Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 5: Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 5: Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Bày tỏ ý kiến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ phù hợp.
  2. Nội dung: GV yều cầu HS đọc các tình huống bài 1 SGK tr.37 và nêu quan điểm đồng tình hay không đồng tình với các nhận định và lí giải vì sao.
  3. Sản phâm: HS bày tỏ được ý kiến của mình về các nhận định về quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ và lí giải được vì sao chọn ý kiến đó.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ cho HS: Em đồng tình hay không đồng tình với quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ nào dưới đây? Vì sao?

  1. Để thành lập doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy phép đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, danh sách các thành viên góp vốn và nội quy của công ti.
  2. Để thành lập doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp phải xin được giấy phép mở công ti, sau đó cần chuẩn bị con dấu công ti, tài khoản ngân hàng của công ti, chữ kí số để đóng thuế trực tuyến, bảng hiệu công ti và các hồ sơ về thuế.
  3. Để thành lập doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp cần hoàn thiện giấy đề nghị được cấp phép đăng kí doanh nghiệp để đăng kí kinh doanh, xin giấy phép mở công ti ở Phòng Đăng kí kinh doanh.
  4. Chủ doanh nghiệp có thể tiến hành tổ chức, hoạt động doanh nghiệp như tuyển dụng, mua trang thiết bị, đặt con dấu, mở tài khoản ngân hàng, bảng hiệu công ti trước, sau đó đăng kí giấy phép kinh doanh theo quy định để vận hành công ti một cách chính thức.

- Sau khi làm việc, suy nghĩ về các nhận định, HS trao đổi ý kiến cá nhân của mình cùng bạn bên cạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ phù hợp để thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình làm việc của HS, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến trước lớp:

+ Nhận định a. Đồng tình vì đây là quy trình chuẩn bị để đăng kí xin giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp nhỏ.

+ Nhận định b. Không đồng tình vì thiếu thao tác công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia.

+ Nhận định c. Đồng tình vì đây là quy trình đăng kí xin giấy phép kinh doanh.

+ Nhận định d. Không đồng tình vì không đúng quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp chỉ được phép tổ chức, hoạt động doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tư vấn                                                    

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để thành lập doanh nghiệp nhỏ và quy trình hoạt động doanh nghiệp.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc trường hợp và tư vấn các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thành lập công ti và các việc cần làm sau khi thành lập.
  3. Sản phẩm: HS tư vấn được các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thành lập công ti và các việc cần làm sau khi thành lập.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và nêu yêu cầu: Em hãy tư vấn cho nhân vật trong các tình huống sau về những giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thành lập công ti và các việc cần làm sau khi thành lập.

Trường hợp 1. Nhận thấy một bộ phận giới trẻ hiện nay thích nuôi thú cưng, đặc biệt là các dòng mèo Anh lông ngắn, T đã phát triển ý tưởng khởi nghiệp nhân giống và kinh doanh mèo. T cùng ba người bạn bắt đầu phân tích thị trường, nghiên cứu nhân giống và chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. T dự định chủ yếu khai thác ở lượng khách hàng trẻ, sống trong khu vực thành phố. Nhóm ước tính cần số vốn khoảng 3 tỉ đồng để thành lập và vận hành cửa hàng. Gia đình T chỉ hỗ trợ 1 tỉ, số còn lại T và các bạn phải tự xoay sở.

Trường hợp 2. Ông A muốn thành lập một chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mĩ nghệ với khát vọng trở thành doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống hàng đầu khu vực trong 3 năm. Theo dự kiến, ông A sẽ mở 10 cửa hàng ở khu vực nội ô Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi cửa hàng sẽ gồm 1 quản lí cửa hàng, 5 nhân viên bán hàng, 1 lao công và 1 bảo vệ.

Trường hợp 3. Bà H dự định thành lập một công ti giáo dục với quy mô từ 50 đến 70 nhân sự. Bà có người em với kinh nghiệp 5 năm làm kế toán và chồng và là một giáo viên với hơn 15 năm trong ngành. Bà đặt mục tiêu trong 5 năm tới, công ti sẽ đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo kĩ năng sống tại Việt Nam. Tuy nhiên, bà không có kinh nghiệm trong việc truyền thông cũng như xây dựng hình ảnh, thương hiệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Trường hợp 1. T cần chuẩn bị:

  • Các giấy tờ, hồ sơ đăng kí xin giấy phép kinh doanh: Giấy đề nghị được cấp phép đăng kí doanh nghiệp, CMND/CCCD, danh sách các thành viên góp vốn, nội quy công ti. Trong trường hợp T và các bạn không tự xoay sở được 2 tỉ còn lại để đủ vốn điều lệ thì T và các bạn nên vay tín dụng từ ngân hàng để đủ nguồn vốn điều lệ; Làm con dấu pháp nhân; công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia; đăng kí tài khoản ngân hàng cho công ti; Mua chữ kí số theo đúng quy định; đặt làm bảng hiệu công ti; kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
  • Các việc cần làm sau khi thành lập: Mua mèo giống về để nuôi và nhân giống, chuẩn bị thức ăn và các đồ dùng nuôi mèo khác. Chuẩn bị và truyền thông về hình ảnh của công ti để tiếp cận với khách hàng,…

+ Trường hợp 2. Ông A cần chuẩn bị:

  • Các giấy tờ, hồ sơ đăng kí xin giấy phép kinh doanh: Giấy đề nghị được cấp phép đăng kí doanh nghiệp, CMND/CCCD, danh sách các thành viên góp vốn, nội quy công ti; Làm con dấu pháp nhân; công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia; đăng kí tài khoản ngân hàng cho công ti; Mua chữ kí số theo đúng quy định; đặt làm bảng hiệu công ti; kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
  • Các việc cần làm sau khi thành lập: Chọn mặt bằng để mở 10 cửa hàng ở khu vực nội đô Thành phố Hồ Chí Minh và tuyển dụng nhân sự cho các cửa hàng này (mỗi cửa hàng gồm 1 quản lí, 5 nhân viên, 1 lao động và 1 bảo vệ). Sau đó, ông A tiến hành sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc kinh doanh đồ thủ công mĩ nghệ. Khi đã đảm bảo quá trình hoạt động, các cửa hàng sẽ đi vào hoạt động, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống.

+ Trường hợp 3. Bà H cần chuẩn bị:

  • Các giấy tờ, hồ sơ đăng kí xin giấy phép kinh doanh; Giấy đề nghị được cấp phép đăng kí doanh nghiệp, CMND/CCCD, danh sách các thành viên góp vốn, nội quy công ti; Làm con dấu pháp nhân; công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia; đăng kí tài khoản ngân hàng cho công ti; Mua chữ kí số theo đúng quy định; đặt làm bảng hiệu công ti; kê khai và nộp tờ kê khai thuế môn bài đúng quy định.
  • Các việc cần làm sau khi thành lập: Về nhân sự vận hành, công ti bà H cần nhất các nhân sự có chuyên môn về truyền thông để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp nên bà H cần đảm bảo các nhân sự này. Sau đó mới tiến hành tuyển dụng các nhân sự làm công tác giảng dạy còn lại (50 – 70 nhân sự). Khi đã đảm bảo về nhân sự, bà H sẽ tập trung vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp là triển khai đào tạo kĩ năng sống ở các trường học và phát triển công ti.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS phân tích được bài học thành công của doanh nghiệp được đề cập.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc trường hợp của bài 3 SGK tr.38 và cho biết em học hỏi được điều gì từ bài học thành công của doanh nghiệp được đề cập.
  3. Sản phẩm: HS phân tích được bài học thành công từ câu chuyện thành công của doanh nghiệp trong trường hợp.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay