Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt kết nối bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật
Giáo án chuyên đề bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Năng lực
- Năng lực công nghệ:
- Phân tích được ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện nhanh virus gây bệnh ở cây trồng và trong sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu, nâng cao kiến thức về ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu và tuyên truyền về ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tái hiện lại những kiến thức đã học về ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu những nội dung mới của bài.
- Nội dung:
- GV sử dụng một số hình ảnh, câu hỏi liên quan đến ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng để giúp HS nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
- GV sử dụng những hình ảnh, video, câu hỏi liên quan đến những nội dung mới trong bài học để kích thích HS mong muốn tìm hiểu.
- Sản phẩm: Hiểu biết của HS về công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh về công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng về công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS trình bày một số hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm sinh học phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Công nghệ sinh học có vai trò như thế nào trong bảo vệ thực vật? Những loại chế phẩm bảo vệ thực vật nào được sản xuất bằng công nghệ sinh học? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ứng dụng phát hiện nhanh virus hại cây trồng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ý nghĩa và mô tả được quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK và phân tích ý nghĩa của việc phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng.
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu hộp Thông tin bổ sung tr.21 trong SGK, đồng thời giải thích để HS hiểu được một số khái niệm mới trong bài học như cDNA, PCR.
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4.1 và yêu cầu HS mô tả các bước trong quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng.
- Sản phẩm: HS ghi được vào vở ý nghĩa của việc phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng và mô tả được quy trình ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.20 và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. - GV tổ chức cho HS nghiên cứu hộp Thông tin bổ sung tr.21 trong SGK, giải thích để HS hiểu được một số khái niệm mới: cDNA, PCR. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 4.1 SGK tr.21 và yêu cầu HS: Mô tả các bước trong quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. - GV hướng dẫn HS sử dụng internet, sách, báo,….để tìm hiểu về một số thành tựu ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.20 để tìm hiểu về ý nghĩa của việc phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. - HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 4.1 SGK tr.21 để tìm hiểu về các bước trong quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về ứng dụng phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng: + Ý nghĩa của việc phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. + Mô tả các bước trong quy trình ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ứng trong phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về ứng dụng phát hiện nhanh virus hại cây trồng - Ý nghĩa của việc phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng: + Là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng trừ và chăm sóc cây trồng, giúp ngăn chặn và giảm thiểu tối đa tổn thất do bệnh hại gây ra. + Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, rất nhiều loại virus gây bệnh cho cây trồng đã được phát hiện kịp thời. - Quy trình phát hiện nhanh virus gây bệnh cho cây trồng: + Mẫu thực vật. + Tách chiết RNA tổng số. + Tổng hợp cDNA từ RNA. + cDNA được khuếch đại bằng phản ứng PCR. + Điện di kiểm tra sản phẩm PCR.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ứng dụng trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật phòng trừ, sâu bệnh hại cây trồng, mô tả và giải thích được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II trong SGK và đặt các câu hỏi gợi ý để HS rút ra được khái niệm về chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4.2 trong SGK và yêu cầu HS mô tả các bước trong quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- GV hướng dẫn nghiên cứu II.3 trong SGK và đặt câu hỏi gợi ý để HS phân tích ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Sản phẩm: HS ghi được vào vở khái niệm ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật, quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin nội dung mục II.1 SGK tr.21 và trả lời câu hỏi : + Trình bày khái niệm chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. + Kể tên một số loại vi sinh vật được sử dụng phổ biến để sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV hướng dẫn HS sử dung internet, sách, báo,….để tìm hiểu về thành phần của một số loại chế phẩm vi sinh vật và cơ chế phòng trừ sâu bệnh hại của chúng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin nội dung mục II.1 SGK tr.21 để tìm hiểu về: + Khái niệm chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. + Tên một số loại vi sinh vật được sử dụng phổ biến để sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm và tên một số loại vi sinh vật được sử dụng phổ biến để sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 4.2 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Mô tả quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV hướng dẫn HS sử dụng internet, sách, báo,…để tìm hiểu về quy trình sản xuất, sử dụng và bảo quản một số loại chế phẩm vi sinh vật phổ biến để phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 4.2 SGK tr.22 để tìm hiểu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS mô tả trước lớp quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.3 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Trình bày ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.3 SGK tr.22 để tìm hiểu về ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày một số ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ưu, nhược điểm của chế phẩm vi sinh vật. | 2. Tìm hiểu về ứng dụng trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng a. Khái niệm - Chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là những chế phẩm có chứa vi sinh vật (có thể là vi khuẩn, virus hoặc tuyến trùng) thường ở dạng tiềm sinh là các bào tử hoặc nang, có thể tồn tại lâu dài trong điều kiện sống không thuận lợi. - Một số loại vi sinh vật được sử dụng phổ biến để sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng : vi khuẩn Bacillus thuringiensis, nắm Steptomyces avermitilis, nãm Trichoderma, virus nhân đa diện Nucleo polyhedrosis virus (NPV).
b. Quy trình sản xuất - Bước 1: Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. - Bước 2 : Nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp. - Bước 3: Phối trộn với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm. - Bước 4: Đóng gói hoặc đóng chai, bảo quản và sử dụng.
c. Ưu, nhược điểm của chế phẩm sinh học - Ưu điểm : + Chế phẩm vi sinh vật có hiệu quả phòng trừ lâu dài, đặc biệt có thể hạn chế hiện tượng kháng thuốc của sâu, bệnh hại và tạo ra nông sản sạch, an toàn. + Các chế phẩm vi sinh vật hầu như không gây hại cho người và các sinh vật có ích nên vẫn đảm bảo sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, đồng thời it để lại dư lượng độc trên nông sản và thời gian cách li ngắn, do đó an toàn với sức khoẻ con người và môi trường. - Nhược điểm: + Chế phẩm vi sinh vật thường có hiệu quả chậm hơn và giá thành cao hơn so với thuốc trừ sâu hoá học. + Do có chứa các vi sinh vật sống nên chế phẩm vi sinh vật yêu cầu bảo quản khắt khe hơn so với thuốc trừ sâu hoá học. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.22; HS vận dụng kiến thức đã học về một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Sản phẩm:
- Quy trình phát hiện nhanh một loại virus gây bệnh cho cây trồng.
- Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.22
- Trình bày quy trình phát hiện nhanh một loại virus gây bệnh cho cây trồng.
- Mô tả quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật để thực hiện nhiệm vụ học tập để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày về:
+ Quy trình phát hiện nhanh một loại virus gây bệnh cho cây trồng.
+ Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về quy trình bảo quản và sử dụng một số chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng từ thực tiễn.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS về nhà quan sát và mô tả lại quy trình bảo quản và sử dung một số chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hai cây trồng đang được áp dụng ở gia đình, địa phương.
- Sản phẩm: Bản mô tả quy trình bảo quản và sử dụng một số chế phẩm vi sinh vật phòng trừ, sâu bệnh hại cây trồng ở gia đình và địa phương.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân: Mô tả quy trình bảo quản, sử dụng một số chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về nhà quan sát và mô tả lại quy trình bảo quản và sử dung một số chế phẩm vi sinh vật phòng trừ sâu, bệnh hai cây trồng đang được áp dụng ở gia đình, địa phương.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nộp lại sản phẩm cho GV trong buổi học tiếp theo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện nhanh virus gây bệnh ở cây trồng và trong sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Hoàn thành câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập và câu hỏi bài tập 1 Vận dụng SGK tr.22.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 5 – Giới thiệu về hoa, cây cảnh.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 kết nối tri thức đủ cả năm