Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề bài 2: Hôn nhân sách chuyên đề học tập giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: HÔN NHÂN
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện để kết hôn.
- Nêu được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi
- Nêu được khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
- Nêu được những đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Giấy A0.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Hôn nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức đối với HS, cho biết các tổ chức được đề cập trong phần mở đầu.
- Nội dung: Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mà GV đặt ra và kết nối được với nội dung bài học.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Sau khi kết hôn, mối quan hệ giữa anh A và chị B được gọi là gì?
+ Vì sao anh A và chị B phải đăng kí kết hôn?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh – Giấy chứng nhận kết hôn của anh A, chị B và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS lần lượt trả lời 2 câu hỏi:
+ Sau khi đăng kí kết hôn, mối quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ vợ chồng.
+ Anh A và chị B phải đăng kí kết hôn để pháp luật bảo vệ quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi người, khi xác định bước vào mối quan hệ hôn nhân là hướng đến mục tiêu xây dựng một gia đình hạnh phúc. Hôn nhân là kết quả của tình yêu, là mốc son đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong cuộc đời chúng ta. Muốn có hôn nhân hạnh phúc, đòi hỏi cả vợ và chồng phải luôn luôn biết giữ gìn và vun đắp. Hành trình ấy cần dựa trên sự hiểu biết về các giá trị, ý nghĩa cũng như tuân thủ các quy định có liên quan về hôn nhân trong xã hội hiện đại. Vậy, hôn nhân là gì? Quy định của pháp luật về điều kiện hôn nhân như thế nào? Một số điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Hôn nhân.
- HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
- KHÁI NIỆM HÔN NHÂN
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm hôn nhân
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm hôn nhân
- Nội dung: HS đọc các thông tin trong mục 1 SGK tr12 để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: HS biết được khái niệm hôn nhân
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin ở mục 1 SGK tr12, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nêu kết quả của tình yêu chân chính giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu. + Cho biết thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu. + Chia sẻ quan niệm của em về hôn nhân. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Em quan niệm như thế nào về hôn nhân? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm nhỏ, đọc thông tin để trả lời câu hỏi. - HS nêu các quan niệm về hôn nhân. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên đến câu chuyện của hai nhân vật Ngọc Bảo và Lệ Thu. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày một số quan niệm về hôn nhân - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhân xét, kết luận về khái niệm hôn nhân. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu khái niệm hôn nhân * Trả lời câu hỏi thảo luận - Kết quả của tình yêu chân chính giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu: hai người đã tiến tới hôn nhân. - Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu: Họ đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới vào một ngày đầu tháng 3. * Quan niệm hôn nhân - Hôn nhân là quan hệ giữa người vợ và người chồng sau khi kết hôn.
|
- 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
Hoạt động 2. Tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
- Nội dung: HS đọc các trường hợp trong sách tr.12 và thực hiện yêu cầu.
- Sản phẩm: HS nắm được các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc 2 trường hợp SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: + Cho biết các trường hợp trên có phải hôn nhân hợp pháp không? Vì sao. + Nêu những hành vi vi phạm quy định pháp luật về kết hôn khác mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Trình bày những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc 2 trường hợp SGK tr.12 và trả lời câu hỏi. - HS nêu các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhân xét, kết luận về quy định của pháp luật về điểu kiện kết hôn - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn * Trả lời câu hỏi - Các trường hợp trên không phải hôn nhân hợp pháp. +Trường hợp 1: cả 2 nhân vật đều chưa đủ tuổi kết hôn, thuộc trường hợp cấm kết hôn ở nước ta + Trường hợp 2: Kết hôn không xuất phát từ tình yêu mà có mục đích riêng, kết hôn giả tạo. - Những hành vi vi phạm quy định pháp luật kết hôn khác mà em biết: + Cưỡng ép kết hôn + Người đang có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung số như vợ chồng với người khác… * Quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; + Không bị mất năng lực hành vi dân sự; + Việt kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
|
- 3. NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN NƯỚC TA HIỆN NAY
Hoạt động 3. Tìm hiểu những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay
- Nội dung: HS đọc thông tin và trường trường hợp trang 13 SGK và thực hiện yêu cầu.
- Sản phẩm: HS biết được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 nhóm – 3 nhóm lẻ, 3 nhóm chẵn, yêu cầu HS đọc thông tin và trường hợp SGK tr.13, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Nhóm lẻ : Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện tiến bộ, cho ví dụ + Nhóm chẵn : Hôn nhân của 2 nhân vật trong trường hợp trên có gì đặc biệt? Để hôn nhân bền chặt, 2 nhân vật đã làm như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và trường hợp để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS 2 nhóm chẵn - lẻ trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay. | 3. Tìm hiểu những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay * Trả lời câu hỏi thảo luận - Thông tin 1 ( Nhóm lẻ ) + Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là việc đôi nam nữ tự bản thân quyết định việc xác lập mối quan hệ vợ chồng mà không chịu bất cứ sự cưỡng ép, cản trở, ngăn cấm nào. + Ví dụ, N và Y yêu nhau 3 năm, sau thời gian tìm hiểu, cả hai đã quyết định tiến tới hôn nhân, hai người đều được sự đồng thuận từ phía gia đình, bè bạn. - Trường hợp 2 ( Nhóm chẵn ) + Hôn nhân trong trường hợp trên đặc biệt ở thời gian của cuộc hôn nhân : hiện đã kéo dài hơn 57 năm và còn tiếp tục. + Để hôn nhân bền chặt, 2 nhân vật đã thống nhất quan điểm “sống đơn giản, không cầu kì, giả tạo và nhất định phải tôn trọng nhau”. * Những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Trao đổi cùng bạn bè và cho biết em ủng hộ hay phản đối quan niệm nào về hôn nhân trong các quan điểm. Giải thích vì sao.
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm rõ khái niệm hôn nhân.
- Nội dung: HS đọc các câu nhận định và trả lời.
- Sản phâm: HS trả lời và đưa ra giải thích về các nhận định.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy cho biết em ủng hộ hay phản đối quan niệm nào về hôn nhân trong các quan niệm thuộc bài 1, SGK trang 14, giải thích vì sao.
- Sau khi làm việc, suy nghĩ về các nhận định, HS trao đổi ý kiến cá nhân của mình cùng bạn bên cạnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về khái niệm hôn nhân để thực hiện nhiệm vụ.
- GV theo dõi quá trình làm việc của HS, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến trước lớp:
+ Đồng ý các quan niệm: 1-2-3-6
+ Không đồng ý các quan niệm: 4-5
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Đọc các thông tin và cho biết quan điểm cá nhân về các ý kiến
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quan điểm của bản thân đối với các nội dung liên quan đến luật Hôn nhân
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.
- Sản phẩm: HS sử dụng được kiến thức để nêu được quan điểm của bản thân
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nêu yêu cầu: Em hãy cho biết quan điểm của bản thân về các ý kiến bài 2 SGK trang 14.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đưa ra quan điểm và nhận định chính xác
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Đồng ý các quan điểm : b-c-d-e
+ Không đồng ý các quan điểm: a-đ
+ Lý do: các quan điểm đồng ý đều thuộc nội dung quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
+ Ý a-đ chưa đồng ý vì: ý a: “mất năng lực hành vi dân sự” khác với “hạn chế năng lực hành vi dân sự” ; ý đ thuộc vào mục cấm của khoản 2 - điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Hãy trình bày nhận xét của bản thân về các nhận định sau:
- Mục tiêu: HS trình bày nhận xét của bản thân về các nhận định
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp và thực hiện theo yêu cầu.
- Sản phẩm: HS xác định được những nhận định đúng và chưa đúng trong Hôn nhân
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm (mỗi nhóm 1 nhiệm vụ).
- GV nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện: Hãy trình bày nhận xét của bản thân về các nhận định bài 3, trang 14.
+ Nhóm 1: nhận định a : Hôn nhân ở Việt Nam thường theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là người vợ sẽ có quyền lực và sự ảnh hưởng trong gia đình hơn người chồng.
+ Nhóm 2: nhận định b : Chế độ hôn nhân ở Việt Nam còn đảm bảo quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không còn tình yêu.
+ Nhóm 3: nhận định c: Một trong những mục tiêu quan trọng của chế độ hôn nhân Việt nam là duy trì sự kết nối giữa các thế hệ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
+ Nhóm 4: nhận định d : Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nên thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nêu quan điểm nhận xét.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời:
+ Nhận định 1: Không đồng ý. Trong hôn nhân, người vợ và người chồng đều bình đẳng như nhau.
+ Nhận định 2: Đồng ý.
+ Nhận định 3: Đồng ý.
+ Nhận định 4: Không đồng ý. Vì trong quy định Điều 8 của luật : Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4: Xử lí tình huống
- Mục tiêu: HS nhận diện một số điều cần tránh trong hôn nhân
- Nội dung: HS đọc tình huống và xử lí tình huống.
- Sản phẩm: HS xác định được một số điều cần tránh trong hôn nhân
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc tình huống sau, đóng vai và xử lí tình huống 3 trường hợp SGK trang 15.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về những điều cần tránh trong hôn nhân, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS trình bày ý kiến xử lí tình huống trước lớp
+ Trường hợp 1: Cặp đôi không được kết hôn vì vi phạm mục c khoản 2 Điều 5 của luật Hôn nhân : Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung số với người đang có chồng, có vợ;
+ Trường hợp 2: : Cặp đôi không được kết hôn vì trong quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có quy định : Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Trường hợp 3: Được kết hôn vì thoả mãn đủ các điều kiện kết hôn theo luật định.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được các điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay.
- Trình bày được một số biểu hiện sự tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân của Việt Nam
- Nội dung:
- Thiết kế một áp phích tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay.
- Xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân của Việt Nam.
- Sản phẩm:
- HS thiết kế được một áp phích tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay.
- HS xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân của Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân và thực hiện ở nhà:
- Thiết kế một áp phích tuyên truyền các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đặc điểm của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay.
- Xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm thể hiện sự tiến bộ trong pháp luật về hôn nhân của Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu; kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm thông tin, hình ảnh; kĩ năng thiết kế để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS nộp sản phẩm vào bài học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
- Hoàn thành bài tập phần Vận dụng
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 3: Gia đình
ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI HỌC
Cấp độ đánh giá | Nội dung đánh giá |
Hoàn thành tốt | HS nêu được đầy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức hoàn thành tốt khi có điểm số trên 7 điểm. |
Hoàn thành | HS nêu được nội dung cần đạt nhưng chưa đầy đủ. Đánh giá HS ở mức hoàn thành khi có điểm số từ 5 đến 7 điểm. |
Chưa hoàn thành | HS chưa nêu được đầy đủ các nội dung cần đạt. Đánh giá HS ở mức chưa hoàn thành tốt khi có điểm số dưới 5 điểm. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm