Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt kết nối bài 11: Giới thiệu về Vietgap

Giáo án chuyên đề bài 11: Giới thiệu về Vietgap trồng trọt sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 11: GIỚI THIỆU VỀ VIETGAP TRỒNG TRỌT

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm VietGAP trồng trọt.
  • Nêu được các tiêu chí và ý nghĩa của VietGAP trồng trọt.
  • Tóm tắt được các yêu cầu về: chọn đất trồng, nguồn nước tưới, giống, phân bón, phòng trừ sâu, bệnh, thu hoạch, sơ chế và kiểm tra, vận chuyển, bảo quản và sử dụng sản phẩm trong trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Trình bày được khái niệm VietGAP và VietGAP trồng trọt.
  • Nêu được các tiêu chí và ý nghĩa của VietGAP trồng trọt.
  • Tóm tắt được các yêu cầu về: chọn đất trồng, nguồn nước tưới, giống, phân bón, phòng trừ sâu, bệnh, thu hoạch, sơ chế và kiểm tra, vận chuyển, bảo quản và sử dụng sản phẩm trong trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Năng lực chung:
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm kiến thức về trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP và các lợi ích của sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt so với sản xuất thông thường.
  • Tự nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân về nhận biết các sản phẩm trồng trọt an toàn.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  • Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết về sản phẩm trồng trọt an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trồng trọt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Các tranh giáo khoa về bài Giới thiệu về VietGAP trồng trọt có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
  • Tranh, ảnh, tài liệu, video về sản xuất sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Mẫu vật về rau, quả có tem (nhãn) theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS học tập nội dung của bài về trồng trọt theo tiêu chuẩn được Nhà nước ban hành - VietGAP.

- Bước đầu giúp HS có những hiểu biết ban đầu về khái niệm, ý nghĩa và các yêu cầu cơ bản trong sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP để tạo ra sản phẩm trồng trọt an toàn đối với người tiêu dùng và cả người sản xuất.

  1. Nội dung:

-  GV cho HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu hỏi để khai thác hiểu biết của HS về nội dung bài học.

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

  1. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về giống cây trồng trong trồng trọt.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát logo VietGAP trồng trọt và yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:

             

+ Dựa vào hiểu biết cá nhân, em hãy cho biết VietGAP là gì?

+ Thế nào là thực phẩm an toàn? Làm thế nào có thể biết được đó là sản phẩm trồng trọt an toàn? Làm thế nào để có được sản phẩm trồng trọt an toàn?

+ Sản xuất VietGAP có gì khác so với sản xuất thông thường?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh GV cung cấp, kết hợp với hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân, trả lời các câu hỏi của GV.

- GV gợi ý, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS nêu ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: VietGAP trồng trọt là gì? Các yêu cầu đối với quá trình sản xuất trong VietGAP trồng trọt có gì khác so với trồng trọt thông thường. Sau khi học bài học ngày hôm nay - Bài 11: Giới thiệu về VietGAP trồng trọt, chúng ta sẽ có được câu trả lời chính xác nhất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm VietGAP

  1. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS hiểu và trình bày được khái niệm VietGAP và VietGAP trồng trọt;

- Hiểu được đây là một quy định bắt buộc của Chính phủ nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt an toàn thực phẩm, chất lượng, bảo vệ môi trường và giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Hiểu được tiêu chuẩn VietGAP được ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I (SCĐ tr.48), cung cấp cho HS một số logo về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, VietGAP trồng trọt, yêu cầu HS phân biệt các logo, nêu khái niệm VietGAP và VietGAP trồng trọt.

- HS thảo luận, thực hiện các yêu cầu của GV.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở khái niệm VietGAP, VietGAP trồng trọt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK tr.48) để tìm hiểu về khái niệm VietGAP trồng trọt.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và phân biệt các logo về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, VietGAP trồng trọt, VietGAP chăn nuôi.

 

 

 

- GV yêu cầu HS: Nêu khái niệm VietGAP và VietGAP trồng trọt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung SGK, quan sát các hình ảnh GV cung cấp và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày khái niệm VietGAP, VietGAP trồng trọt.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chính xác hóa khái niệm, giải thích thêm cho HS (nếu cần thiết).

