Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hải Dương
Đề thi thử tham khảo môn vật lí THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hải Dương sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Vật lí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG (Đề có 5 trang) | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề | ||
Họ, tên thí sinh: …………………………………… Số báo danh: ………………………………………. | |||
Cho biết: |
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Đơn vị của cảm ứng từ là
A. tesla (T). B. henry (H). C. weber (Wb). D. fara (F).
Câu 2: Trong thành phần cấu tạo của nguyên tử không có hạt nào dưới đây?
A. Proton. B. Photon. C. Electron. D. Neutron.
Câu 3: Trong thang nhiệt độ Celsius có một mốc là nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (quy ước là 100 oC), ở điều kiện áp suất tiêu chuẩn (1 atm). Trong thang nhiệt giai Kelvin thì nhiệt độ trên bằng bao nhiêu?
A. 173 K. B. 0 K. C. 100 K. D. 373 K.
Câu 4: Một lượng khí lí tưởng xác định chứa trong một bình kín có áp suất p. Nếu nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí này tăng gấp hai lần và thể tích của bình được giữ không đổi thì áp suất của lượng khí đó
A. bằng bốn lần áp suất p. B. bằng hai lần áp suất p.
C. bằng một nửa áp suất p. D. vẫn bằng áp suất p.
Câu 5: Trong một số trường hợp, người ta có thể mở nút bấc chai rượu vang bằng cách hơ nóng cổ chai. Khi cổ chai được hơ nóng, không khí trong cổ chai giãn nở, tăng áp suất và đẩy nút bấc ra ngoài. Giả sử khí trong chai là xác định và coi là khí lí tưởng; ban đầu khí có áp suất bằng 1,4.105 Pa và có nhiệt độ bằng 7 oC. Khi khí được hơ nóng đến 87 oC thì nút chai bắt đầu dịch chuyển, coi thể tích khí trong chai không đổi. Áp suất của khí trong chai khi nút bấc bắt đầu dịch chuyển bằng bao nhiêu?
A. 1,8.105 Pa. B. 17,4.105 Pa. C. 1,6.105 Pa. D. 1,1.105 Pa.
Câu 6: Khi sử dụng tia X để chụp ảnh xương ống chân bị gãy của một bệnh nhân thì thu được trên ảnh các vùng sáng, tối với mức độ khác nhau tương ứng với cường độ của tia X nhỏ hay lớn chiếu tới phim. Trong các vị trí A, B, C và D trên ảnh thì vị trí nào ứng với cường độ tia X bị hấp thụ nhiều nhất?
A. Vị trí D. B. Vị trí B. C. Vị trí C. D. Vị trí A.
Câu 7: Gọi và
lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lí tưởng xác định. Công thức nào sau đây mô tả đúng định luật Boyle?
A. hằng số. B.
hằng số. C.
hằng số. D.
hằng số.
Câu 8: Trong các bức xạ điện từ gồm tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma và tia X thì bức xạ nào có bước sóng dài nhất?
A. Tia X. B. Tia gamma. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.
Câu 9: Quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn khi làm đá trong tủ lạnh được gọi là quá trình
A. hóa hơi. B. nóng chảy. C. ngưng tụ. D. đông đặc.
Câu 10: Một đoạn dây dẫn có chiều dài L, mang dòng điện cường độ I đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ . Gọi α là góc hợp bởi đoạn dây mang dòng điện và hướng của
; F là độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây. Biểu thức tính độ lớn của cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây là
A. B.
C.
D.
Câu 11: Cho phản ứng hạt nhân: Số neutron của hạt nhân X là
A. 8. B. 17. C. 9. D. 18.
Câu 12: Một khung dây phẳng có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ sao cho vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây tạo với
một góc α. Công thức tính từ thông F qua khung dây là
A. B.
C.
D.
Câu 13: Vật chất ở thể lỏng có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ nén, có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.
B. Dễ nén, có thể tích và hình dạng riêng.
C. Khó nén, có thể tích và hình dạng riêng.
D. Khó nén, có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.
Câu 14: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng cao En xuống trạng thái dừng có năng lượng thấp Em thì phát ra một photon có năng lượng (với h = 6,626.10-34 J.s). Trong quang phổ vạch phát xạ của hydrogen, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím. Vạch đỏ ứng với photon phát ra khi nguyên tử chuyển từ trạng thái có năng lượng En= -1,5 eV xuống trạng thái có năng lượng Em = -3,4 eV. Bước sóng của vạch đỏ bằng bao nhiêu?
A. 0,62 µm. B. 0,75 µm. C. 0,72 µm. D. 0,65 µm.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Khi làm việc trong môi trường có chất phóng xạ, cần thực hiện ba nguyên tắc cơ bản về an toàn phóng xạ để giảm liều lượng phóng xạ chiếu tới cơ thể theo thứ tự như ba biển báo dưới đây.
Theo thứ tự, ba nguyên tắc cơ bản đó có nội dung là gì?
A. Giảm thời gian tiếp xúc, tăng khoảng cách và đứng sau vật che chắn với nguồn phóng xạ.
B. Tăng thời gian tiếp xúc, giảm khoảng cách và đứng sau vật che chắn với nguồn phóng xạ.
C. Giảm liều lượng, tăng khoảng cách và giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
D. Đứng sau vật che chắn, giảm liều lượng và tăng khoảng cách với nguồn phóng xạ.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một nhóm học sinh tìm hiểu về mối liên hệ giữa độ lớn của suất điện động cảm ứng và tốc độ biến thiên của từ thông qua một mạch kín. Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị các dụng cụ gồm cuộn dây dẫn nối với điện kế G tạo thành mạch kín và có tổng điện trở bằng 1,5 W, nam châm thẳng đặt dọc theo trục của cuộn dây (hình vẽ); (II) Họ cho rằng độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó; (III) Họ đã làm thí nghiệm cho nam châm và cuộn dây chuyển động tịnh tiến ra xa nhau thì kim của điện kế lệch khỏi vạch số 0 và khi cho tốc độ dịch chuyển tương đối giữa nam châm và cuộn dây càng lớn thì góc lệch của kim điện kế so với vạch số 0 cũng càng lớn; (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung ở (II).
a) Nội dung (II) là giả thuyết của nhóm học sinh trong quá trình nghiên cứu.
b) Khi cuộn dây và nam châm dịch chuyển ra xa nhau thì dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều từ M đến N.
c) Nội dung (III) là đủ để đưa ra kết luận (IV).
d) Khi dịch chuyển nam châm so với cuộn dây trong nội dung (III), số chỉ của điện kế G là 4 mA thì tốc độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây bằng 6.10-3 Wb/s.
Câu 2: Máy xạ trị dùng trong điều trị một số bệnh ung thư sử dụng nguồn phóng xạ là chất
phóng xạ β- có chu kì bán rã là 5,3 năm (1 năm có 365 ngày). Để đáp ứng đúng các tiêu chí y học trong điều trị bệnh, cứ sau nửa năm thiết bị sẽ bắt buộc phải bảo dưỡng để hiệu chỉnh lại chùm tia chiếu xạ.
a) Sau một phóng xạ β-, hạt nhân sinh ra hạt nhân con, hạt nhân con đó có số hạt proton bằng 27.
b) Hằng số phóng xạ của là 0,56 (s-1).
c) Ở lần bảo dưỡng đầu tiên, độ phóng xạ của mẫu chất giảm đi 6,3% so với độ phóng xạ ban đầu (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười).
d) Một bệnh nhân ung thư được xạ trị bằng nguồn phóng xạ . Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 8 phút. Một năm sau, vẫn dùng nguồn phóng xạ trên và vẫn đảm bảo liều lượng phóng xạ như lần 1 thì thời gian chiếu xạ là 9,1 phút (kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần mười).
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Một nhóm học sinh sử dụng các dụng cụ gồm: bình chứa khí lí tưởng có thể tích 4 lít được gắn với áp kế; nhiệt kế; bình nước để đặt bình chứa khí chìm hoàn toàn trong nước và bếp nhiệt để làm nóng nước.
Tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí lí tưởng xác định trong bình theo trình tự các bước như sau: (1) Kiểm tra, lắp đặt các dụng cụ theo sơ đồ hình vẽ; (2) Bật bếp nhiệt và làm tăng nhiệt thật chậm để nước truyền nhiệt đồng đều cho khí trong bình; (3) Ghi giá trị nhiệt độ của nhiệt kế và giá trị áp suất của áp kế từ lúc mới truyền nhiệt cho khí và ở các thời điểm sau đó vào bảng số liệu; (4) Tắt bếp, để nguội dụng cụ, vệ sinh và cất dụng cụ thực hành.
a) Áp kế được gắn với ống dẫn nhỏ tới bình khí trong bước (1) để đo nhiệt độ của khí trong bình.
b) Nhiệt độ của khí trong bình không bằng với số chỉ của nhiệt kế nếu phần bình khí không chìm hoàn toàn trong nước và cấp nhiệt nhanh cho nước trong bước (2).
c) Kết quả thu được ở bước (3) trong thí nghiệm như bảng 1. Bỏ qua phần thể tích khí của ống dẫn và sự giãn nở của bình chứa khí thì lượng khí đã dùng trong thí nghiệm là 0,39 mol (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm).
d) Kết quả thí nghiệm của nhóm học sinh đã chứng minh được định luật:“Với một lượng khí lí tưởng xác định, khi giữ ở thể tích không đổi thì áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của nó”.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Trong một xilanh chứa một lượng khí có áp suất p = 1,5.105 Pa, thể tích V1 = 2,6 lít và có nhiệt độ t1 = 27 oC. Khí được được nung nóng đẳng áp, dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển đều đến khi nhiệt độ của khí tăng đến 87 oC thì nội năng của khối khí tăng thêm 100 J. Nhiệt lượng đã truyền cho khối khí khi nung nóng bằng bao nhiêu J (kết quả được viết đến chữ số hàng đơn vị)?
Đáp án: 178
Câu 2: Một thợ rèn nhúng một con dao bằng thép có khối lượng 0,8 kg ở nhiệt độ 900oC vào trong thùng nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao (phương pháp tôi kim loại). Nước trong thùng có thể tích 40 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 20oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho vỏ thùng và môi trường. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/(kg.K), của nước là 4200 J/(kg.K); khối lượng riêng của nước là 1,0 kg/lít. Nhiệt độ của nước bằng bao nhiêu oC khi có sự cân bằng nhiệt (kết quả được làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)?
Đáp án: 22
Câu 3: Một phòng thí nghiệm ban đầu mua về một mẫu phóng xạ nguyên chất có khối lượng . Chu kì bán rã của mẫu chất đó là 15 giờ. Sau bao nhiêu giờ (tính từ lúc mua) thì 75% chất đó đã biến thành chất khác (kết quả viết đến chữ số hàng đơn vị)?
Đáp án: 30
Câu 4: Micro điện động là thiết bị được sử dụng để thu âm thanh. Khi nói trước micro, màng rung bên trong micro sẽ dao động làm ống dây di chuyển qua lại trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu, trục của ống dây trùng với trục của nam châm và sinh ra suất điện động cảm ứng.

Giả sử rằng ống dây có 20 vòng, khi nói một âm đơn khiến cuộn dây di chuyển thì từ thông qua mỗi vòng dây biến thiên với tốc độ 0,04 Wb/s. Độ lớn suất điện động xuất hiện trong ống dây của micro bằng bao nhiêu V (kết quả viết đến chữ số hàng phần mười)?
Câu 5: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Một nhà máy điện hạt nhân có công suất phát điện 1920 MW, dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân với hiệu suất 33%. Lấy mỗi năm có 365 ngày; mỗi phân hạch sinh ra năng lượng bằng 200 MeV. Cho biết khối lượng mol của
là 235 g/mol. Khối lượng
mà nhà máy điện hạt nhân này tiêu thụ mỗi năm là bao nhiêu kg (kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)?