Đề thi thử Vật lí Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 75
Bộ đề thi thử tham khảo môn vật lí THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Vật lí
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 99
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Nội năng của một vật là :
A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
B. tổng động năng và thế năng của vật
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
Câu 2: Một vật bằng đồng có khối lượng m = 10kg đang ở 200C để vật đó đạt được nhiệt độ 700C thì vật bằng đồng cần hấp thụ một nhiệt lượng có giá trị là (biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K)
A. 190000 J B. 19J C. 190J D. 15kJ
Câu 3: Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là :
A. J/kg B. J/ kg.độ C. J/ s D. kg/J
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi? Là sự chuyển thể từ
A. thể lỏng sang thể hơi. B. thể hơi sang thể rắn .
C. thể rắn sang thể hơi. D. thể hơi sang thể lỏng.
Câu 5: Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao thì áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên vì :
A. phân tử khí chuyển động nhanh hơn B. Mật độ phân tử khí tăng lên
C. khoảng cách giữa các phân tử tăng D. số lượng phân tử tăng
Câu 6: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định :
A. áp suất, thể tích, nhiệt độ B. áp suất, thể tích, khối lượng
C. thể tích, trọng lượng, áp suất D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng
Câu 7: Một lượng khí có thể tích 5 lít , áp suất 30atm. Tính thể tích của khối khí trên nếu áp suất bằng 1 atm và nhiệt độ không đổi?
A. 150 lít B. 180 lít C. 250 lít D. 200 lít
Câu 8: Trong hệ toạ độ V - T, đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp :
A. đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ B. đường thẳng song song với trục tung
C. đường hypebol D. đường thẳng song song với trục hoành
Câu 9: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng :
A. pV/T = hằng số B. pT/V = hằng số
C. VT/p = hằng số D. p1V2/T1 = p2V1/T2
Câu 10: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua hai dây dẫn thì hai dây dẫn sẽ :
A. hút nhau B. đẩy nhau C. không tương tác D. đều dao động
Câu 11: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8cm; AN = 6cm mang dòng điện I = 4,8 A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 2,5.10-3T có hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, lực từ tác dụng lên cạnh MN là :
A. 0,96.10-3 N B. 1,2.10-3N C. 0,72.10-3N D. 1,68.10-3N
Câu 12: Một hình vuông cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ Từ thông qua diện tích hình vuông đó bằng
Góc hợp giữa vector cảm ứng từ và vector pháp tuyến của hình vuông đó là :
A. 00 B. 30o C. 60o D. 90o
Câu 13: Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian :
A. giá trị tức thời B. biên độ C. tần số góc D. pha ban đầu
Câu 14: Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là :
A. tăng điện áp trước khi truyền tải B. giảm công suất truyền tải
C. tăng chiều dài đường dây D. giảm tiết diện dây
Câu 15. Một sóng điện từ có tần số 1 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là :
A. 300 m B. 0,3 m C. 30 m D. 3 m
Câu 16. ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một người dùng bơm tay để bơm không khí vào một quả bóng cao su có thể tích là 3 lít. Mỗi lần bơm đưa được 0,3 lít không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Giả sử trong quá trình bơm nhiệt độ của khí không thay đổi.
a) Sau 5 lần bơm, thể tích khí ở áp suất 105 Pa được đưa vào bóng là 1,5 lít.
b) Vì nhiệt độ của khí không đổi nên có thể áp dụng định luật Boyle cho quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí được đưa vào bóng.
c) Trước khi bơm, trong quả bóng không có không khí. Để áp suất khí trong quả bóng là 2.105 Pa ta cần bơm 20 lần.
d) Trước khi bơm, trong quả bóng đã có không khí ở áp suất là 105 Pa . Để áp suất trong quả bóng là 3.105 Pa thì cần bơm 30 lần.
Câu 2: Trong một chiếc ô tô, người ta đặt ở hệ thống tay lái một thiết bị nhằm bảo vệ người lái xe khi gặp tai nạn, gọi là ‘’túi khí’’. Túi khí được chế tạo bằng vật liệu co giãn, chịu được áp suất lớn, trong túi khí chứa 130 g chất NaN3. Khi xe va chạm mạnh với vật cản, hệ thống cảm biến sẽ kích thích để chất rắn NaN3 phân hủy (toàn bộ) thành Na và N2. Biết khối lượng mol nguyên tử của Na và N lần lượt là 23g/mol và 14 g/mol. Bỏ qua thể tích khí có trong túi trước khi phồng lên và thể tích của Na tạo thành trong túi do phân hủy.
a) Phản ứng phân hủy NaN3 xảy ra như sau: 2NaN3 ⟶ 2Na + 3N2
b) Khối lượng khí N2 được giải phóng khi xảy ra phản ứng phân huỷ hoàn toàn lượng NaN3 ở trong túi khí là 84 g.
c) Số mol khí N2 được giải phóng khi xảy ra phản ứng phân huỷ hoàn toàn lượng NaN3 ở trong túi khí là 6 mol.
d) Ở nhiệt độ 30oC, túi khí có thể tích 60 lít. Áp suất của khí trong túi xấp xỉ bằng 1,26.105 Pa.
Câu 3: Một khung dây hình chữ nhật kín ABCD có diện tích
đặt trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ
hợp với pháp tuyến
của mặt phẳng khung dây góc
độ lớn cảm ứng từ
điện trở khung dây
a) Khi đưa nam châm ra xa khung dây từ thông qua khung dây ABCD tăng lên.
b) Khi đưa nam châm ra xa khung dây, chiều dòng điện cảm ứng có chiều ABCD
c) Trong thời gian giây, cảm ứng từ giảm xuống 0. Độ lớn suất điện động cảm ứng lúc này là 0,005 V
d) Khi dịch chuyển nam châm lại gần vòng dây thì cảm ứng từ trong khung dây tăng đều lên 0,08 T trong khoảng thời gian 0,02 s. Cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây lúc này là 0,375 A
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Người ta thả miếng sắt nóng khối lượng m = 0,4kg vào 1kg nước có nhiệt độ ban đầu là 20°C. Nhiệt độ của hệ khi vừa cân bằng là 25°C. Biết nhiệt dung riêng của sắt và nước lần lượt là 440(J/kg.K) và 4200 (J/kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bên ngoài. Nhiệt độ ban đầu của miếng sắt là bao nhiêu độ C?( làm tròn về hàng đơn vị)
Đáp án: 114
Câu 2: Một khối khí xác định biến đổi từ trạng thái (1) có sang trạng thái (2) được biểu diễn trên hệ tọa độ p–T như hình bên. Nếu khối khí ở trạng thái (1) có thể tích bằng 200cm3 thì thể tích của khối khí đó ở trạng thái (2) bằng bao nhiêu lít?
Đáp án: 0,3
Câu 3: Trong một xi lanh nằm ngang, kín hai đầu, có một pittong cách nhiệt có thể di chuyển không ma sát như hình bên. Phần bên trái xi lanh chứa khí N2, phần bên phải chứa khí H2. Hai lượng khí có cùng khối lượng, cùng nhiệt độ 27 oC và cùng áp suất 1,5atm. Sau đó người ta chỉ hơ nóng phần chứa khí N2 lên tới 147 oC. Hỏi áp suất của phần khí H2 khi đó bằng bao nhiêu atm? ( làm tròn về hàng phần trăm)
Đáp án: 1,54
Câu 4: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp là 1000 vòng và số vòng dây cuộn thứ cấp là 50 vòng. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp là 220 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng bao nhiêu Vôn? (Kết quả làm tròn lấy đến chữ số hàng đơn vị).
Câu 5: ............................................
............................................
............................................