Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt kết nối bài 5: Giới thiệu về hoa, cây cảnh

Giáo án chuyên đề bài 5: Giới thiệu về hoa, cây cảnh sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 5: GIỚI THIỆU VỀ HOA, CÂY CẢNH

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, vai trò của hoa, cây cảnh t rong đời sống con người.
  • Yêu thích công việc trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh.
  1. Năng lực

- Năng lực công nghệ:

  • Nêu được khái niệm, vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống con người.

- Năng lực chung:

  • Hợp tác, trao đổi tìm hiểu và chia sẻ các kiến thức cơ bản về hoa, cây cảnh với bạn học.
  • Sử dụng các thiết bị đa phương tiện một cách hiệu quả, từ đó thu thập được các kiến thức cần thiết phục vụ cho môn học.
  1. Phẩm chất

- Yêu thích công việc trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh.

- Có thái độ trân trọng đối với nghề trồng hoa, cây cảnh.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến vai trò của hoa, cây cảnh và triển vọng của nghề trồng hoa, cây cảnh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò của hoa, cây cảnh và triển vọng của nghề trồng hoa, cây cảnh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về vai trò của hoa và cây cảnh trong đời sống, đồng thời kích thích HS mong muốn tìn hiểu về nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV sử dụng một số hình ảnh hoặc video nói về khái niệm, vai trò, của hoa, cây cảnh. Yêu cầu HS quan sát và nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò, của hoa và cây cảnh.
  4. Sản phẩm: Hiểu biết của bản thân về vai trò của hoa và cây cảnh trong đời sống.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS một số video, hình ảnh về công nghệ sinh học trồng trọt.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là hoa, cây cảnh? Trong gia đình em thường sử dụng hoa, cây cảnh trong những dịp nào? Sử dụng hoa, cây cảnh nhằm mục đích gì? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh về hoa, cây cảnh trong trồng trọt.

- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng về hoa, cây cảnh trong trồng trọt để tìm hiểu về vai trò của hoa, cây cảnh trong trồng trọt.

- GV gợi ý cho HS nêu ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về vai trò của hoa, cây cảnh trong trồng trọt.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vai trò của hoa và cây cảnh trong đời sống là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong trồng trọt? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Giới thiệu về hoa, cây cảnh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. KHÁI NIỆM VỀ HOA, CÂY CẢNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hoa, cây cảnh

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu được thế nào là hoa, cây cảnh; đồng thời hiểu về đặc điểm của nghề trồng hoa, cây cảnh. Thông qua đó HS có ý thức trân trọng và khơi dậy mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghề trồng hoa, cây cảnh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến khái niệm về hoa, cây cảnh.

- Từ việc nghiên mục I trong SGK kết hợp với việc trả lời các câu hỏi gợi ý của GV, HS tự rút ra khái niệm về hoa và cây cảnh trong trồng trọt.

- GV tổ chức cho HS thảo luận để phân tích phạm vi ứng dụng của hoa và cây cảnh trong một số lĩnh vực khác của cuộc sống.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở khái niệm về hoa, cây cảnh; nghề trồng hoa, cây cảnh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh về hoa, cây cảnh.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I SGK tr.23 và cho biết:

+ Thế nào là cây hoa, cây cảnh?

+ Nghề trồng hoa, cây cảnh có những đặc điểm gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I để tìm hiểu về:

+ Khái niệm công nghệ sinh học.

+ Khái niệm nghề trồng hoa, cây cảnh.

+ Phân loại cây hoa, cây cảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về công nghệ sinh học và công nghệ sinh học trong trồng trọt theo những nội dung sau:

+ Khái niệm công nghệ sinh học.

+ Khái niệm nghề trồng hoa, cây cảnh.

+ Phân loại cây hoa, cây cảnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm hoa, cây cảnh; nghề trồng hoa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm về hoa, cây cảnh

- Hoa, cây cảnh:

+ Khái niệm: Là các loài thực vật được con người lựa chọn để trồng + Mục đích:

●        Trang trí cho không gian sống hoặc sử dụng theo sở thích.

●        Tượng trưng cho các giá trị thẩm mĩ, văn hóa, tín ngưỡng và sức sống của thiên nhiên.

- Nghề trồng hoa, cây cảnh

+ Khái niệm: Là khoa học, nghệ thuật và thực hành trồng trọt các loại cây hoa, cây cảnh.

+ Mục đích:

●        Trang trí, làm đẹp cho các khu vườn hoặc các không gian công cộng.

●        Phục vụ cho ngành mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm,…

→ Con người luôn tìm kiếm, lai tạo các loài mới để đáp ứng nhu cầu thưởng thức và sử dụng.

→ Phân loại cây hoa, cây cảnh có thể dựa vào mục đích sử dụng, nguồn gốc phân bổ hay đặc điểm sinh trưởng.

  1. VAI TRÒ CỦA HOA, CÂY CẢNH

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của hoa, cây cảnh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu rõ và trình bày được các vai trò quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục II và quan sát Hình 5.2 trong SGK, đặt các câu hỏi gợi ý liên quan đến vai trò của hoa, cây cảnh.

- GV nhấn mạnh các vai trò chính của hoa, cây cảnh trong đời sống (giá trị tinh thần, trang trí – thẩm mĩ; kinh tế, mĩ phẩm và thực phẩm) để HS ghi nhớ.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn và nêu thêm các vai trò cụ thể của hoa, cây cảnh trong đời sống.

  1. Sản phẩm: HS ghi được vào vở vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin mục II, quan sát Hình 5.2 và trả lời câu hỏi:

+ Vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống con người?

+ Một số loài hoa và cây cảnh trong phát triển kinh tế, mĩ phẩm, dược phẩm?

- GV tổ chức cho HS trả lời theo hình thức mỗi HS trả lời một câu để tăng tính tương tác và sự hào hứng của HS.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn và nêu thêm các vai trò cụ thể của hoa, cây cảnh trong đời sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung, quan sát các hình ảnh, thảo luận và phân tích các vai trò của hoa,  cây cảnh trong đời sống, nêu một số thành tựu đã đạt được.

- HS liên hệ với thực tiễn và nêu thêm các vai trò cụ thể của hoa, cây cảnh trong đời sống.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Phân tích các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống, một số thành tựu đã đạt được.

+ Một số thành tựu của hoa, cây cảnh đối với phát triển kinh tế, mĩ phẩm, dược phẩm,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò của hoa, cây cảnh.

- GV giao nhiệm vụ về nhà: Tìm hiểu hộp Kết nối năng lực.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về vai trò của hoa, cây cảnh

- Vai trò của hoa, cây cảnh:

+ Tạo không gian đẹp, đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn và nhiều giá trị về tinh thần cho con người.

+ Tạo cảnh quan, phát triển du lịch để thu hút khách trong nước và quốc tế ở nhiều vùng miền trong cả nước.

- Sản xuất hoa, cây cảnh:

+ Thu nhập cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng thông thường khác trong cùng điều kiện canh tác.

+ Góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình ở nhiều địa phương.

- Tác dụng: làm thuốc, làm mĩ thuật và thực phẩm có giá trị như hoa hồng, trà hoa vàng, hoa sen, hoa cúc, hoa lan,…

- Giá trị văn hóa: nhiều loài hoa, cây cảnh còn có giá trị về văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

Chat hỗ trợ
Chat ngay