biết bóng đèn loại 6,0 V - 4,5 W. Pin có suất điện động 4,5 V và điện trở trong không đáng kể, ampe kế lí tưởng, bỏ qua điện trở của công tắc và dây nối. Coi nhiệt độ không thay đổi trong quá trình thí nghiệm.
a) Hiệu điện thế giữa hai cực của pin bằng 4,5 V.
b) Đường đặc trưng I - U của bóng đèn trong thí nghiệm có dạng như Hình 10.
c) Khi đóng khóa K, số chỉ ampe kế nhỏ hơn 0,5 A.
d) Công suất tiêu thụ điện năng của đèn bằng một nửa công suất tiêu thụ định mức.
Câu 4.
............................................
............................................
............................................
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Câu 1. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình là (cm). Tần số góc của vật bằng bao nhiêu rad/s?
Câu 2. Với máy dò dùng siêu âm, chỉ có thể phát hiện được các vật có kích thước cỡ bước sóng của siêu âm. Siêu âm trong một máy dò có tần số 8 MHz. Biết tốc độ truyền âm trong nước là 1 500 m/s, máy dò này có thể phát hiện những vật trong nước có kích thước cỡ bao nhiêu milimét? (Kết quả làm tròn đến hai chữ số phần thập phân).
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 5. Để xác định lượng máu của bệnh nhân, người ta tiêm vào máu bệnh nhân một lượng dung dịch chứa đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã 15 giờ và độ phóng xạ 7,4.
Bq. Sau 7,5 giờ, người ta lấy ra 1
máu của người đó thì thấy độ phóng xạ của
là 504 phân rã/phút. Thể tích máu của người đó bằng bao nhiêu lít (kết quả làm tròn đến hai chữ số phần thập phân)?
Câu 6. Một phòng khách có kích thước 5 m x 4 m x 4 m. Ban đầu, không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 0℃, áp suất 76 cmHg). Sau đó, nhiệt độ không khí trong phòng tăng lên 10℃ trong khi áp suất là 78 cmHg. Thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng bằng bao nhiêu lít?
ĐÁP ÁN
............................................
............................................
............................................