Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 45
Bộ đề thi thử tham khảo môn vật lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Vật lí
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 56
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (oC) + 273; R = 8,31 J.mol-1.K-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol.
- PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Một khối khí lý tưởng có thể tích không đổi được làm lạnh sao cho áp suất của nó giảm một nửa. Nội năng của khối khí sẽ
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng lên rồi giảm.
Câu 2: Trạm Vostok, hiện đang được các chuyên gia Nga, Pháp và Mỹ sử dụng, nằm cách nam cực 1.253km và cách bờ biển gần nhất 1.260 km. Năm 1983, nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận tại đây khoảng – 89o C. Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin là
A. 89 K. B. 184 K. C. 148 K. D. 141 K.
Câu 3 : Phát biểu nào sau đây về cấu trúc của vật chất là không đúng?
A. Vật chất được cấu tạo bởi các hạt rất nhỏ gọi là phân tử.
B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C. Các phân tử có cùng khối lượng và kích thước.
D. Khoảng cách giữa các phân tử khác nhau đối với chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Câu 4: Cho bảng số liệu như hình bên dưới.

Nếu lần lượt cung cấp cho các miếng kim loại nhôm, sắt, đồng có cùng kích thước và khối lượng một nhiệt lượng như nhau thì miếng kim loại nào tăng nhiệt độ nhiều nhất?
A. Nhôm. B. Đồng.
C. Sắt. D. Chưa thể kết luận được do chưa có nhiệt độ ban đầu của các miếng kim loại.
Câu 5: Khi quan sát sự chuyển động của các hạt khói trong không khí, người ta nhận thấy hạt khói di chuyển lơ lửng trong không khí với quỹ đạo
A. cong. B. tròn. C. thẳng. D. ngẫu nhiên.
Câu 6:Hệ thức nào sau đây không đúng với phương trình trạng thái khí lí tưởng?
A. B. p1V1T2 = p2V2T1. C.
D.
= hằng số.
Câu 7: Công thức liên hệ giữa hằng số Boltzmann k với số Avogadro NA và hằng số khí lí tưởng R là
A. NAR. B. NAR2. C. R/NA. D. NA /R.
Câu 8: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh
A. các hạt mang điện chuyển động. B. các hạt mang điện đứng yên.
C. các hạt không mang điện chuyển động. D. các hạt không mang điện đứng yên.
Câu 9: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ
và vectơ
tại một điểm luôn luôn
A. cùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
B. dao động cùng pha.
C. dao động ngược pha.
D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
Câu 10: Một dây dẫn thẳng có dòng điện 5 A chạy qua, đặt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,2 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dài 1 m là
A. 0,1 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 0,5 N.

Câu 11:Hình bên mô tả thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi tăng tốc độ di chuyển thanh nam châm, số chỉ của kim điện thế trong thí nghiệm
A. có độ lớn tăng lên. B. có độ lớn giảm đi.
C. có độ lớn không đổi. D. đảo ngược chiều.
Câu 12: Từ trường mạnh không được ứng dụng trong
A. ống nhiễu xạ tia X. B. tàu đệm từ.
C. máy gia tốc hạt. D. máy chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
Câu 13: Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có cùng số
A. Z nhưng khác nhau số A. B. A nhưng khác nhau số Z.
C. nơtron. D. Z và cùng số A.
Câu 14: ............................................
............................................
............................................
Câu 17: Hình bên biểu diễn sự thay đổi độ phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ X theo thời gian. Độ phóng xạ của mẫu chất X tại thời điểm 145 ngày có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 53,7 kBq. B. 62,2 kBq.
C. 56,6 kBq. D. 54,2 kBq.
Câu 18: Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là
A. Thời gian để khối lượng của chất giảm đi một nửa.
B. Thời gian để số hạt nhân phóng xạ giảm đi một nửa.
C. Thời gian để năng lượng phóng xạ giảm đi một nửa.
D. Thời gian để hoạt độ phóng xạ giảm đi một nửa.
- PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một nhóm học sinh ở trường THPT thực hiện thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước.
- Các bạn học sinh đã lựa chọn bộ dụng cụ thì nghiệm gồm: biến thể nguồn (1), bộ đo công suất nguồn điện (oát kế có độ chính xác là 0,1 W) có tích hợp chức năng đo thời gian (2), nhiệt kế điện tử (3) có độ chính xác đến 0,1°C, nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp kèm dây điện trở (4), cân điện tử (5) có độ chính xác 0,01 g như hình.
- Sau đó các bạn học sinh đã lựa chọn phương án thí nghiệm: đo nhiệt lượng Q cung cấp cho khối lượng nước m để làm tăng nhiệt độ của nó lên ∆t và tính nhiệt dung riêng theo công thức:
Thí nghiệm được tiến hành với khối lượng nước là 145,62 g và nhiệt độ ban đầu của nước là 9,6°C. Nhóm học sinh này đã xác định được tổng nhiệt dung (nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 vật để nhiệt độ của nó tăng thêm một độ) của bộ dụng cụ kèm theo (gồm bình nhiệt lượng kế, dây điện trở và thanh dẫn, nhiệt kế và que khuấy) là . Bảng số liệu đo được như ở hình trên.
a) Nhiệt dung riêng của nước là nhiệt lượng cung cấp cho 1 kg nước tăng thêm 1°C.
b) Kết quả giá trị trung bình của nhiệt dung riêng của nước đo được từ công thức (1) sẽ cao hơn so với giá trị thực tế.
c) Gọi độ tăng nhiệt độ ở hai lần đo liên tiếp là ∆t (độ) và khoảng thời gian ở hai lần đo liên tiếp là ∆τ (s). Giá trị trung bình của tỷ số giữa ∆t và ∆τ trong thí nghiệm là 0,017 (độ/s).
d) Từ kết quả thí nghiệm, giá trị trung bình của nhiệt dung riêng của nước đo được là c = 4100 (J/kgK).
Câu 2: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm để xác định mối quan hệ giữa thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T của một khối khí xác định khi áp suất khí p không đổi. Thiết bị như hình bên.
a) Nhóm học sinh đưa ra dự đoán, trong phạm vi sai số cho phép V tỉ lệ thuận với T2.
b) Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm theo các bước
1. Đọc giá trị V, T lúc đầu.
2. Đổ nước nóng vào hộp chứa cho ngập hoàn toàn xilanh. Dịch pit-tông từ từ sao cho số chỉ của áp kế không đổi.
3. Đọc giá trị V và T sau mỗi phút ghi vào bảng bên dưới.
Lần đo | t (OC) | V (cm3) |
1 | 45 | 75 |
2 | 41 | 74 |
3 | 37 | 73 |
4 | 32 | 72 |
5 | 28 | 71 |
c) Kết quả thí nghiệm đã chứng tỏ nhận định ban đầu là sai và nhóm học sinh đã đưa ra kết luận: trong phạm vi sai số cho phép V tỉ lệ thuận với T.
d) Một số học sinh cho rằng, nếu dịch chuyển nhanh pit-tông thì kết quả thí nghiệm không chính xác.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Hiện nay, một trong những phương pháp xác định tuổi của một mẫu vật cổ thông dụng được các nhà địa chất và khảo cổ học sử dụng chính là dựa vào việc đo hoạt độ phóng xạ của đồng vị . Biết
là chất phóng xạ
với chu kì bán rã là 5730 năm. Một mảnh gỗ hóa thạch có khối lượng carbon chứa trong đó là 220 g. Tại thời điểm nghiên cứu, người ta đo được hoạt độ phóng xạ của mảnh gỗ này là 0,52 Bq. Biết rằng trong gỗ đang số, tỉ số nguyên tử giữa hai đồng vị
và
(bền) là
. Lấy gần đúng khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó và số Avogadro là
, một năm có 365 ngày.
a) Hạt nhân con tạo thành trong phóng xạ trên là
b) Hằng số phóng xạ của là
c) Số lượng hạt nhân trong mảnh gỗ hiện tại là
hạt nhân.
d) Tuổi của mảnh gỗ trên là 38541 năm
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Một bình cổ cong đựng nước ở 0 °C. Để đo nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 0°C, người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,3.105 J/kg. Phần nhiệt lượng trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài (nhiệt độ môi trường bên ngoài cao hơn 0°C) thông qua thành bình chiếm 20% năng lượng mà lượng nước đông đặc tỏa ra. Sau khi làm xong thí nghiệm, người ta tính được tỉ số giữa khối lượng nước đá trong bình khi đông đặc hoàn toàn và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là 0,86. Nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 0 °C là x.106 J/kg. Tính giá trị của x. (Viết kết quả đến chữ số hàng phần trăm).
Câu 2: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Trong máy phát điện xoay chiều có thể thay đổi số vòng dây trên stato. Khi roto là nam châm vĩnh cửu quay làm máy hoạt động tạo ra dòng điện xoay chiều hình sin trong cuộn dây. Suất điện động E (V) đo được ở hai đầu cuộn dây theo số vòng dây N của nó có đồ thị như hình dưới đây.
Tính tỉ số giữa suất điện động E của cuộn dây với số vòng dây N (vòng) của nó đơn vị là mV/vòng. (Viết kết quả đến hàng phần trăm).
Đáp án: 0,32
Câu 5: Vào tháng 1 năm 2022 người lái xe đã phải chờ 150 phút để toàn bộ lượng thuốc đông y chất đầy thùng xe tải được chiếu xạ để bảo quản tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Vào thời điểm tháng 6 năm 2024, cùng lượng thuốc như vậy và trung tâm chiếu xạ vẫn sử dụng nguồn chiếu xạ là có chu kì bán rã là 5,3 năm. Vào tháng 6 năm 2024, người lái xe tải phải chờ bao nhiêu phút để toàn bộ lượng thuốc đông y chất đầy thùng xe tải được chiếu xạ để bảo quản? (Viết kết quả đến hàng đơn vị).
Đáp án: 205
Câu 6: Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân đứng yên, sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra bằng bao nhiêu MeV? (Viết kết quả đến hàng phần chục).