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. KHÁI NIỆM VIETGAP

- VietGAP là “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam”. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

- VietGAP trồng trọt được hiểu là “Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam”, gồm những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm trồng trọt để đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được các tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, qua đó, hiểu được việc đánh giá sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP dựa trên bốn nhóm tiêu chí: đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe người lao động và phúc lợi xã hội, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II (SGK tr.48 – 49) và trả lời các câu hỏi liên quan đến các tiêu chí của tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.

- GV nhận xét về từng tiêu chí, đưa ra câu hỏi trong hộp Kết nối năng lực để HS suy nghĩ và trả lời.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các tiêu chí của sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 5 HS, hướng dẫn HS nghiên cứu mục II SGK tr.48 – 49 để tìm hiểu về các tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP và trả lời các câu hỏi:

+ Tại sao phải đảm bảo theo các tiêu chí đó?

+ Để đảm bảo theo các tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP thì trong quá trình sản xuất và sản phẩm tạo ra cần đảm bảo những yêu cầu bắt buộc gì?

+ Trong các tiêu chí của VietGAP trồng trọt, theo em tiêu chí nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu thông tin mục II SGK tr.48 – 49 để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bươc 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chính xác hóa từng tiêu chí của tiêu chuẩn VietGAP.

- GV giải thích lại cho HS (nếu cần) và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. CÁC TIÊU CHÍ CỦA TRỒNG TRỌT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi; chè búp tươi, lúa và cà phê dựa trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí là:

- Đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm sức khỏe người lao động và phúc lợi xã hội;

- Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của VietGAP trồng trọt

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng, chăm sóc cây đỗ quyên trong sản xuất.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III (SGK tr.49 – 50) để tìm hiểu về ý nghĩa của VietGAP trồng trọt.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các ý nghĩa của VietGAP trồng trọt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đánh số thứ tự HS từ 1 đến 4, lặp lại cho đến khi tất cả các HS trong lớp đều được đánh số. HS có STT nào sẽ thực hiện nhiệm vụ có STT đó:

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của VietGAP trồng trọt đối với xã hội.

+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của VietGAP trồng trọt đối với cơ sở sản xuất.

+ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ý nghĩa của VietGAP trồng trọt đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

+ Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu ý nghĩa của VietGAP trồng trọt đối với người tiêu dùng.

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ tương ứng với STT của mình, sau đó trình bày tóm tắt các thông tin chính trước lớp.

- Sau khi mời một số HS trình bày, GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung cả lớp:

+ Làm thế nào để sản phẩm trồng trọt của Việt Nam có thể xuất khẩu được?

+ Theo em, sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt có thể bán với giá cao hơn không? Chúng có thể được bán ở đâu?

+ Sản phẩm trồng trọt được chứng nhận VietGAP trồng trọt có thể tạo được thương hiệu sản phẩm và thị trường tiêu thụ ổn định không?

+ Người tiêu dùng làm thế nào để biết được sản phẩm trồng trọt đó an toàn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập và suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày về nội dung được phân công tìm hiểu.

- GV khuyến khích HS tích cực phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi thảo luận chung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, giải thích, kết luận cho HS từng ý nghĩa của VietGAP trồng trọt và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. Ý NGHĨA CỦA VIETGAP TRỒNG TRỌT

1. Ý nghĩa đối với xã hội

- Thay đổi tập quán sản xuất theo hướng an toàn hơn => xã hội giảm bớt chi phí y tế, người dân sử dụng sản phẩm ATVSTP, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ, mang lại lợi ích giữa nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất và nhà quản lí.

- Khẳng định tên tuổi của các sản phẩm trồng trọt ở VN; tăng kim ngạch xuất khẩu; không vi phạm các quy định và yêu cầu của các nước nhập khẩu.

2. Ý nghĩa đối với cơ sở sản xuất

- Giúp cơ sở sản xuất phản ứng kịp thời với các vấn để trong sản xuất liên quan đến ATVSTP.

- Mang lại niềm tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lí.

3. Ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu

- Cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, ổn định.

- Giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu nông sản đầu vào.

- Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hoá chất.

4. Ý nghĩa đối với người tiêu dùng

- Được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

- Được bảo vệ quyền lợi khi sử dụng sản phẩm VietGAP.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

Chat hỗ trợ
Chat ngay