Giáo án Âm nhạc 11 kết nối bài 4: Thường thức âm nhạc: Sơ lược về âm nhạc thính phòng
Giáo án Bài 4: Thường thức âm nhạc: Sơ lược về âm nhạc thính phòng sách Âm nhạc 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soan:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
– SƠ LƯỢC VỀ ÂM NHẠC THÍNH PHÒNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số đặc điểm của âm nhạc thính phòng.
- Kể tên được một số nhạc cụ tham gia hoà tấu nhạc thính phòng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc thính phòng.
- Phẩm chất
- HS hình thành thói quen thích khám phá, tìm hiểu về các thể loại, tác phẩm âm nhạc không lời, nâng cao thẩm mĩ âm nhạc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV Âm nhạc 11.
- File âm thanh và hình ảnh, bản nhạc một số tác phẩm âm nhạc thính phòng.
- File âm thanh và video trích đoạn chương 1 sonate số 5 viết cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
- Nhạc cụ (đàn phím điện tử, piano, guitar); các phương tiện nghe nhìn.
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 11.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS nêu được tên một số nhạc cụ tham gia hòa tấu tác phẩm âm nhạc thính phòng.
- Nội dung:
- HS nghe / xem một bản nhạc thính phòng phổ biến do GV lựa chọn.
- HS nêu tên của các nhạc cụ tham gia hòa tấu bản nhạc thính phòng.
- Sản phẩm: Phần trình bày của HS về tên của các nhạc cụ tham gia hòa tấu nhạc thính phòng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lựa chọn một tác phẩm âm nhạc thính phòng phổ biến như: Hòa tấu violon và piano, tứ tấu đàn dây... và cho HS nghe/xem qua file âm thanh/ hình ảnh sau đó yêu cầu HS nêu tên các nhạc cụ tham gia hòa tấu.
https://www.youtube.com/watch?v=w_TaNm6lccQ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe tác phẩm âm nhạc mà GV sưu tầm và nêu tên các nhạc cụ tham gia hòa tấu.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tên các nhạc cụ tham gia hòa tấu.
- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
- GV dẫn dắt vào bài học mới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm âm nhạc thính phòng.
- HS ghi nhớ được một số đặc điểm cơ bản của âm nhạc thính phòng.
- HS cảm nhận được tính chất âm nhạc của chương I bản sonate số 5 cho violon và piano giọng Pha trưởng của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
- Nội dung:
- HS nhận biết khái niệm và một số đặc điểm cơ bản về âm nhạc thính phòng.
- HS nghe trích đoạn chương I bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
- Sản phẩm:
- Phần trình bày của HS về khái niệm và những đặc điểm cơ bản của âm nhạc thính phòng.
- Phần trình bày của HS về tính chất âm nhạc của chương I bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu khái niệm âm nhạc thính phòng. + Giới thiệu những đặc điểm của âm nhạc thính phòng. - GV cho HS nghe một tác phẩm tiêu biểu: Chương I bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven và nêu tính chất âm nhạc của tác phẩm. https://www.youtube.com/watch?v=Ogg0uT9X208 - GV hướng dẫn HS nghe và cảm nhận âm sắc nhạc cụ, các kĩ thuật diễn tấu, sự thay đổi về sắc thái, sự hoà quyện âm thanh giữa hai nhạc cụ... để hiểu thêm về nội dung và giá trị nghệ thuật của bản nhạc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ mà GV yêu cầu. - HS lắng nghe tác phẩm tiêu biểu: Chương I bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven và nêu tính chất âm nhạc của tác phẩm. - HS lắng nghe GV hướng dẫn và cảm nhận âm sắc nhạc cụ, các kĩ thuật diễn tấu, sự thay đổi về sắc thái, sự hoà quyện âm thanh giữa hai nhạc cụ... để hiểu thêm về nội dung và giá trị nghệ thuật của bản nhạc. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tính chất âm nhạc của tác phẩm: Chương I bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven. - GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. | 1. Âm nhạc thính phòng là gì? - Khái niệm: là một thể loại được trình diễn ở những phòng hòa nhạc nhỏ. 2. Đặc điểm của âm nhạc thính phòng - Đề cao sự hòa hợp về kĩ thuật âm sắc và cảm xúc của người tham gia hòa tấu. - Nhạc cụ thường dùng để hòa tấu: violon, piano, viola, cello, flute, oboa... đôi khi có cả giọng hát. - Thường viết cho các thể loại như serenade, sonate, tổ khúc, biến tấu, rondo. 3. Bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ Ludwig van Beethoven. - Bản nhạc là tác phẩm âm nhạc thính phòng tiêu biểu của nhạc sĩ thiên tài người Đức L. V. Beethoven. - Bản nhạc được viết vào năm 1801, tác giả dành tặng bản nhạc của mình cho người bảo trợ của mình là bá tước Moritz von Fries. - Tính chất âm nhạc: chủ đề mở đầu là một nét giai điệu ngọt ngào gợi lên khung cảnh buổi sáng mùa xuân trong lành do violon diễn tấu trên nên hợp âm rải của piano. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu:
- Giúp HS ghi nhớ một vài đặc điểm cơ bản của âm nhạc thính phòng.
- Giúp HS ghi nhớ tên các nhạc cụ tham gia hòa tấu âm nhạc thính phòng và nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc chương I, bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
- Nội dung:
- HS trình bày về những đặc điểm cơ bản của âm nhạc thính phòng.
- HS trình bày về tên các nhạc cụ tham gia hòa tấu dàn nhạc thính phòng.
- HS trình bày về tính chất âm nhạc của chương I bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
- Sản phẩm:
- Phần trình bày của HS về những đặc điểm cơ bản của âm nhạc thính phòng, tên các nhạc cụ tham gia hòa tấu âm nhạc thính phòng.
- Phần trình bày của HS về tính chất âm nhạc chương I, đặc biệt là chủ đề mở đầu bản sonate số 5 cho violon và piano của nhạc sĩ L. V. Beethoven.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây