Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt kết nối bài 14: Thực hành đo dư lượng Nitrate trong rau, củ, quả

Giáo án chuyên đề bài 14: Thực hành đo dư lượng Nitrate trong rau, củ, quả sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 14: THỰC HÀNH: ĐO DƯ LƯỢNG NITRATE TRONG RAU, CỦ, QUẢ

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Đo được hàm lượng nitrate trong một số loại rau, củ, quả bằng thiết bị đo lường.
  • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
  • Có ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Đo được hàm lượng nitrate trong một số loại rau, quả bằng thiết bị đo lường.
  • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hành.
  • Năng lực chung:
  • Hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài thực hành.
  • Phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hành.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về dư lượng nitrate trong một số loại rau, quả bằng thiết bị đo lường.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Các loại rau, củ, quả trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt và sản xuất thông thường.

- Thiết bị đo hàm lượng nitrate.

- Đồng hồ bấm giờ.

- Bảng giới hạn dư lượng nitrate trong thực phẩm (mg/kg) căn cứ theo Quyết định số

99/2008 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tế, an toàn thực phẩm ngày 15 tháng 10 năm 2008 (Bảng 14.1 trong SGK).

  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập nội dung của bài thực hành đo dư lượng nitrate trong rau, củ, quả.
  3. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi khai thác hiểu biết của HS về nội dung bài học.

- HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

  1. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học để khai thác hiểu biết của HS:

+ Theo em, thế nào là thực phẩm an toàn?

+ Em có biết dư lượng nitrate trong rau, củ, quả là gì?

+ Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

+ Làm thế nào để xác định được hàm lượng nitrate trong rau, củ, quả và biết được sản phẩm rau, củ, quả có dư lượng nitrate vượt quá ngưỡng cho phép?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào những kiến thức đã biết, suy nghĩ câu trả lời.

- GV gợi ý, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS đóng góp ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Để có được câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 14. Thực hành: Đo dư lượng nitrate trong rau, củ, quả.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt

  1. Mục tiêu:

- Hoạt động này giúp HS hiểu được tại sao phải kiểm tra hàm lượng nitrate trong sản

phẩm trồng trọt theo VietGAP và tác hại của dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt nếu vượt quá ngưỡng quy định.

- HS hiểu được đây là một quy định bắt buộc của sản phẩm nếu muốn đạt chứng nhận VietGAP trồng trọt nhằm tạo ra được sản phẩm trồng trọt an toàn đối với người tiêu dùng.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin mục I (SGK tr.65) để tìm hiểu thế nào là dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt.

- GV đưa ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt và tác hại khi hàm lượng nitrate vượt quá ngưỡng cho phép.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm không quá 5 HS), yêu cầu các nhóm đọc nội dung mục 1 (SGK tr.65) để tìm hiểu về dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

+ Thế nào là dư lượng nitrate trong sản phẩm?

+  Tại sao sản phẩm VietGAP trồng trọt phải kiểm soát được dư lượng nitrate?

+ Nêu tác hại của dư lượng nitrate nếu vượt quá mức quy định.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

- GV gợi ý, hỗ trợ cho HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các nhóm khác khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, giải thích thêm để HS hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của bài thực hành.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt

- Việc sử dụng các loại phân đạm trong trồng trọt sẽ có nguy cơ gây tồn dư hàm lượng nitrate trong sản phẩm. Khi hàm lượng nitrate vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như ảnh hưởng đến hô hấp của tế bảo, hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u dẫn đến bệnh ung thư.

- Trong trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, một trong những yêu cầu bắt buộc là hàm lượng nitrate trong sản phẩm không được vượt quá ngưỡng cho phép.

Hoạt động 2: Thực hành đo dư lượng nitrate trong rau, củ, quả

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành đo được dư lượng nitrate trong rau, củ, quả.
  2. Nội dung:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, phân công vị trí thực hành cho từng nhóm, phổ biến các công việc cần thực hiện trong buổi thực hành và sau thực hành.

- GV hướng dẫn và thao tác mẫu từng bước thực hành cho HS quan sát; HS nhận mẫu vật và tiến hành làm thí nghiệm.

  1. Sản phẩm: Phiếu thực hành ghi kết quả thực hành của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ, thiết bị cần sử dụng trong bài thực hành:

+ Thiết bị đo hàm lượng nitrate.

+ Đồng hồ bấm giờ

+ Bảng giới hạn dư lượng nitrate trong thực phẩm.

- Các loại rau, củ, quả trồng theo VietGAP trồng trọt và sản xuất thông thường.

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên nhận mẫu vật là các mẫu rau, củ, quả được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt và các sản phẩm rau, củ, quả được sản xuất theo phương pháp thông thường.

- GV làm mẫu các bước thực hành cho HS quan sát:

+ Bước 1: Chuẩn bị các loại rau, củ, quả trồng theo tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt và sản xuất thông thường.

+ Bước 2: Mở thiết bị đo nồng độ nitrate bằng cách nhấn và giữ nút OK khoảng 2 giây đến khi màn hình sáng.

+ Bước 3: Đợi tiếp 10 giây sau khi máy đã khởi động màn hình hiển thị 2 dòng (Hình 14.2a).

-          Đo lường.

-          Danh mục chính.

+ Bước 4: Nhấn vào dòng “Đo lường” đến khi màn hình hiển thị danh sách thực phẩm.

+ Bước 5: Nhấn vào loại thực phẩm cần kiểm tra (Hình 14.2b).

+ Bước 6: Cắm ngập kim của máy vào thực phẩm cần đo và nhấn OK, sau đó đọc kết quả. (Hình 14.2c).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát GV làm mẫu và thực hiện đo hàm lượng nitrate trong các mẫu rau, củ, quả, sau đó ghi kết quả vào phiếu thực hành theo sự hướng dẫn của GV.

- Trong quá trình HS thực hành, GV thường xuyên theo dõi và phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS để đưa ra những tư vấn, giúp đỡ kịp thời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS ghi lại kết quả vào Phiếu thực hành (mẫu Phiếu thực hành ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả thí nghiệm của các nhóm và chuyển sang hoạt động đánh giá.

- HS chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu để tiến hành đo dư lượng nitrate trong rau, củ, quả.

- HS tiến hành đo được dư lượng nitrate trong rau, củ, quả và ghi kết quả vào bảng.

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết so sánh, đánh giá chất lượng của rau, củ, quả thông qua chỉ tiêu hàm lượng nitrate, đồng thời đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí do GV cung cấp.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho các nhóm đối chiếu kết quả đo hàm lượng nitrate trong các mẫu rau, củ, quả với ngưỡng cho phép và với kết quả của các nhóm khác.

- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.

  1. Sản phẩm: Phiếu tự đánh giá và đánh giá kết quả đo hàm lượng nitrate theo mẫu.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm đối chiếu kết quả đo hàm lượng nitrate trong các mẫu rau, củ, quả với ngưỡng cho phép (Bảng 14.1 SGK) và đối chiếu với kết quả của các nhóm khác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá dưới sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đưa ra nhận xét về bài làm của nhóm bạn trước lớp.

- GV ghi nhận những ý kiến nhận xét của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.

HS so sánh kết quả thực hành với các nhóm khác và đưa ra được những nhận xét về kết quả của nhóm bạn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về dư lượng nitrate trong rau, củ, quả.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm; HS dựa vào các kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập luyện tập và vận dụng kiến thức.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau để hoàn thành các bài tập sau:

  1. Em hãy cho biết Nitrate được hình thành trong đất như thế nào? Nêu tác hại của tồn dư nitrate trong sản phẩm trồng trọt.
  2. Em hãy đề xuất các biện pháp giảm nguy cơ gây tồn dư lượng nitrate trong sản phẩm trồng trọt. Người tiêu dùng tự bảo vệ mình trước nitrate như thế nào?
  3. Ngoài tồn dư lượng nitrate, các sản phẩm trồng trọt còn có nguy cơ bị tồn dư (nhiễm) các chất có hại nào nếu quá trình sản xuất không được đảm bảo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

Chat hỗ trợ
Chat ngay