Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt kết nối bài 12: Các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn Vietgap

Giáo án chuyên đề bài 12: Các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn Vietgap sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 12: CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ: Mô tả dược các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Năng lực chung: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm kiến thức về các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Phẩm chất

          Có ý thức tìm hiểu về các bước chính trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Các tranh giáo khoa về bài Các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
  • Tranh, ảnh, tài liệu, hồ sơ ghi chép, cách đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cách chăm sóc cây trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các câu hỏi gợi mở (hình ảnh) liên quan đến trồng và chăm sóc cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt để kích thích mong muốn tìm hiểu của HS về các nội dung chính của bài học.
  3. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi khai thác hiểu biết của HS về nội dung bài học.

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

  1. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt một số câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời:

+ Theo em, quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt gồm những bước nào?

+ Theo em, lựa chọn địa điểm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt khác gì so với sản xuất thông thường?

+ Theo em, các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những bước nào và liệu nó có khác so với sản xuất thông thường? Tại sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV gợi ý, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS nêu ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Như đã tìm hiểu ở bài trước, các sản phẩm thu được từ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đều là những thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những bước nào? Để có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay - Bài 12: Các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lập hồ sơ ghi chép, đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được tại sao cần lập hồ sơ ghi chép là một yêu cầu bắt buộc đối với sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP và khi đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất được sử dụng trong VietGAP trồng trọt cần tuân theo những yêu cầu nào.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh mục I, II (SCĐ tr.52) để tìm hiểu về việc lập hồ sơ ghi chép, đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.

- GV đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức SGK; HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các nội dung của lập hồ sơ ghi chép và các yếu tố cần đánh giá khi lựa chọn vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.52) để tìm hiểu về việc lập hồ sơ ghi chép và đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung cả lớp:

+ Lập hồ sơ ghi chép cần có những thông tin gì?

+ Thời gian lưu trữ hồ sơ trong bao lâu?

+ Các yếu tố nào liên quan đến vùng sản xuất VietGAP cần phải tìm hiểu?

+ Các yêu cầu nào khi lựa chọn địa điểm sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung SGK, làm việc cá nhân, suy nghĩ về những câu hỏi của GV.

- GV gợi ý cho HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV đặt câu hỏi khám phá cho HS: Theo em, vì sao không được chọn khu vực chăn nuôi, làng nghề để trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

*Gợi ý: Vì đất đai ở các khu vực này có nguy nguy cơ bị ô nhiễm cao.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, giải thích thêm cho HS (nếu cần thiết) và đưa ra kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. LẬP HỒ SƠ GHI CHÉP

- Phải lập hồ sơ ghi chép các nội dung trong quá trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và chế biến.

- Lưu trữ và kiểm soát tài liệu, hồ sơ tối thiểu 12 tháng tính từ ngày thu hoạch để phục vụ việc kiểm tra nội bộ và truy xuất nguồn góc sản phẩm.

II. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT

- Đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm về hoá học, sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh.

- Lựa chọn khu vực sản xuất không bị ô nhiễm bởi chất thải, hoá chất độc hại từ các hoạt động giao thông, công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, khu vực chăn nuôi....

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu công đoạn chuẩn bị giống, chuẩn bị đất trồng và giá thể

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách lựa chọn giống, đất trồng và giá thể trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục III, IV (SGK tr.53) để tìm hiểu về khâu chuẩn bị giống, đất trồng và giá thể.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS để khắc sâu kiến thức; HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các yêu cầu về chuẩn bị giống, đất trồng và giá thể của sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc nội dung mục III, IV (SGK tr.52) kết hợp quan sát hình ảnh để tìm hiểu về khâu chuẩn bị giống, đất trồng và giá thể.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm đôi:

+ Chọn giống sử dụng trong trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP như thế nào? Tại sao?

+ Có những yêu cầu gì về đất trồng theo quy định khi sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, trao đổi với bạn để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, giải thích và kết luận cho HS các quy định về đất trồng, giá thể, cần ghi chép khi áp dụng các phương pháp xử lí đất, giá thể bằng hóa chất.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

III. CHUẨN BỊ GIỐNG

- Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, đang được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

- Lựa chọn cây giống, hạt giống khỏe, có khả năng kháng sâu, bệnh.

IV. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG VÀ GIÁ THỂ

Đất và giá thể phải đảm bảo tiêu chuẩn trong trồng trọt VietGAP, hàm lượng kim loại nặng không vượt ngưỡng cho phép theo quy định.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động chăm sóc cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những yêu cầu khi chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục V (SGK tr.53 – 54) để tìm hiểu về chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các yêu cầu khi chăm sóc cây trồng, bao gồm: bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu, bệnh hại.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục V (SGK tr.53 – 54) để tìm hiểu về cách chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV cung cấp thêm video về việc trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong thực tế:

https://youtu.be/0crJ2ePPXSg

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3 người, dựa vào thông tin vừa đọc để trả lời câu hỏi: Quy trình chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt khác gì so với sản xuất thông thường? Tại sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời.

- GV khuyến khích HS tích cực phát biểu ý kiến,

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, giải thích, kết luận các yêu cầu trong chăm sóc cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

V.  CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

1. Phân bón

- Sử dụng các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

- Sử dụng phân gia súc, gia cầm thì phải ủ hoai mục và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng theo quy định; ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong sản xuất.

2. Tưới nước

- Đảm bảo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tăng cường áp dụng các công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm.

- Lấy mẫu nước để phân tích, đánh giá nguy cơ theo quy định; Tái sử dụng nguồn nước thải làm nước tưới cần xử lí đạt yêu cầu theo quy định về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại

- Áp dụng biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) hoặc quản lí cây trồng tổng hợp (ICM)

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc 4 đúng hoặc theo hướng dẫn.

- Có các biện pháp ngăn chặn lây lan, phát tán sang các khu vực sản xuất xung quanh.

Hoạt động 4: Tìm hiểu thu hoạch và sơ chế, bảo quản và vận chuyển, quản lí rác thải, chất thải

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các yêu cầu về thi hoạch và sơ chế, bảo quản và vận chuyển, quản lí rác thải, chất thải trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin các mục VI, VII, VIII và quan sát hình 12.5 SGK.

- GV đưa ra câu hỏi; HS suy nghĩ và trả lời nhanh.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở các yêu cầu về thu hoạch và sơ chế, bảo quản và vận chuyển, quản lí rác thải trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn. Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu về một nội dung:

+ Nhóm 1: Thu hoạch và sơ chế

+ Nhóm 2: Bảo quản và vận chuyển

+ Nhóm 3: Quản lí rác thải, chất thải

- GV đưa ra câu hỏi,  các nhóm nghiên cứu về nội dung nào sẽ trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đó:

1. Cần lưu ý gì khi thu hoạch và sơ chế sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP? Tại sao?

2. Có lưu ý gì khác khi bảo quản và vận chuyển sản phẩm trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP?

3. Tại sao lại phải quản lí rác thải, chất thải trong quá trình sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung SGK, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ ở các trạm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày câu trả lời ở mỗi trạm.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

trả lời các câu hỏi thảo luận chung.

- GV mở rộng cho HS sơ đồ mô phòng khu vườn sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt:

Một khu sản xuất điển hình theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt cần có 3 khu vực chính:

+ Khu vườn ươm;

+ Khu vườn trồng;

+ Hệ thống nhà chức năng: nhà xử lí rác thải; kho vật tư bảo vệ thực vật; khi vật tư phân bón; kho máy móc, công cụ và dụng cụ sản xuất; nhà sơ chế đóng gói.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các yêu cầu đối với quá trình sản xuất trong VietGAP trồng trọt và chuyển sang nội dung tiếp theo.

VI. THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ

- Thu hoạch sản phẩm đảm bảo thời gian cách li đối với thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Phải có các biện pháp kiểm soát sự xâm nhập của động vật và khu vực sản xuất trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

- Sau khi thu hoạch, sản phẩm cây trồng được chuyển vào phòng sơ chế, phân loại, làm sạch.

- Chỉ sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu đóng gói đảm bảo vệ sinh trong sơ chế, đóng gói sản phẩm.

- Không để sản phẩm tươi trực tiếp trên mặt đắt hoặc nên nhà.

- Nước rửa sản phẩm và nước vệ sinh thiết bị, thùng chứa phải đáp ứng quy định đối với chất lượng dùng trong sơ chế.

VII. BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN

- Nơi bảo quản sản phẩm phải sạch sẽ, ít có nguy cơ ô nhiễm sản phẩm.

- Vận chuyển, bảo quản sản phẩm trong điều kiện thích hợp theo yêu cầu của sản phẩm, không lẫn với các hàng hoá khác có nguy cơ gây ô nhiễm.

VIII. QUẢN LÍ RÁC THẢI, CHẤT THẢI

- Rác thải, chất thải trong quá trình sản xuất, sơ chế phải thu gom, phân loại và xử lí đúng quy định.

- Rác thải rắn độc hại  cần thu gom và xử lí theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

Chat hỗ trợ
Chat ngay