Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 48
Bộ đề thi thử tham khảo môn vật lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Vật lí
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 59
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
Cho biết: p = 3,14; T (K) = t (°C) + 273; R = 8,31 J.mol-1.K-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Hiện tượng chất rắn chuyển trực tiếp sang thể hơi được gọi là
A. sự bay hơi. B. sự thăng hoa.
C. sự hoá hơi. D. sự ngưng kết.
Câu 2: Có hai nhiệt kế, một dùng thang Celsius, một dùng thang Kelvin để đo nhiệt độ của môi trường tại cùng một thời điểm. Số chỉ trên nhiệt kế Kelvin
A. tỉ lệ thuận với với số chỉ trên nhiệt kế Celsius.
B. lớn hơn số chỉ trên nhiệt kế Celsius.
C. nhỏ hơn số chỉ trên nhiệt kế Celsius.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn số chỉ trên nhiệt kế Celsius.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công?
A. Nung nước bằng bếp. B. Cọ xát hai vật vào nhau.
C. Nén khí trong xi lanh. D. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
Câu 4: Khi dùng kính hiển vi quan sát các hạt phấn hoa trên mặt nước, người ta thấy
A. các phân tử nước chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. các nguyên tử nước chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C. các hạt phấn hoa chuyển động hỗn loạn không ngừng.
D. các nguyên tử, phân tử nước và các hạt phấn hoa chuyển động hỗn loạn không ngừng.
Câu 5: Để mở một nút chai bị kẹt, người ta hơ nóng quanh cổ chai. Nếu xem không khí bên trong chai là khí lí tưởng thì trong quá trình này, đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. thể tích khí bên trong chai.
B. áp suất khí bên trong chai.
C. nhiệt độ khí bên trong chai.
D. áp suất và nhiệt độ khí bên trong chai.
Câu 6: Gọi p là áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình, μ là mật độ phân tử khí. Động năng trung bình của mỗi phân tử khí được xác định bằng công thức
A.. B.
. C.
. D.
.
Câu 7: Hệ thức đúng của áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử với μ là mật độ phân tử khí
A. . B.
. C.
. D.
.
Câu 8: Từ trường không tương tác với
A. điện tích đứng yên. B. điện tích chuyển động.
C. nam châm vĩnh cửu. D. dòng điện.
Câu 9: Từ trường của một nam châm thẳng giống từ trường được tạo bởi
A. một dây dẫn thẳng có dòng diện không đổi chạy qua.
B. một ống dây có dòng điện không đổi chạy qua.
C. một nam châm hình chữ U.
D. một vòng dây tròn có dòng điện không đổi chạy qua.
Câu 10: Một đoạn dây dẫn thẳng, dài 20 cm, mang dòng điện 4 A được đặt trong một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 1,6.10-2 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là
A. 0,01 T. B. 0,02 T. C. 0,03 T. D. 0,04 T.
Sử dụng các thông tin sau cho câu 11 và câu 12: Cấu tạo của dynamo (đi-na-mô) xe đạp được mô tả như hình bên. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai về nguyên tắc hoạt động của dynamo?
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện được dẫn ra mạch ngoài là dòng điện một chiều.
B. Dynamo là máy phát điện hoạt động theo cách thứ 2, stator là cuộn dây đứng yên.
C. Chiều quay của rotor như trên hình chứng tỏ vành xe đạp đang quay ngược chiều kim đồng hồ.
D. Do nam châm đặt song song với trục cuộn dây nên từ thông qua các vòng dây không biến thiên.
Câu 12: Nguyên tắc hoạt động của Dynamo trên dựa trên hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. cảm ứng điện từ.
C.khúc xạ ánh sáng. D. siêu dẫn.
Câu 13: Hạt nhân Cobalt có
A. 60 proton và 27 neutron. B. 27 proton và 33 neutron.
C. 33 proton và 27 neutron. D. 27 proton và 60 neutron.
Câu 14: Hạt nhân càng bền vững khi có
A. số neutron càng lớn. B. số proton càng lớn.
C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Bảng sau cho biết độ phóng xạ thu được từ bốn nguồn phóng xạ.
Nguồn Phóng xạ | Độ phóng xạ (phân rã/s) | |||
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | |
1 | 100 | 48 | 27 | 11 |
2 | 200 | 142 | 99 | 69 |
3 | 300 | 297 | 292 | 290 |
4 | 400 | 202 | 99 | 48 |
Các phép đo được tiến hành vào lúc giữa trưa trong bốn ngày liên tiếp. Nguồn nào có chu kì bán rã lớn nhất?
A. Nguồn 1 B. Nguồn 2. C. Nguồn 3 D. Nguồn 4
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một học sinh đã làm thí nghiệm như sau:
Cho 1 L nước ( coi là 1 kg nước ) ở 100C vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo thời gian đun, học sinh đó ghi được các số liệu sau đây:
- Để đun nóng nước từ 100C đến 1000C cần 18 phút.
- Để cho 200 g nước trong ấm hóa hơi khi sôi cần 23 phút.
Bỏ qua nhiệt dung của ấm, biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K.
a) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 L nước từ 100C đến 1000C là 376200 J.
b) Công suất của bếp điện là 1045 W.
c) Nhiệt lượng cần cung cấp để hóa hơi 200 g nước ở nhiệt độ sôi là 248700 J.
d) Nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C xấp xỉ 2,4.106 J/kg
Câu 2: Nồi áp suất là một thiết bị gia dụng trong gia đình, được sử dụng để ninh, hầm thực phẩm.
a) Khi đun nóng, áp suất bên trong nồi luôn không đổi.
b) Trong quá trình đun nóng, khối khí trong nồi có thể tích không đổi.
c) Trong quá trình đun nóng, áp suất khí trong nồi lớn hơn áp suất khí quyển nên nước trong nồi sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 °C.
d) Các nồi áp suất đều có van xả, để tránh trường hợp áp suất trong nồi lên cao quá mức có thể gây nguy hiểm.
Câu 3: Hai dây thẳng dài nằm song song với nhau và cách nhau một đoạn 4,00 cm như hình vẽ. Điểm M cách dây có dòng điện I2 một đoạn là 4,00 cm. Dòng điện trong hai dây này có cùng cường độ là 5,00 A, nhưng ngược chiều nhau. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng r là
, với B tính bằng tesla (T), r tính bằng mét (m) và I tính bằng ampe (A).
a) Cảm ứng từ do dòng điện I2 gây ra tại M có chiều hướng sang trái.
b) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 T.
c) Cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại M có chiều hướng sang phải.
d) Cảm ứng từ do cả hai dòng điện gây ra tại M có độ lớn là 1,25.10-5 T.
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Sử dụng các thông tin sau cho câu 1 và câu 2: Một tinh thể chất rắn được đun nóng. Bảng dưới đây ghi lại nhiệt độ của chất theo thời gian.
Thời gian (phút) | 0 | 3 | 6 | 9 | 12 | 15 | 18 | 21 | 24 | 27 | 30 |
Nhiệt độ (oC) | 27 | 68 | 108 | 151 | 193 | 232 | 232 | 232 | 249 | 256 | 261 |
Câu 1: Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể rắn là bao nhiêu °C? (Làm tròn đến hàng đơn vị)
Đáp án: 232
Câu 2: Tại thời điểm 6 phút, nhiệt độ của tinh thể rắn là bao nhiêu oF? (Làm tròn đến hàng đơn vị)
Đáp án: 226
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 5: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện cường độ 1,5 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực từ có độ lớn 0,3 N. Nếu sau đó cường độ dòng điện tăng thêm 0,5 A thì lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn bằng bao nhiêu N ? (Làm tròn đến chữ số hàng phần mười)
Đáp án: 0,4
Câu 6: Chất phóng xạ Coban 60Co dùng trong y tế có chu kì bán rã T = 5,33 năm và khối lượng nguyên tử là 58,9 u. Ban đầu có 500 (g) 60Co. Khối lượng 60Co còn lại sau 12 năm là bao nhiêu gam? (làm tròn đến chữ số hàng đơn vị)
Đáp án: