Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 44
Bộ đề thi thử tham khảo môn vật lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Vật lí
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 55
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (°C) + 273; R=8,31 J.mol-1.K-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol.
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.
Câu 1: Chọn đáp án đúng. Khi vật chất ở nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) thì:
A. động năng chuyển động nhiệt của các phân tử bằng 0
B. thế năng của các phân tử bằng 0
C. động năng chuyển động nhiệt của các phân tử là tối thiểu
D. thế năng của các phân tử cực đại
Câu 2: Định luật I Newton không giải thích được hiện tượng nào sau đây ?
A. Xe đang chạy trên đường nằm ngang bỗng nhiên bị chất máy, xe chạy thêm một đoạn nữa mới dừng lại
B. Xe buýt chạy rẽ trái, hành khách trong xe ngã về bên phải
C. Khi tra cán búa vào đầu búa, người ta đóng mạnh cán búa xuống mạt sàn
D. Dùng búa đóng mạnh vào chiếc đinh thép, búa bật ngược trở lại
Câu 3: Nhiệt độ thấp nhất ở thủ đô Hà Nội vào nửa đầu tháng 12 năm 2024 là 150C. Trong thang nhiệt Kelvin thì nhiệt độ này là
A. 15 K B. 288 K C. 387 K D. 302 K
Câu 4: Nhiệt dung riêng của rượu là 2,5(kJ/kgK). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 kg rượu nóng thêm 3( ∘C) là
A. 5,00 kJ. B. 3,75 J. C. 15,00 kJ. D. 1,67 kJ.
Câu 5: Đặt một ly nước lạnh trên bàn, sau ít phút thấy có những giọt nước bám vào mặt ngoài ly nước. Hiện tượng này liên quan đến …
A. sự ngưng tụ B. sự bay hơi
C. sự thăng hoa D. sự ngưng kết
Câu 6: Khi quan sát chuyển động của các hạt nhẹ trong nước hoặc trong chất khí (chuyển động Brown), người ta thấy chúng chuyển động hỗn loạn theo đường gấp khúc bất kì. Từ đó có thể suy ra chuyển động của các phân tử chất khí là
A. chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng cố định
B. chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng không có cố định
C. chuyển động hỗn loạn về mọi phía
D. chuyển động hỗn loạn, nhưng có lúc chuyển động và có lúc đứng yên
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải của chất khí ?
A. Có hình dạng và thể tích của bình chứa
B. Có khối lượng riêng xấp xỉ khối lượng riêng chất lỏng
C. Dễ nén
D. Gây ra áp suất lên thành bình chứa
Câu 8: Một lượng khí có thể tích 10m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 2,5atm. Thể tích của khí nén là
A. 4,00 m3. B. 25,00 m3. C. 0,25 m3. D. 0,35 m3.
Câu 9: Từ trường là dạng vật chất tồn tại chung quanh nam châm hoặc dòng điện và tác dụng
A. lực lên các vật nhẹ đặt trong nó.
B. lực điện lên đoạn dây dẫn điện đặt trong nó.
C. lực từ lên nam châm, dòng điện đặt trong nó.
D. lực điện lên điện tích đặt trong nó.
Câu 10: Trong hệ đơn vị SI, đơn ví của chiều dài là mét(m), đơn vị của lực là N(Newton), đơn vị cường độ dòng điện là A(ampe) và đơn vị của cảm ứng từ là T(tesla), 1T bằng:
A. 1 A.m/N B. 1N/(A.m) C. 1N.m/A D. 1 AN/m
Câu 11: Cường độ dòng điện xoay chiều được xác định bằng công thức . Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều là
A. B.
C.
D.
Câu 12: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt nằm ngang trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.
B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Câu 13: Một khung dây dẫn phẳng có N vòng dây được quấn cách điện với nhau, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ là . Mặt phẳng giới hạn bởi khung dây có diện tích là S và có vec-tơ pháp tuyến
hợp với
một góc α. Từ thông qua khung dây được tính bằng công thức:
A. ϕ = NBSsinα B. ϕ = NBStanα C. ϕ = NBScotα D. ϕ = NBScosα
Câu 14: Theo định luật Coulomb, lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không có độ lớn:
A. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ thuận với độ lớn của một trong hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ thuận với khối lượng của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Bộ cảm ứng của đàn Guitar điện (hình b) là một cuộn dây dẫn quấn trên một nam châm vĩnh cửu đặt gần sợi dây đàn. Khi người nghệ sĩ khẩy đàn, bộ phận này hoạt động dựa trên hiện tượng
A. lực từ tác dụng lên dây đàn
B. lực điện tác dụng lên dây đàn
C. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây
D. cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây được khuếch đại bởi amplifier và biến thành âm thanh mà ta nghe được.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a) b) c) d) ở mỗi câu, thí sinh chỉ chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Làm thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khí xác định khi giữ áp suất không đổi. Biết: áp kế (1) có mức 0 ứng với áp suất khí quyển, đơn vị đo của áp kế là Bar (1 Bar =105 Pa); xilanh (2); pit – tông (3) gắn với tay quay (4); hộp chứa nước nóng (5) và cảm biến nhiệt độ (6). Đổ nước nóng vào hộp chứa cho ngập toàn xilanh. Dịch chuyển xilanh từ từ sao cho số chỉ của áp kế không đổi. Kết quả đo giá trị của phần thể tích chứa khí và nhiệt độ sau mỗi phút như bảng bên.
Lần đo | Nhiệt độ của khí trong xi lanh t0C | Thể tích khí trong xi lanh V(ml) |
1 | 45 | 75 |
2 | 41 | 74 |
3 | 37 | 73 |
4 | 32 | 72 |
5 | 28 | 71 |
Các phát biểu nào sau là đúng, sai ?
a) Động năng của các phân tử khí trong xinh lanh giảm dần sau mỗi lần đo do nhiệt độ khí trong xi lanh giảm dần.
b) Tỉ số giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của 5 lần đo xấp xỉ bằng nhau
c) Kết quả thí nghiệm chứng tỏ thể tích khi trong xi lanh tỉ lệ thuận với nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
d) Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa V và T có dạng như hình bên.
Câu 2: Hình dưới cho thấy một sơ đồ minh họa của một thiết bị có thể được sử dụng để đo từ trường. Một cuộn dây ABCD hình chữ nhật chứa N vòng dây được quấn cách điện với nhau và có chiều rộng là l. Cuộn dây được gắn vào một cánh tay đòn của cân và được treo giữa các cực của một nam châm sao cho đoạn dây CD nằm trong đều và vuông góc với mặt phẳng của cuộn dây. Ban đầu hệ thống được cân bằng khi dòng điện trong cuộn dây bằng không. Khi công tắc được đóng và cuộn dây có dòng điện, một quả cân có trọng lượng P phải được thêm vào bên phải để cân bằng hệ thống. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Lực từ tác dụng lên cuộn dây ABCD được tính bởi công thức F=NBIl.
b) Sự cân bằng của cuộn dây ABCD không phụ thuộc vào chiều dòng điện qua khung dây.
b) Biểu thức cho độ lớn của từ trường là .
d) Biết N = 50 vòng l= 5 cm, I= 0,30 A, và P = 0,2N thì tính được độ lớn của cảm ứng từ là B=0,15(T).
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ Na24 ( chu kỳ bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ 74000 Bq. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/phút.
a) Sau khi tiêm 15 giờ thì số đồng vị phóng xạ Na24 trong máu bệnh nhân giảm còn một nửa so với lúc mới tiêm.
b) Hằng số phóng xạ của hạt nhân Na24 tiêm vào máu bệnh nhân là 1,3.10-4s.
c) Độ phóng phóng xạ của đồng vị phóng xạ Na24 trong máu bệnh nhân sau 7,5 giờ xấp xỉ 52346 Bq.
d) Thể tích máu của bệnh nhân là 6,25 lít.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: Áp suất lốp xe máy thông dụng ở Việt Nam năm 2025 khoảng 221kP. Một xe máy khi bắt đầu xuất phát thì khí trong lốp xe có áp suất 220kP và nhiệt độ là 250C. Khi xe chạy được một quãng đường dài thì áp suất của khí trong lốp xe tăng khoảng 10%. Coi thể tích lốp xe không đổi. Nhiệt độ của khí trong lốp xe lúc này là bao nhiêu 0C (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
Đáp án: 54,8
Câu 2: Động năng trung bình của phân tử khí Nitrogen ở nhiệt độ 30°C có giá trị là 10⁻²¹ J. Tìm x
(làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp xoay chiều u ở hai đầu một đoạn mạch theo thời gian t.
Đáp án: 6
Câu 3: Chu kì của điện áp xoay chiều là bao nhiêu mili giây (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Đáp án: 20
Câu 4: Tính giá trị của hiệu điện thế tại thời điểm theo đơn vị vôn (V) (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Đáp án: -110
Câu 5: ............................................
............................................
............................................