Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 6: Khái quát về pháp luật hình sự (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

  1. TÁC HẠI, HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Hoạt động 3. Tìm hiểu về bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong mục 3 (CĐHT tr.46 – 47) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1 để trả lời câu hỏi.

Câu hỏi trường hợp 1:

+ Theo em, hành vi của A đã để lại những hậu quả gì?

+ Là HS trung học phổ thông, em nên có thái độ như thế nào đối với tội phạm trong đời sống hằng ngày.

Câu hỏi trường hợp 2:

+ Em đồng tình với ý kiến của C hay B? Tại sao?

+ Kể những hậu quả của một số tội phạm phổ biến.

- GV giới hạn thời gian suy nghĩ và trả lời câu hỏi là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp  trong SGK và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến của mình.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.

3. Tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự

* Trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1:

- Theo em hành vi của A để lại hậu quả đó là A bị mất tự do trong vòng 5 năm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm. Gia đình A mang gánh nặng về mặt tinh thần.

- Là học sinh trung học phổ thông, đối với tội phạm trong đời sống hằng ngày em nên có thái độ kiên quyết đấu tranh tới cùng đối với tội phạm và có thái độ tích cực vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự.

Trường hợp 2:

Em đồng tình với ý kiến của C vì ngoài hậu quả cho chính mình thì tội phạm còn gây ra những hậu quả khác cho nạn nhân, gia đình và cho xã hội như gây thiệt hại tinh thần và vật chất cho gia đình, gây rối loạn trật tự và kỉ cương xã hội.

- Những hậu quả của một số tội phạm phổ biến:

+ Tội phạm mại dâm để lại những hậu quả về nhiều mặt, như: làm gia tăng lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục; tội phạm mại dâm thường có sự móc nối chặt chẽ với buôn bán ma túy, cướp tài sản, buôn người, rửa tiền; mại dâm cũng là hành vi chà đạp lên phẩm giá con người; gây tốn kém chi phí, nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn mại dâm tại địa phương, cơ sở….

+ Tội phạm ma túy để lại những hậu quả về nhiều mặt, như: gây tổn thương về thể chất và tinh thần của chính bản thân đối tượng nghiện ma túy; tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự ổn định trật tự an toàn, xã hội; ngoài ra, tội phạm ma túy cũng khiến cho kinh tế gia đình suy kiệt, hạnh phúc gia đình tan vỡ…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng được kiến thức về các nguyên tắc của pháp luật hình sự để trả lời câu hỏi và giải thích.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc các phát biểu trong bài tập 1 SGK tr.50 và nêu ý kiến về các phát biểu đó.
  3. Sản phẩm: HS nêu được ý kiến về các phát biểu và giải thích.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ cho HS:

Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu sau:

  1. Luật Hình sự quy định về tội phạm và trách nhiệm hình sự.
  2. Nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
  3. Mệnh lệnh phục tùng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam.
  4. Pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với suy nghĩ của con người.

đ. Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi người thực hiện hành vi đó có lỗi.

- GV cho HS 5 phút chuẩn bị.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào những kiến thức vừa học về Luật Hình sự để đưa ra quan điểm về những ý kiến trên

- GV theo dõi quá trình làm việc của HS, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày ý kiến trước lớp:

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

* Gợi ý:

- Ý kiến a: Đồng tình. Vì: Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Ý kiến b: Đồng tình. Vì: một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam là nguyên tắc nhân đạo.

- Ý kiến c: Không đồng tình. Vì: mệnh lệnh phục tùng không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt Nam.

- Ý kiến d: Đồng tình. Vì: pháp luật hình sự Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cụ thể của con người.

- Ý kiến đ: Không đồng tình. Vì: bị coi là tội phạm ngoài việc xác định đó là hành vi có lỗi còn xác định xem đó có phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội không, có xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ không, có do người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hay không?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp                                                                             

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được nguyên tắc nào của pháp luật hình sự được áp dụng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp SGK tr.50 và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm: HS xác định được nguyên tắc của pháp luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp theo yêu cầu để xác định nguyên tắc của pháp luật hình sự nào được áp dụng:

Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự được áp dụng trong các trường hợp sau:

  1. K và Q bị công an bắt vì phạm tội trộm cắp tài sản trong một vụ án. Toà án đã xem xét tính chất, mức độ tham gia, quan hệ nhân thân và quyết định K và Q

phải chịu mức hình phạt khác nhau.

  1. Anh T trong quá trình chấp hành án có ý thức cải tạo tốt nên được xét ra tù trước thời hạn.
  2. Anh M tố cáo với cơ quan công an ông K có ý định xâm hại thân thể, sức khoẻ gia đình anh. Qua xem xét đơn tố cáo, cơ quan công an kết luận không có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự.
  3. Ông H bị Toà án kết tội vì chống người thi hành công vụ.

đ. Anh Y bị Toà án tuyên phạt 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp, sử dụng các kiến thức vừa học trong bài để xác định các nguyên tắc của pháp luật hình sự được áp dụng trong các tình huống trên.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 5 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

* Gợi ý:

- Trường hợp a: Nguyên tắc pháp chế

- Trường hợp b: Nguyên tắc nhân đạo

- Trường hợp c: Nguyên tắc hành vi

- Trường hợp d: Nguyên tắc lỗi

- Trường hợp đ: Nguyên tắc pháp chế

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Xác định trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự và giải thích lí do

  1. Mục tiêu: HS cho biết được trường hợp nào phải chịu trách nhiệm hình sự.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp SGK tr.51, trả lời trường hợp nào phải chịu trách nhiệm hình sự và giải thích vì sao?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời và giải thích của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các trường hợp và xác định trường hợp nào phải chịu trách nhiệm hình sự:

  1. D (mắc bệnh tâm thần) đánh người gây thương tích 40%.
  2. A đánh bạn gây thương tích với tỉ lệ 9%.
  3. K đột nhập lấy trộm xe đạp điện trị giá 3 triệu đồng.
  4. Anh A đang tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, chú ý quan sát nhưng có 2 người đuổi nhau chạy nhanh từ trong nhà ra và xe anh A đâm bị thương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp, sử dụng kiến thức đã học, xác định trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời 4 HS trả lời, các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

* Gợi ý: Trường hợp b, c phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 4: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được trách nhiệm hình sự.
  2. Nội dung: HS đọc thông tin, trường hợp trong mục 4, 5 phần Luyện tập (CĐHT tr.51 – 52) và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp mục 4, 5 trong CĐHT để trả lời câu hỏi.

  • Nhóm 1, 2 trường hợp 1:

+ Theo em, nhận định của Hội đồng xét xử đang tuân theo nguyên tắc nào trong

Luật Hình sự?

+ Em đồng ý với ý kiến nào của 2 bạn A, B? Vì sao?

  • Nhóm 3, 4 trường hợp 2:

+ Theo em, nguyên tắc mà B đang đề cập là nguyên tắc nào?

+ Em hãy cho biết tại sao B không đồng ý với ý kiến của A.

  • Nhóm 5, 6 trường hợp 3:

+ Em có đồng ý với cách hiểu của M không? Vì sao?

+ Em sẽ giải thích như thế nào cho M hiểu về trách nhiệm pháp lí từ hành vi của K và P?

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 – 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng kiến thức đã học, thảo luận và trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

* Gợi ý:

- Trường hợp 1:

+ Theo em, nhận định của Hội đồng xét xử đang tuân theo nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.

+ Em đồng tình với ý kiến của B vì pháp luật cần có sự khoan dung, nhân đạo đối với những người mắc sai lầm để giúp họ hoàn lương.

- Trường hợp 2:

Theo em, nguyên tắc mà B đang đề cập là nguyên tắc nguyên tắc bình đẳng.

+ Bạn B không đồng ý với ý kiến của A vì pháp luật hình sự đã nêu rõ: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

- Trường hợp 3:

Em không đồng tình với cách hiểu của M vì trong trường hợp này P và K cùng nhau gây gổ, xô xát nên đều là hành vi có lỗi vì vậy cả hai sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với lỗi của mình gây ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 5: Thảo luận cùng bạn và đưa ra nhận xét về những hành vi

  1. Mục tiêu: HS nhận xét được hành vi của các nhân vật.
  2. Nội dung: HS đọc các tình huống mục 6 phần Luyện tập (CĐHT tr.52), thảo luận cùng bạn và đưa ra nhận xét về những hành vi của các nhân vật.
  3. Sản phẩm: HS nhận xét được hành vi của các nhân vật.
  4. Tổ chức thực hiện

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay